Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ucraina: Nga và phương Tây - Bên cầm giáo, bên cầm gươm
21 Tháng Ba 2014 10:43 CH GMT+7
Cuộc khủng hoảng Ucraina đã bước sang hiệp đấu thứ 2. Phương Tây dọa sẽ tung đòn chí mạng nếu Nga tiếp tục can thiệp sâu vào Ucraina, còn Nga nói nếu chính quyền Kiev không “biết điều” thì…

Nga và phương Tây: Bên cầm giáo, bên cầm gươm

Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga không muốn Ucraina bị chia cắt

Việc Crưm sáp nhập vào Nga là điều cho đến nay phương Tây không thể đảo ngược mặc dù họ có công nhận hay không. Các biện pháp cấm vận Nga được Mỹ và châu Âu vừa đưa ra chỉ là lấy lệ. Những lời đe dọa tiếp theo của họ mới đáng để Moskva quan tâm. Tuy nhiên Nga cũng đã để ngỏ khả năng trả đũa.

Hôm 18/03, Tổng thống Nga Putin và các lãnh đạo Crưm đã ký kết Hiệp ước sáp nhập Crưm vào Liên bang Nga mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào từ phương Tây. Một ngày trước đó, Mỹ thông báo biện pháp trừng phạt nhằm vào 11 quan chức Ukraina và Nga, trong đó có Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, Thủ tướng Cộng hòa Crưm Aksyonov và cựu Tổng thống Ucraina Viktor Yanukovych. Theo đó các quan chức này bị cấm nhập cảnh vào Mỹ và tài khoản của họ ở Mỹ bị phong tỏa.

Canada cũng đã áp đặt trừng phạt đối với 7 quan chức Nga và 3 quan chức cấp cao Crưm mà Ottawa cho là "chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng" tại Ucraina. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quyết định trừng phạt 21 quan chức của Nga và Ucraina, trong đó có lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản. Tuy nhiên, EU hiện không chỉ bất đồng về số lượng các nhân vật bị trừng phạt, mà còn chưa thống nhất ngay cả danh tính cụ thể cũng như cấp bậc những người bị trừng phạt, từ chính trị, quân sự cho tới các doanh nhân.

Đối với cả Nga và phương Tây, các biện pháp trừng phạt kinh tế thực tế sẽ ảnh hưởng đối với cả hai do sự gắn kết kinh tế giữa hai bên (Nga là nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu và bán khí cũng là nguồn thu chính của Moskva).

Giới phân tích nhận định, các biện pháp cấm vận hiện nay của Mỹ và EU sẽ chả đi đến đâu, không có chút răn đe nào và cũng chẳng làm ảnh hưởng gì tới nền kinh tế Nga. Một số giới chức Nga còn chế giễu rằng họ không biết sẽ phải “chịu” lệnh trừng phạt kiểu gì nếu không có tài sản và tài khoản ở nước ngoài.

Nếu Mỹ tỏ ra chừng mực như vậy trước hành động của Nga, là vì không muốn khiêu khích điện Kremlin, không muốn khiến vị chủ nhân tiếp tục đi xa hơn nữa vào Ucraina. Như chính quyền Obama đã biện minh, họ muốn “xuống thang” hơn là “leo thang”.

Phương Tây thừa biết những biện pháp trừng phạt trên chỉ là tượng trưng nhưng đe dọa nếu Nga có manh động gì khác nữa ở Ucraina thì họ sẽ tung ra những đòn trừng phạt mới “khủng khiếp” hơn, tuy nhiên vẫn để mở lối thoát ngoại giao. Phương Tây đang lo sợ Nga sẽ không dừng lại ở Crưm mà còn tiến xa hơn nữa về miền Đông, nơi có đa số người gốc Nga và thân Nga sinh sống. Nếu các vùng này cũng muốn nhập vào Nga thì Ucraina sẽ bị chia đôi, với phía Tây thân phương Tây và phía Đông theo Nga. Đây là kịch bản đáng sợ nhất với cả chính quyền Kiev lẫn các nước bảo trợ là Mỹ và EU. Những tín hiệu “báo bão” đã được đưa ra ngày 19/03 khi người dân ở nhiều vùng phía đông của Ucraina cũng lên tiếng yêu cầu Nga chấp nhận họ về với nước Nga. Đó là những thành phố như Donetsk, Kharkov, Lougansk hay thậm chí Odessa.

Nga và phương Tây: Bên cầm giáo, bên cầm gươm

Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt chưa từng có nếu Nga tiếp tục can thiệp sâu vào Ucraina

Tuy nhiên, Tổng thống Putin trong thông điệp liên bang mới đây nói rằng nước Nga không muốn một Ucraina bị chia cắt nhưng điều đó còn tùy thuộc vào chính quyền Kiev hiện nay. Jean Radvany, chuyên gia về Nga của Viện ngôn ngữ và Văn minh Phương đông Pháp (Inalco) nói: “Nếu Ukraina gia nhập NATO, nước Nga sẽ ủng hộ tiến hành trưng cầu dân ý ở miền đông đất nước. Việc buộc người Ucraina phải lựa chọn giữa một bên là Nga và một bên là phương Tây đã dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay. Sự xuống thang chỉ có khi Ucraina trở nên trung lập”.

Dường như thấy được lời cảnh báo này từ phía Nga, ngày 18/03, Thủ tướng lâm thời Ucraina Arseniy Yatsenyuk bất ngờ tuyên bố, Kiev sẽ không tìm cách gia nhập NATO bởi ưu tiên lúc này là đảm bảo an ninh cho cộng đồng người nói tiếng Nga tại khu vực miền Đông Ucraina. Cùng ngày, Tổng thống tạm quyền Ucraina Oleksander Turchinov tuyên bố, Kiev sẵn sàng đàm phán với Nga về việc Moskva kiểm soát Crưm, nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận bán đảo này bị sáp nhập.

Thực tế thì chính quyền Kiev hiện nay không hoàn toàn nhận được sự ủng hộ cao của EU và Mỹ. Việc một số phần tử cực đoan trong phe đối lập “lật kèo” bản thỏa hiệp giữa chính quyền Tổng thống Yanukovych và phe đối lập ngày 21/02 với sự làm chứng của 3 nước châu Âu và Nga đã khiến phương Tây “bó tay” khi Nga can thiệp vào Ucraina. Phe đối lập Ucraina đã khiến phương Tây mất mặt trước thế giới. Tuy nhiên, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Nếu lúc đó châu Âu kịp thời can thiệp không để cho thỏa thuận bị đổ vỡ thì sẽ không có chuyện Crưm tách khỏi Ucraina như hiện nay.

Sự kém nhiệt tình của phương Tây với tân chính phủ Kiev còn được thể hiện qua chuyến thăm Mỹ ngày 12/03 của Thủ tướng lâm thời Ucraina Arseniy Yatsenyuk. Trong 24 giờ có mặt tại Washington, ông chỉ nhận được lời hứa hẹn mà chưa có gì cụ thể cả. Tổng thống Obama cam kết “sẽ vận động với quốc hội”, ông Chủ tịch khối đa số Harry Reid cũng hứa “sẽ giúp đỡ” và không nói gì thêm. Chỉ mỗi mình ông Chủ tịch Hạ viện John Boehner tỏ vẻ hết lòng với chính phủ Kiev, nhưng chương trình gặp ông Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk để chụp tấm hình kỷ niệm cũng bị bãi bỏ vào giờ chót. Lời hứa cho Ucraina vay 1 tỷ USD của ông Obama đang bị quốc hội Mỹ “treo giò”.

Trước tình hình này, việc xuống nước của chính quyền Kiev hiện nay là điều dễ hiểu. Đây có thể nói vừa là mong muốn của Nga nhưng cũng là ý muốn của phương Tây. Chả thế mà bên cạnh việc thông báo các biện pháp trừng phạt tượng trưng, Mỹ đã để ngỏ lối thoát ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ucraina hiện nay. Ngày 18/03, hãng Reuters cho biết, Nhà Trắng đang xem xét đề nghị viện trợ quân sự của Ucraina, song nhấn mạnh Washington giới hạn sự giúp đỡ ở mức hỗ trợ kinh tế khi đang theo đuổi con đường ngoại giao với Nga.

Có thể thấy cục diện hiện nay như sau: phương Tây sẽ tung đòn chí mạng nếu Nga tiếp tục can thiệp sâu và Ucraina (vụ Crưm coi như họ đã chấp nhận) nhưng Nga vẫn để ngỏ khả năng đó nếu chính quyền Kiev hiện nay không “biết điều”, cố tình không muốn là quốc gia trung lập mà muốn lựa chọn một cách loại trừ giữa Nga và châu Âu. Đối thoại giữa Nga và phương Tây về Ucraina trong thời gian tới sẽ còn cam go. Một tính toán sai lầm có thể đưa Nga và phương Tây trở về thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

S.Phương

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.