Vụ máy bay Malaysia mất tích: Hành động trả thù cho người Duy Ngô Nhĩ?
10 Tháng Ba 2014 1:00 CH GMT+7
Trên trang mạng Trung Quốc có đăng tải bức thư của tác giả tự xưng là “Người lãnh đạo lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc" nhận đứng sau vụ máy bay của Malaysia Airlines mất tích, đồng thời tuyên bố đây là hành động trả thù cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc.

Chiều 10/03, Malaysia công bố kết quả phân tích mẫu xét nghiệm về khả năng vệt dầu loang trên biển là từ chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích rạng sáng 08/03. Tổng Giám đốc Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia (MMEA) Amdan Kurish cho biết, mẫu xét nghiệm được lấy từ vệt dầu loang dài 2km, cách bang Kelantan ở bờ biển phía Đông Malaysia khoảng 185km về phía Bắc.

Thông tin chưa được kiểm chứng trên diễn đàn trực tuyến Boxun.com

Sau khi diễn đàn trực tuyến Boxun.com (Trung Quốc) đăng tải bức thư nặc danh được gửi tới “Bắc Phong”, nhà truyền thông mạng có danh tiếng ở Trung Quốc, dư luận và đặc biệt là một số trang mạng xã hội đang lan truyền thông tin về bức thư này. Bởi trong bức thư gửi tới “Bắc Phong” tác giả tự xưng là “Người lãnh đạo lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc" nhận đứng sau vụ máy bay của Malaysia Airlines mất tích, đồng thời tuyên bố đây là hành động trả thù cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. China Times, một trong bốn tờ báo lớn nhất Đài Loan đã đăng lại bức thư kể trên. Vì diễn đàn trực tuyến Boxun.com là địa chỉ được các thành viên có thể đăng bài viết không cần qua sự kiểm duyệt, thẩm định, nên mức độ tin cậy không cao.

Đại diện hãng Malaysia Airlines xin lỗi người nhà nạn nhân sau khi từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh để xử lý vụ việc.

Theo bức thư kể trên (gửi ngày 09/03), “Người lãnh đạo lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc" khẳng định, đây là một sự kiện chính trị và mọi nỗ lực tìm kiếm đều không có kết quả bởi những người trên chuyến bay MH 370 hiện đang quì gối sám hối trước Thánh Allah, không một ai thoát! Đồng thời nhấn mạnh, Malaysia và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự mất tích của chiếc Boeing 777-200 bởi họ từng bức hại tàn khốc và trấn áp người Duy Ngô Nhĩ. Malaysia Airlines không có trách nhiệm trong vụ này vì máy bay không có bất cứ sự cố kĩ thuật nào, phi công không có bất cứ sơ xuất nào.

“Người lãnh đạo lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc" cũng coi đây là sự trả thù đối với “sự kiện tối 01/03 ở nhà ga Côn Minh”. Do đó, cần qui trách nhiệm cho chính phủ Trung Quốc (60%) và chính phủ Malaysia (40%). Ngoài ra, “Người lãnh đạo lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc" còn yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải phải lập tức thả những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt sau vụ 01/03 ở Côn Minh, nếu không những vụ việc tương tự nhằm vào người Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra.

Những câu hỏi khó trả lời

Theo tờ Malaysian Digest, 2 hành khách dùng hộ chiếu giả (của Luigi Maraldi, người Italia và Christian Kozel, người Áo) chỉ mua vé một chiều tới Bắc Kinh trước khi sang Đức và Đan Mạch, không mua vé để quay lại Malaysia. Theo thông tin ban đầu, 2 hành khách dùng hộ chiếu giả là đàn ông châu Á (chưa rõ quốc tịch) đã cùng nhau mua vé ở Phuket (20.215 Bath/vé), số vé của họ liền kề nhau và cả 2 cùng được thanh toán bằng đồng Baht Thái Lan. Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Datuk Seri Ahmad Zahid Hamidin cho biết, đây là vấn đề đặt ra cần phải trả lời và không hiểu lực lượng an ninh sân bay nghĩ thế nào khi người cầm hộ chiếu Italia và Austria nhưng lại mang gương mặt châu Á.

Luigi Maraldi, người Italia, chủ nhân của 1 trong 2 hộ chiếu bị đánh cắp và sử dụng trên chuyến bay Malaysia Airlines mất tích.

Ngày 10/03, hai máy bay tuần tra biển tầm xa P-3C của Không quân Hoàng gia Australia đã lên đường hỗ trợ tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia Airlines. Việc này diễn ra sau khi Thủ tướng Australia Tony Abbott điện đàm với Thủ tướng Malaysia Najib Razak, đồng thời đánh giá vụ máy bay của Malaysia Airlines mất tích là một “sự việc khủng khiếp". Trước đó (sáng 10/03), ông Azharuddin Abdul Rahman, người đứng đầu cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia khẳng định, vẫn chưa thể xác nhận mảnh vỡ được nhìn thấy tại vùng biển Việt Nam là của chuyến bay MH370.

Trong khi đó, nhà chức trách Malaysia cho biết, sẽ xem xét lại hoạt động kiểm tra an ninh của các sân bay trong nước sau khi phát hiện 2 hành khách người châu Á mang hộ chiếu bị đánh cắp từ người châu Âu lên máy bay mất tích trót lọt. Ngày 09/03, cảnh sát Thái Lan cho biết, đang điều tra một đường dây hộ chiếu sau những thông tin nói về 2 hộ chiếu được sử dụng trên chuyến bay MH370 bị đánh cắp tại Thái Lan.

Tờ Mirror (Anh) đã đặt 10 câu hỏi, nhưng tới nay vẫn chưa có lời đáp. Thứ nhất, tại sao không có tín hiệu cấp cứu? Thứ hai, tại sao hành khách lên máy bay bằng hộ chiếu bị đánh cắp? Thứ ba, có mối liên quan nào đến khủng bố không? Thứ tư, tại sao các đội cứu hộ chưa tìm thấy các mảnh vỡ? Thứ năm, tại sao điện thoại của hành khách mất tích vẫn rung chuông? Thứ sáu, tại sao Malaysia Airlines chờ quá lâu rồi mới công bố máy bay mất tích? Thứ bảy, máy bay liệu có quay đầu lại? Thứ tám, tại sao một phi công khác liên lạc được với máy bay mất tích? Thứ chín, vệt dầu loang có liên quan gì không? Thứ mười, liệu chúng ta có tìm ra được sự thật? Giới chuyên môn cũng đặt 4 câu hỏi về vụ máy bay mất tích. Thứ nhất, máy bay đã mất liên lạc như thế nào? Thứ hai, chuyện gì xảy ra với máy bay ở độ cao hành trình? Thứ ba, cơ hội sống sót cho hành khách thế nào? Thứ tư, tại sao lại khó định vị máy bay và thực hiện nhiệm vụ giải cứu?

Ngày 10/03, trang tin Focus Taiwan News Channel (Đài Loan) dẫn lời ông Tsai De-sheng, Tổng giám đốc Văn phòng An ninh Đài Loan (NSB) cho biết, ngày 4/3, Đài Loan nhận được cảnh báo: sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc và hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố này có khả năng sẽ bị tấn công. NSB đã gửi thông tin này cho chính quyền Trung Quốc. Được biết, trong quá trình rà soát toàn bộ giấy tờ được sử dụng trên chuyến bay MH 370 của Malaysia Airlines, Interpol đã phát hiện một số "hộ chiếu khả nghi" khác và Interpol đang tiếp tục kiểm tra.

 

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.