Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine: Ukraine muốn giải tán Quốc hội Crimea
07 Tháng Ba 2014 11:22 SA GMT+7
Ngày 07/03, Channel News Asia bình luận, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang khai thác tối đa tình trạng hỗn loạn tại Ukraine bằng cách tăng tốc sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga trong lúc phương Tây vẫn đang chần chừ, thiếu quyết đoán về phản ứng chung đối với cuộc khủng hoảng tại nước này; thậm chí đặt mọi việc vào sự đã rồi.

Các nhà ngoại giao phương Tây gây sức ép với ông Lavrov để ngồi vào bàn đàm phán với Ukraine

Động thái này chứng tỏ ông Putin không sợ phương Tây hay đe dọa trừng phạt. Ngày 06/03, Tổng thống Putin đã thảo luận với Hội đồng An ninh quốc gia Nga (Thủ tướng Dmitry Medvedev, Giám đốc FSB Nikolai Bortnikov, Giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài Mikhail Fradkov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov) trong cuộc họp bất thường về yêu cầu của Crimea, bất chấp việc Kiev tuyên bố yêu cầu sáp nhập là vi hiến.

Cũng trong ngày 06/03, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov cho biết, Quốc hội Ukraine bắt đầu thủ tục giải tán Quốc hội vùng lãnh thổ tự trị Crimea sau khi cơ quan này kêu gọi gia nhập Liên bang Nga. Phát biểu trên truyền hình, ông Oleksandr Turchynov cáo buộc quyết định của các nhà lập pháp Crimea là “tội ác” được hậu thuẫn bởi quân đội Nga. Ông Oleksander Turchinov còn cho rằng, chính quyền thân Nga ở khu tự trị Crimea là bất hợp pháp và đang hoạt động "dưới một thùng súng". Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk và chính trị gia, cựu vô địch quyền Anh thế giới Vitali Klitschko cũng mô tả động thái trưng cầu dân ý của Crimea là “một quyết định phi pháp” và là “một sự khiêu khích khủng khiếp chống lại Ukraine”.

Ông Arseniy Yatsenyuk còn cáo buộc Nga đang làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Crimea. Việc này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Crimea thông qua kiến nghị trở thành một phần thuộc Liên bang Nga. Quốc hội Crimea sẽ đưa vấn đề này ra trưng cầu dân ý vào ngày 16/03, sớm hơn kế hoạch trước đó là ngày 30/03. Phó Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea Rustam Temurgaliyev cho biết, khu tự trị này có thể thông qua việc sử dụng đồng rub của Nga làm đồng tiền chính của khu vực và "quốc hữu hóa" tài sản nhà nước như một phần trong kế hoạch sáp nhập vào Liên bang Nga.

Theo giới thạo tin, một phái đoàn của Quốc hội Crimea do Chủ tịch Vladimir Konstantinov dẫn đầu sẽ tới Moskva trong ngày 7 hoặc 08/03. Vào hồi 18h05 (theo giờ GMT) ngày 06/03, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra tuyên bố về tình hình Ukraine từ Nhà Trắng. Trong đó khẳng định, cuộc trưng cầu dân ý theo dự kiến về quy chế của Crimea sẽ "vi phạm hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế". Ông Barack Obama cũng cho biết, Mỹ và đồng minh đang thống nhất lập trường đối với việc Nga "xâm lược" Ukraine. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power cho rằng, một cuộc trưng cầu dân ý về việc Crimea có nên ở lại Ukraine hay gia nhập Nga sẽ là bất hợp pháp và “làm bất ổn nghiêm trọng tình hình, dẫn tới phân cực hơn nữa và đẩy nguy cơ leo thang xung đột lên cao”.

Ngày 06/03, Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua khoản viện trợ tài chính cho Ukraine, nhưng vẫn phải đợi Thượng viện thông qua. Với tỷ lệ 385/23, Hạ viện Mỹ đã nhất trí cung cấp khoản vay 1 tỷ USD cho Ukraine trong bối cảnh Kiev đề nghị viện trợ tài chính ít nhất 15 tỷ USD. Được biết, Nhà Trắng sẽ áp đặt lệnh cấm thị thực đối với các công dân Nga và Crimea, những đối tượng bị Washington coi là "đe dọa chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Ngoài ra, Tổng thống Barack Obama còn ký sắc lệnh cho phép trừng phạt các "cá nhân và thực thể chịu trách nhiệm về những hoạt động làm hủy hoại tiến trình hoặc các thể chế dân chủ ở Ukraine". Theo giới truyền thông, sự thay đổi đột ngột tại Crimea đã khiến nguyên thủ của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải họp thượng đỉnh bất thường để tìm cách gây áp lực buộc Nga lùi bước và chấp nhận hòa giải.

Ngày 06/03, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, không hề có thỏa thuận nào giữa Moskva và Washington về tình hình Ukraine sau cuộc đàm phán tại Rome, Italia với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông Sergei Lavrov còn cho rằng, OSCE và NATO không tạo bầu không khí đối thoại. Cùng ngày 6/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vasily Nebenzya cho biết, Moskva thẳng thừng loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO. Trước đó (05/03), OSCE đã cử thêm 5 quan sát viên quân sự tới Ukraine, nâng tổng số quan sát viên tại quốc gia Đông Âu này lên 40 người.

Ngày 06/03, giới truyền thông Ba Lan đưa tin, Mỹ sẽ điều 12 chiến đấu cơ F-16 tới nước này để tham gia một cuộc diễn tập huấn luyện chung vào tuần tới. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak xác nhận, 12 máy bay tiêm kích F-16 và 300 quân nhân Mỹ sẽ tới nước này vào tuần tới để tham gia một cuộc diễn tập huấn luyện. Những động thái kể trên càng khiến cho căng thẳng tại Ukraine không có dấu hiệu xuống thang.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 06/03, Interpol cho biết, đang xem xét yêu cầu của giới chức Ukraine về việc ban hành một cảnh báo quốc tế để bắt giữ Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych về tội lạm dụng quyền lực và giết người. Được biết, Interpol sẽ ban hành “Thông báo đỏ” tới 190 quốc gia thành viên của tổ chức này về một lệnh bắt giữ đối với ông Viktor Yanukovych đã được ban hành. Tuy nhiên, đây không phải là lệnh truy nã quốc tế.

 

Anh Trang Cường

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.