Khủng hoảng Ukraine: Những phát ngôn “bất hủ” trong trận chiến Nga - phương Tây
21 Tháng Ba 2014 10:28 SA GMT+7
Cùng với sức nóng của cuộc khủng hoảng Ukraine, cả giới ngoại giao, phân tích và truyền thông Nga - phương Tây đều có những phát ngôn có thể gọi là “kinh điển”, khá xa rời các chuẩn mực ngoại giao thông thường.


Đông đảo người dân theo dõi thông điệp gửi Quốc hội ngày 18/03 về tình hình Crimea của Tổng thống Putin qua truyền hình trực tiếp

“Trong vấn đề Crimea không có chỗ cho những cơn thần kinh”

Thông điệp gửi Quốc hội ngày 18/03 của Tổng thống Nga Vladimir Putin - câu trả lời của Nga cho cơn kích động của phương Tây nhân sự kiện bán đảo Crimea tham gia thành phần Liên bang Nga, cũng như vấn đề Crimea sẽ hội nhập vào nền kinh tế Nga như thế nào đã khiến truyền thông Nga nức lòng.

"Bài diễn văn Kremlin của ông Putin đã đặt dấu chấm cho cấu trúc thế giới hiện đại", báo Vedomosti nhận xét.

Tờ báo cũng trích dẫn ý kiến của nhà khoa học chính trị Dmitry Badovsky: Nhà lãnh đạo Nga đã “đề nghị cộng đồng quốc tế hãy bằng việc làm chứ không phải dùng lời nói chấm dứt giai đoạn đơn cực pha trộn chứng điếc cố hữu và những tham vọng của phương Tây, chấm dứt cơn cuồng loạn phát sinh vào thời điểm sụp đổ của Liên Xô do sự kết thúc không dứt khoát và thiếu sót của Chiến tranh Lạnh”.

Tờ Expert online thậm chí còn mỉa mai: “phương Tây vẫn còn có khả năng ngăn chặn cơn kích động thần kinh và thừa nhận rằng Nga đã, đang và sẽ có những quan tâm lợi ích quốc gia cần được tính đến. Vẫn còn cơ hội thỏa thuận với Moskva “và không sa vào cảnh tự tử trong cuộc xung đột với Nga vì không gian hậu Xô Viết”.

Bức ảnh chụp Đại sứ Mỹ tại LHQ Power tiến tới gần người đồng cấp Nga Churkin với điệu bộ sừng sổ, gay gắt trong khi đại diện Nga vẫn rất nhã nhặn. Không rõ ông Churkin đã nói gì nhưng theo bình phẩm của cư dân mạng, Đại sứ Nga đã nói: "Đồng chí Power, xin vui lòng không bắn nước bọt!"

“Đại sứ Mỹ tại LHQ đã tự hạ thấp mình đến cấp độ của một tờ báo rẻ tiền”

Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 19/3, về cuộc khủng hoảng Ukraine, sau khi Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin bắt đầu cuộc họp của mình bằng cách ca ngợi hiệp ước Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký, tuyên bố Crimea chính thức thuộc về Nga, một loạt Đại sứ của các nước phương Tây đã phản pháo.

Đại sứ Anh tại LHQ Mark Lyall Grant độp lại: “Đại diện thường trực của Nga đã nói quá trình này là phù hợp với luật pháp quốc tế , không có sự can thiệp bên ngoài và thông qua một tiến trình dân chủ. Thật khó để biết được trong ba khẳng định trên, đâu là lời nói dối lớn nhất.”

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power gay gắt mỉa mai: “Nga được biết đến bởi nền văn học vĩ đại và những gì các bạn vừa nghe từ Đại sứ Nga cho thấy ông ta có trí tưởng tượng còn hơn cả Tolstoy hay Chekhov”.

Bà Power thậm chí còn đi xa hơn khi so sánh việc Nga quyết định sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga giống với hành động ăn trộm: “Một tên trộm có thể ăn cắp tài sản nhưng hành động này không làm nên quyền sở hữu tài sản của hắn”.

Đại diện Mỹ tuyên bố: Nga có vẻ như đã vẽ lại đường biên giới của mình nhưng sẽ không thể bịa đặt sự thật".

Đáp lại, Đại sứ Nga Churkin đã nhã nhặn nhắc nhở đại diện Mỹ về những gì ông gọi là nhận xét “quá mức”: “Bà Power đã bắt đầu với một tham chiếu đến Tolstoy và Chekhov nhưng sau đó lại kết thúc bằng cách hạ thấp mình đến cấp độ của một tờ báo rẻ tiền”.

Đại diện Nga cũng khẳng định: “Không thể chấp nhận được khi nghe những lời lăng mạ đến đất nước của chúng tôi”. Ông nói thêm: “Nếu các đoàn đại biểu Mỹ hy vọng vào sự hợp tác của chúng tôi về các vấn đề khác trong Hội đồng Bảo an thì bà Power phải hiểu điều này một cách rõ ràng”.

Linh Linh (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.