Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ucraina: Phương Tây quá bất ngờ với Putin!
06 Tháng Ba 2014 9:14 CH GMT+7
Những phản ứng cứng rắn và cương quyết của Nga về vấn đề Ucraina đã khiến cả Mỹ và châu Âu lúng túng bởi lẽ họ không tin Tổng thống Putin lại có thể đi nước cờ bất ngờ đến vậy.

Sự phản ứng cứng rắn của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến phương Tây bất ngờ

Phải chờ đến một tuần sau khi Tổng thống Ucraina Viktor Yanukovych bị phe đối lập thân châu Âu phế truất (ngày 22/02), Tổng thống Nga V.Putin mới chính thức lên tiếng phản đối (ngày 01/03). Sự phản ứng muộn màng này đã khiến phương Tây ngỡ rằng Nga đã thất bại trong cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Ucraina. Tuy nhiên, cái được gọi là phản ứng muộn màng đó (thực chất là chín chắn) đang khiến họ lúng túng.

Nga đưa quân vào bán đảo Crưm, kiểm soát khu tự trị này trước sự bất lực của chính quyền Kiev và phương Tây. Châu Âu và Mỹ chỉ còn biết đe dọa trừng phạt Nga nhưng thậm chí ngay cả những lời hù dọa đó cũng không có chút trọng lượng nào. Tổng thống Putin quyết tâm bảo vệ những lợi ích của Nga tại Ucraina. Sự cương quyết đó đã khiến Mỹ và châu Âu chùn bước và chấp nhận thỏa hiệp.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao phương Tây lại đánh giá quá thấp phản ứng của Nga trước vấn đề Ucraina để rồi từ chuốc lấy sự bất lực? Báo chí Pháp mấy ngày nay liên tục có các bài bình luận đả kích sự ấu trĩ của các nhà chính trị Mỹ và châu Âu. Chẳng hạn, tờ La Croix ra ngày 04/03 có bài xã luận tựa đề “Một bằng chứng cho thấy sự bất lực của nền ngoại giao phương Tây”. Bài báo phân tích, ngoại trừ đe dọa tẩy chay thượng đỉnh G8 sắp mở ra vào tháng 6/2014 tại Sochi hay gạt Nga ra khỏi câu lạc bộ các cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, từ Liên hiệp quốc đến Liên minh Bắc Đại Tây dương, từ Liên hiệp châu Âu đến Mỹ đều không có những hành động cụ thể trước sự quyết đoán của chủ nhân điện Kremlin.

Trong khi tờ Les Echos lại nói tới “tầm hoạt động rất hạn hẹp của phương Tây” và một nước Mỹ “mờ nhạt trước quyết tâm của Vladimir Putin”. Tờ Libération thì có bài viết: “Một tổng thống Barack Obama rất rụt rè”, trước ông Putin bởi vì Mỹ đang cần đến Nga để giải quyết những hồ sơ quan trọng khác như là Afghanistan, Syria hay Iran. Theo quan điểm của tờ báo tương lai của Crưm như đã được an bài: “Crưm trong vòng ảnh hưởng của Nga”.

Về phần mình, Le Figaro cho rằng, việc Tổng thống Nga tăng cường quân sự ở Crưm là “một cái tát tai với ông Obama”. Một trong những chuyên gia hàng đầu về Liên Xô cũ và cũng là Chủ tịch cơ quan tư vấn Eurasia Group, Ian Bremmer, được Le Figaro trích dẫn báo trước: đối với Ucraina, “những ý đồ quân sự của Nga sẽ không dừng lại ở Crưm”. Chiến dịch quân sự của Nga có nguy cơ lan rộng ra các vùng ở miền đông và miền nam Ucraina. Sở dĩ kịch bản đó có thể xảy tới do châu Âu và Mỹ đã đánh giá sai lệch tình hình cả về Ucraina lẫn Tổng thống Putin. Chuyên gia Bremmer đã chỉ ra một số sơ hở của Nhà Trắng trong việc đánh giá tình hình Ucraina cũng như phản ứng của Nga.

Thứ nhất, Washington đã ngây thơ tin vào sức mạnh của chính mình, cho rằng dù vị trí siêu cường của Mỹ đang trên đà suy yếu nhưng nước Mỹ vẫn còn chiếm thế thượng phong. Sơ hở thứ nhì là lâu nay Nhà Trắng đã lơ là với hồ sơ Ucraina, cả tin rằng khi người dân Ucraina nổi dậy chống lại Tổng thống Yanukovitch, quốc gia này hiển nhiên ngả vào vòng tay của châu Âu. Ở đây Mỹ quên mất rằng, quyền lợi của Nga tại Ucraina lớn gấp 10 lần so với của châu Âu. Khác với phương Tây, ông Putin có hẳn một kế hoạch, một chiến lược rất rõ ràng cho Ucraina.

Nhược điểm thứ ba là Mỹ đã xem thường đối phương, tưởng lầm là Nga không còn ảnh hưởng lớn đối với Ucraina. Thế rồi lại cũng Mỹ, theo chuyên gia Bremmer, đã làm ngơ để cho thỏa hiệp giữa Tổng thống bị truất Yanukovitch với ba nước châu Âu bị vi phạm. Nhưng chốt lại, cả Liên minh châu Âu và Mỹ chỉ mạnh miệng lên tiếng cảnh cáo Nga nhưng cả Bruxelles lẫn Washington tới nay vẫn chưa biết phải đối phó ra sao trên vấn đề Ucraina.

Le Figaro phân tích về sự ngộ nhận và thiếu tinh tế của ngành ngoại giao Mỹ và châu Âu như sau: “Thình lình Mỹ và các đồng minh châu Âu tỉnh ngủ trước thái độ cứng rắn của Nga”. Trước đó, mặc cho những quốc gia trong vùng Baltic hay Ba Lan đánh động dư luận quốc tế về lò lửa Ucraina, phương Tây vẫn làm ngơ. Giờ đây Mỹ thực sự lúng túng trước một ông Putin sẵn sàng dùng vũ lực để khẳng định quyền lợi của Nga tại Ucraina”.

Trên chính trường Mỹ, mọi người đều ý thức được rằng, nếu chỉ đe dọa suông mà không có những hành động cụ thể, uy tín của Mỹ sẽ bị sứt mẻ. Nhưng chẳng mấy ai tin rằng Washington sẽ đọ sức với Moskva vì Ucraina. Còn nhớ vào tháng 8/2008, các nước phương Tây đã không làm gì được khi Nga đưa quân sang Abkhazia và Ossetia, hai tỉnh thành thuộc chủ quyền của Gruzia. Liệu rằng kịch bản đó sẽ có lặp lại với Ucraina hay không?

Các nhà phân tích cho rằng, châu Âu nên để một cánh cửa ngỏ cho giải pháp ngoại giao. Việc tăng quân tại Crưm cho thấy Moskva cảnh cáo cộng đồng quốc tế chớ nên làm mất mặt nước Nga. Điều đó cũng có nghĩa là Điện Kremlin hoàn toàn xem nhẹ những lời đe dọa trừng phạt Moskva của châu Âu.

Theo nhận định của một nhà ngoại giao châu Âu, Bruxelles nên nhanh chóng tìm ra một kênh đối thoại với Moskva bởi vì căng thẳng càng kéo dài chừng nào càng trở nên nguy hiểm chừng đó.

H.Phan

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.