Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine: "Muôn việc đủ cả, chỉ thiếu gió Đông"
09 Tháng Ba 2014 11:41 SA GMT+7
Ngày 09/03, hãng Interfax dẫn tuyên bố sau chuyến thăm Moskva của Chủ tịch Quốc hội Crimea, ông Vladimir Konstantinov cho biết, ngân sách khu tự trị này sẽ tăng gấp đôi nếu cuộc trưng cầu ý dân ý diễn ra hôm 16/03 ủng hộ quyết định sáp nhập với Liên bang Nga.

Theo đó, phúc lợi xã hội của Crimea sẽ tăng 4 lần và mức tăng này là do trợ cấp và lương cán bộ công chức được áp dụng theo chuẩn Liên bang Nga, chứ không phải chuẩn Ukraine. Cộng hòa tự trị Crimea có 60% dân số là người gốc Nga, do đó kết quả của cuộc trưng cầu ý dân về việc gia nhập Nga vào ngày 16/03 có thể đoán trước được. Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea Sergei Aksyonov tuyên bố, không ai có thể hủy sự kiện này.

Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea Sergei Aksyonov

Trước đó (8/03), Chủ tịch Quốc hội Crimea, ông Vladimir Konstantinov cho biết, khu tự trị này đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 16/3; đồng thời nhấn mạnh, cuộc trưng cầu được tổ chức một cách tự nhiên và Nga không tham gia hoặc tham khảo ý kiến trong quá trình này. Được biết, sau khi quốc hội Crimea thông qua nghị quyết sáp nhập vào Liên bang Nga, Quốc hội Nga cho biết, sẽ tôn trọng "lựa chọn lịch sử" của nước Cộng hòa tự trị này. Trong khi đó, quyền Thị trưởng thành phố Sevastopol, ông Dmitry Belik cho biết, sau cuộc trưng cầu ý dân hôm 16/03, Sevastopol có thể sáp nhập vào Nga như một thực thể riêng rẽ bởi theo ông Dmitry Belik, Sevastopol sẽ tiến hành trưng cầu ý dân cùng với Crimea, song nếu sáp nhập vào Nga sẽ có 2 chủ thể: Sevastopol và Crimea.

Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine, ông Andriy Deshchytsia khẳng định, Kiev sẽ không từ bỏ Crimea và sẽ làm tất cả những gì có thể để giải quyết một cách hòa bình cuộc khủng hoảng liên quan tới bán đảo này. Trong cuộc hội đàm ngày 08/03 tại Moskva với Ngoại trưởng Tajikistan, ông Sergei Lavrov nhấn mạnh, Nga sẵn sàng đối thoại trung thực và bình đẳng với phương Tây nhằm tìm ra giải pháp cho “vấn đề Ukraine”; đồng thời kêu gọi OSCE điều tra để xác định ai đứng đằng sau các vụ người biểu tình và nhân viên bảo vệ pháp luật bị thiệt mạng do súng bắn tỉa gây ra hồi tháng 2. Ngoại trưởng Sergei Lavrov còn cho rằng, Chính phủ Ukraine đã nhận lệnh từ các phần tử cực đoan và bác bỏ việc Moskva có bất kỳ vai trò trực tiếp nào trong cuộc khủng hoảng tại Crimea.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã hoãn phiên họp khẩn cấp lần thứ năm chỉ trong vòng một tuần về vấn đề Ukraine - chuyển cuộc họp dự kiến diễn ra hôm 08/03 tới 10/03. Ngày 08/03, Tổng thống Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Italia Matteo Renzi, Tổng thống Lithuania, Latvia, và Estonia về tình hình Ukraina khi đang nghỉ tại bang Florida. Tuy nhiên, cho tới nay chi tiết về những cuộc thảo luận này chưa được tiết lộ. Trước đó (06/03), Tổng thống Barack Obama đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đây là lần tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo Nga-Mỹ kể từ khi binh sĩ Nga xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine.

Người biểu tình tập trung tại thành phố Donetsk đòi tiến hành trưng cầu ý dân

Ngày 08/03, tờ Der Spiegel dẫn các nguồn thạo tin từ chính phủ liên bang Đức cho biết, Thủ tướng Angela Merkel sẽ không tới Sochi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 6, nếu Crimea trưng cầu dân ý. Cũng trong ngày 08/03, gần 3.000 người đã biểu tình tại quảng trường Lenin ở trung tâm thành phố Donetsk đòi tiến hành trưng cầu ý dân về quy chế vùng Donbass. Người biểu tình thuộc nhiều lực lượng chính trị và tổ chức xã hội khác nhau. Cùng ngày 08/03, hơn 2.000 người đã tụ tập tại quảng trường Tự do ở Kharkov, yêu cầu lãnh đạo địa phương từ chức, đồng thời ủng hộ việc tiến hành trưng cầu ý dân về quy chế của tỉnh này.

Căng thẳng tại bán đảo Crimea tiếp tục leo thang sau khi các tay súng thân Nga ngăn chặn quan sát viên nước ngoài đi vào khu tự trị này. Ngày 0 8/03, khoảng 40 tay súng mặc đồng phục quân đội đã bắn chỉ thiên để chặn đoàn xe chở 54 nhà quan sát dân sự và quân sự đến từ 29 quốc gia thuộc OSCE đi vào Crimea. Đây là ngày thứ ba liên tiếp đoàn xe của OSCE tìm cách đi vào Crimea, nhưng bất thành. Lính biên phòng Ukraine cũng cho biết, một máy bay tuần tra của họ bị nhắm bắn ở Crimea, nhưng không dính đạn. Cùng ngày 08/03, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết, nước này đã sơ tán lãnh sự quán tại Crimea do bị các tay súng thuộc lực lượng "tự vệ Crimea" quấy nhiễu.

Ngày 08/03, tờ Tấm gương của Đức dẫn nguồn tin từ Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine cho biết, tin tặc tiếp tục tấn công hệ thống máy tính của giới chức Ukraine. Trước đó, Ukraine cho biết, các phần tử không rõ danh tính ở Crimea đã tấn công hệ thống viễn thông ở Kiev để truy cập vào điện thoại di động của các nghị sỹ nước này. Cũng trong ngày 08/03, hãng thông tấn Interfax - Ukraine dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, một số quân khu nước này đang tái triển khai thiết bị quân sự để chuẩn bị cho tập trận. Trước đó (07/03), Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyuh. Cũng trong ngày 07/03, Lầu Năm góc ước lượng hiện có khoảng 20.000 binh sĩ Nga tại Ukraine. Trong khi đó, tướng Mykola Kovil thuộc lực lượng biên phòng Ukraine cho biết, hiện Nga đã điều động 30.000 binh sĩ ở Crimea.

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã điện thoại với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov để thảo luận về vấn đề Ukraine và Crimea khi khu vực tự trị này tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 để sáp nhập vào Nga. Trong cuộc điện đàm, ông John Kerry cảnh báo, bất cứ bước đi nào của Moskva nhằm sáp nhập Crimea sẽ đều khép lại cánh cửa ngoại giao. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình huống phức tạp hiện nay tại Ukraine chính là do phương Tây đã không thực hiện các thỏa thuận đã ký hôm 21/02 giữa Tổng thống Viktor Yanukovych và đại diện phe đối lập, trước sự chứng kiến của đặc phái viên Liên minh châu Âu.

Tân Hồng - Tiên Du

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.