Thêm tiền, quân đội Trung Quốc sẽ mạnh hơn?
10 Tháng Ba 2014 7:05 SA GMT+7
Nhiều chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc bơm thêm tiền vào quốc phòng chưa chắc giúp quân đội của họ mạnh thêm theo tỷ lệ thuận của đồng tiền.

Bắc Kinh vừa thông báo chi 131.57 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng năm 2014, tăng 12,2% so với năm ngoái và còn tăng nữa. Thông tin này được công bố tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thường niên Trung Quốc ngày 05/03. Như vậy, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gia tăng liên tục trong ba năm, và nay đứng hạng nhì chỉ sau Mỹ.

Quân đội Trung Quốc

Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Á - Thái Bình Dương của quân đội Mỹ cho rằng việc một quốc gia có nền kinh tế như Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là bình thường, tuy nhiên ông bận tâm về việc Trung Quốc sẽ sử dụng quân đội mà họ đang xây dựng vào mục đích gì (?). Nếu sử dụng sức mạnh quân sự để uy hiếp các lân bang, buộc các lân bang phải từ bỏ những tiến trình pháp lý phân định các tuyên bố chủ quyền một cách chính đáng thì điều này sẽ là vấn đề.

Đô đốc Locklear nói, Trung Quốc cần làm rõ nỗ lực xây dựng lực lượng tàu ngầm là để bảo vệ an ninh nội địa hay vì các mục đích khác. Trung Quốc cần chứng minh mục đích một cách rõ ràng. Ông Locklear tin rằng, các lân bang của Trung Quốc sẽ không nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền và Mỹ cần có phương cách giải tỏa những mâu thuẫn này để tránh những tính toán sai lầm.

Cách nay ít ngày, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, cũng vừa lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách chủ quyền liên quan đến đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch, chiếm tới 80% diện tích Biển Đông. Bản đồ có 9 vạch hình “Lưỡi bò” được Bắc Kinh công bố ở cơ quan UNCLOS của LHQ hồi năm 2009 đã bị Việt Nam và các nước trong khu vực bác bỏ.

Các nhà phân tích nhận định việc Bắc Kinh thông báo tăng ngân sách quốc phòng là tin đáng lo ngại cho các láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản và rằng Trung Quốc chi tiêu quân sự nhiều hơn Bắc Kinh thừa nhận, họ ước tính năm ngoái Trung Quốc chi tiêu 240 tỉ USD, tức gấp đôi con số chính thức.

Tổ chức cố vấn quốc phòng IHS Jane dự trù chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ đến 159.6 USD trước năm 2015 và vượt tất cả các nước Tây Âu gộp lại vào 2024.

Bắc Kinh lý giải cho việc tăng ngân sách quốc phòng là để đạp ứng “nhu cầu cơ bản” về quốc phòng. Xã luận của Hoàn Cầu Thời báo ngày 07/03 nhấn mạnh: “Những lập luận xem Trung Quốc như một mối đe dọa là không có cơ sở (…) Sự vững mạnh quân sự của Trung Quốc là nhằm bảo đảm hòa bình thế giới”. Tờ báo trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói: “Lính Trung Quốc không thể chỉ là những hướng đạo sinh, tay cầm gậy. Nếu như vậy thì làm sao Trung Quốc bảo đảm được an ninh quốc gia và hòa bình thế giới?”.

Tờ China Daily thì cho rằng việc tăng ngân sách quốc phòng là “điều cần thiết và chính đáng, bởi vì giờ đây Trung Quốc có nhiều quyền lợi cần được bảo vệ hơn (…) trong khi đó ngày càng có nhiều mối đe dọa đến từ phía các nước láng giềng sát cạnh”.

Hoàn Cầu Thời báo nhắc lại là Bắc Kinh không cố ý làm thay đổi cục diện an ninh toàn cầu và không có tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu nhắm tới là về lâu về dài, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ được duy trì ở mức tương đương với một nửa hoặc là 2/3 ngân sách quốc phòng của Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm 2014 là 633 tỷ USD.

Riêng đối với Nhật Bản, tờ báo này quan niệm: “Trung Quốc cần tuyệt đối chiếm thế thượng phong đối với hải quân và không quân Nhật Bản, cũng như về chiến lược và khả năng tấn công”.

Việc Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quốc phòng gây lo ngại cho Mỹ và nhiều nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến cho rằng việc Trung Quốc bơm thêm tiền vào quốc phòng chưa chắc giúp quân đội của họ mạnh thêm theo tỷ lệ thuận của đồng tiền.

131.57 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng năm 2014 và chỉ đứng sau Mỹ. Nghe ghê gớm như vậy nhưng tất cả chỉ không hơn một hạt muối vì quân đội Trung Quốc đang vấp phải nhiều vấn đề.

Theo bài viết của cựu Ðại tá Liu Mingfu hồi 2012, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chưa hề đụng trận trong suốt 30 năm và đang ở thời kỳ phải đối phó với kẻ thù nguy hiểm số một là tham nhũng.

Chưa có ước lượng đáng tin cậy ngân sách quốc phòng của họ bị thất thoát nhiều chừng nào. Nhưng tháng rồi, công an ập vào nhà của Trung tướng Gu Junshan, cựu phó trưởng ngành hậu cần và từng từ chức vị bị cáo buộc tham nhũng vào 2012.

Ðồ công an tịch thu từ nhà ông Junshan chất đầy bốn xe tải, gồm bồn tắm và mô hình chiếc tàu, tất cả bằng vàng khối, cùng nhiều két rượu Maotai đắt tiền. Báo cáo cho thấy ông tướng này sở hữu 10 căn nhà ở trung tâm Bắc Kinh.

Theo ông Ian Easton, nhà phân tích quân sự, các giới chức quân sự Trung Quốc cũng quan ngại về phẩm chất của binh sĩ, vốn hầu hết thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Bộ đội bỏ ra 40% thời gian cho “học tập chính trị”.

Dự án được báo chí nhắc đến nhiều của Trung Quốc cũng gặp vấn đề về kỹ thuật. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ được tân trang từ chiếc tàu cũ của Ukraina và đặt tên là Liêu Ninh, phải đưa trở lại bến sau khi hạ thủy vì trục trặc động cơ.

Theo Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Ðại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, một phần lớn của ngân sách quốc phòng tăng là để trả vào việc tăng lương cho quân đội.

S.Phương

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.