Hậu bầu cử tại Cộng hòa tự trị Crimea và khủng hoảng chính trị tại Ukraine: Không thể đảo ngược
22 Tháng Ba 2014 4:11 CH GMT+7
Mặc dù Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong 2 ngày (20 và 21/03) chưa bàn tới các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, nhưng tối 19/03, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel vẫn tuyên bố, tạm đình chỉ thương vụ giữa Tập đoàn quân trang Rheinmetall với quân đội Nga.

Thương vụ trị giá khoảng 120 triệu euro giữa Rheinmetall và quân đội Nga từng trở thành đề tài gây tranh cãi khi khủng hoảng nổ ra ở Ukraine. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov coi việc đơn phương cắt bớt hợp tác quân sự đã hủy bỏ mọi điều tích cực từng đạt được một cách khó khăn trong những năm gần đây.

Cũng trong 2 ngày (20 và 21/03), Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bắt đầu chuyến công du tới Moskva và Kiev để tháo gỡ căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine. Ông Ban Ki-moon sẽ hội đàm với Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Sergey Lavrov và các quan chức cấp cao khác của Nga. Hãng AFP cho rằng, những đe dọa của Tổng thống Barack Obama về “cái giá phải trả” của Nga không làm Tổng thống Putin lung lạc lập trường về Crimea. Việc ông Putin nhanh chóng công nhận việc sáp nhập Crimea và bài phát biểu thể hiện sự cương quyết của Tổng thống Nga hôm 19-3 buộc Washington phải nhìn nhận lại cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.

Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa cảnh báo các quốc gia khác trong khu vực cũng có thể bị Moskva “xâm lược” nếu hành động của Tổng thống Nga tại Crimea “được cho phép”; đồng thời cáo buộc ông Putin đang cố vẽ lại ranh giới châu Âu thời hậu Đại chiến thế giới lần thứ II.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các lãnh đạo Crimea và Sevastopol sau khi ký Hiệp ước thỏa thuận sáp nhập bán đảo này vào Nga

Quỹ Ý kiến Công luận vừa công bố kết quả thăm dò dư luận mới nhất, theo đó 60% số người được hỏi (3.000 người ở 204 thị trấn thuộc 64 khu vực của Nga) cho biết bỏ phiếu cho ông Putin nếu cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào ngày Chủ nhật gần nhất. Tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã tăng 7% trong tuần trước và tăng 15% trong tháng vừa qua. Giới phân tích cho rằng, sự tăng trưởng tỷ lệ ủng hộ ông Putin phản ánh đánh giá của cử tri Nga về trách nhiệm người đứng đầu nhà nước khi Tổng thống đưa ra quyết định về Crimea và Ukraine.

Ngày 19/3, Tòa án Hiến pháp Nga đã khẳng định: Hiệp ước tiếp nhận Cộng hòa tự trị Crimea là thành phần Liên bang Nga. Bởi hiệp ước này được Tổng thống Putin ký trước đó một ngày. Cùng ngày 19/03, Tổng thống Putin đã giao nhiệm vụ cho Bộ Lao động và Bảo vệ xã hội: trong thời gian ngắn nhất tăng lương hưu cho người dân Crimea bằng mức áp dụng ở Nga, theo đó mức lương hưu sắp tới của người dân Crimea sẽ tăng gần gấp đôi. Cũng trong ngày 19/03, ông Putin đã ra lệnh cho Bộ Giao thông Vận tải khởi động xây dựng 2 cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối với bán đảo Crimea. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Maxim Sokolov cho biết, có thể xây một đường hầm xuyên eo biển Kerch. Bởi eo biển Kerch kết nối biển Đen và biển Azov đồng thời tách bán đảo Taman của Nga và bán đảo Kerch ở Crimea.

Hãng Reuters vừa dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, theo lệnh của Tổng thống Putin, Moskva sẽ sử dụng ngân sách liên bang để bù vào khoản thâm hụt ngân sách 1,5 tỉ USD của Crimea. Cũng theo Hãng Reuters, Nga đã cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) hủy chuyến thăm Moskva của Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy vì các đồng minh của ông không muốn tìm ra “sự thật” về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Đức đã cực lực bác bỏ việc Tổng thống Putin so sánh giữa động thái sáp nhập Crimea của Moskva và sự thống nhất nước Đức được Liên Xô ủng hộ năm 1990. Trong khi đó, Nga cáo buộc phương Tây vi phạm cam kết tôn trọng chủ quyền và độc lập chính trị của Ukraine theo thỏa thuận đảm bảo an ninh ký năm 1994, đồng thời cho rằng những nước kể trên đã “cho phép xảy ra cuộc đảo chính” lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych trước đó.

Ngày 19/03, Hãng AFP dẫn lời Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov khuyến cáo: lãnh đạo Crimea có 3 giờ đồng hồ để trả tự do cho Tư lệnh hải quân Ukraine, Đô đốc Sergiy Gayduk. Và nếu ông Sergiy Gayduk cùng tất cả các con tin và trang thiết bị quân sự không được thả, chính quyền Kiev sẽ tiến hành biện pháp đáp trả đích đáng. Theo Hãng Itar-tass, lực lượng Tự vệ Crimea đã bắt giữ ông Sergiy Gayduk sau khi xông vào trụ sở Bộ Tham mưu hải quân Ukraine tại quân cảng Sevastopol và treo cờ Nga.

Kênh Truyền hình Trung ương Nga cho biết, trước khi Tư lệnh Hải quân Ukraine rời trụ sở, Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Nga Aleksandr Vitko đã đến đó và đàm phán trong khoảng 45 phút. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Crimea trả tự do cho Đô đốc Sergei Gaiduk và không cản trở ông này đi lại.

Hãng Reuters cho biết, các thành viên OSCE một lần nữa không thể nhất trí về việc cử quan sát viên đến Ukraine, làm dấy lên hoài nghi về khả năng đạt được một thỏa thuận. Đây là lần thứ 3 một văn bản được đưa ra, nhưng không thể nhất trí vì bị Nga phản đối. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã nói với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: sứ mệnh của các quan sát viên OSCE tại Ukraine phải được nhất trí trong vòng 24 giờ tới.

Phái viên Nga tại NATO Aleksandr Grushko đã lên án vụ nổ súng ở một trung tâm nghiên cứu quân sự tại Crimea làm hai người chết hôm 18/03 là “hành động khiêu khích”. Hãng AFP cho biết, lực lượng tự vệ tại Crimea đã chiếm thêm một căn cứ hải quân Ukraine chỉ vài giờ sau khi chiếm giữ trụ sở Bộ tham mưu Hải quân Ukraine ở Sevastopol.

Cũng theo Hãng Reuters, ngày 19/03, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) đã thảo luận về các vấn đề mà Ukraine gọi là “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia” sau khi Nga ký hiệp ước thỏa thuận sáp nhập Crimea.

Trong khi đó, Giám đốc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine Andrey Parubiy tuyên bố, sẽ rời khối thịnh vượng chung của các quốc gia hậu Xôviết và người Nga phải xin visa mới được nhập cảnh vào Ukraine, và Kiev đang có kế hoạch yêu cầu Liên Hiệp Quốc biến Crimea thành khu phi quân sự.

Anh-Trang-Cường

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.