Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Cần chuẩn bị cho tình huống xấu
23 Tháng Ba 2014 1:39 CH GMT+7
Ngày 19/03, Đối thoại quốc phòng quốc tế Jakarta (JIDD) lần thứ 4 (diễn ra trong 2 ngày) đã khai mạc tại thủ đô Jakarta của Indonesia dưới sự chủ trì của Phó tổng thống nước chủ nhà Boediono.

Tham dự JIDD có 46 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Australia, Mỹ, các nước ASEAN, cùng một số nước thuộc châu Âu và châu Phi để thảo luận, tăng cường hợp tác về ổn định và an ninh hàng hải. Việc này diễn ra đúng thời điểm Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama bắt đầu chuyến thăm kéo dài một tuần (từ 19 đến 26/03) tại Trung Quốc. Trong thời gian ở Trung Quốc, bà Michelle Obama sẽ gặp Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện và gia đình Đệ nhất phu nhân Mỹ sẽ thăm Bắc Kinh, Tây An và Thành Đô.

Tận dụng mọi cơ hội

Ngày 17/03 (chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi tới Bắc Kinh), tân Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus (thay thế người tiền nhiệm Gary Locke) đã tuyên bố: cải thiện bang giao Mỹ - Trung là ưu tiên hàng đầu của mình. Theo ông Max Baucus, bang giao Mỹ - Trung là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Washington bởi nó sẽ định hình các vấn đề thế giới trong thời gian tới. Do đó, Mỹ - Trung phải điều chỉnh mối quan hệ này cho đúng hướng. Trước đó, giới truyền thông Trung Quốc đã hoan nghênh tân Đại sứ Mỹ đến Bắc Minh bằng bài xã luận đăng trên tờ China Daily khi cho rằng, ông Max Baucus có thể đưa vấn đề Trung Quốc ra truớc Quốc hội Mỹ.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ dự hội nghị thượng đỉnh an toàn hạt nhân lần thứ 3 ở Hà Lan và sẽ hội đàm riêng với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây là cuộc gặp đầu tiên trong năm nay của lãnh đạo Trung - Mỹ và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển mối quan hệ song phương trong giai đoạn tới. Giới truyền thông cho rằng, Tokyo đang dàn xếp tổ chức cuộc hội đàm cấp chuyên viên đầu tiên với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 7 nhằm ngăn chặn khủng bố hạt nhân. Nhật Bản hy vọng cuộc đối thoại đa phương này tại Washington sẽ mở đường cho việc cải thiện quan hệ căng thẳng với Trung Quốc và Hàn Quốc dựa trên "một mối quan ngại chung".

Trong khi đó, Giáo sư Kim Nhất Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn báo chí đã cho rằng, thông qua việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Hãng Hàng không Malaysia không có kết quả, do đó Trung Quốc cần xây dựng các “căn cứ trung chuyển” như cảng biển, sân bay trên Biển Đông và điều này “rất cần thiết”!? Theo nhận định của cựu chuyên gia phân tích cao cấp CIA Chris Johnson, Bắc Kinh tiếp tục mâu thuẫn giữa vừa muốn xây dựng quan hệ tốt với Đông Nam Á, vừa gia tăng cứng rắn trong việc đòi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Ngày 18/03, giới chức ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã nhóm họp tại Singapore để tiến hành tham vấn xung quanh Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, tránh leo thang căng thẳng trong khu vực. Theo nhận định của chuyên gia Prashanth Parameswaran, thành viên không thường trực của Tổ chức Nghiên cứu CSIS, với những gì từng diễn ra sẽ có ít tiến bộ về vấn đề COC trong khi Trung Quốc tiếp tục các biện pháp cưỡng chế nhằm thay đổi thực trạng Biển Đông có lợi cho họ. Việc hy vọng Trung Quốc sẽ tham gia đàm phán và ký COC không phải là chiến lược.

Bởi thực tế chứng minh, từ năm 2009 Trung Quốc luôn thể hiện sự cứng rắn ngày càng tăng đối với các nước ASEAN ở Biển Đông bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ ngoại giao - hành chính - quân sự để đơn phương áp đặt cái gọi là lệnh cấm đánh cá, quấy rối tàu các nước, tuần tra (bất hợp pháp) trên các vùng biển tranh chấp, tiếp tục cố tình trì hoãn COC.

Do đó, Đông Nam Á cùng Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Australia… cần sử dụng đầy đủ các công cụ của mình để thuyết phục Trung Quốc về nhu cầu cấp thiết cho 1 giải pháp ngoại giao ở Biển Đông, ngăn cản Bắc Kinh gây mất ổn định, đồng thời chuẩn bị đối phó với các cuộc khủng hoảng trong trường hợp Trung Quốc bất hợp tác. Nếu COC không ký, phải có một công cụ ngoại giao để quản lý khủng hoảng ở Biển Đông sau khi Trung Quốc cố tình áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” tại khu vực này.

Ngày 17/03, người phát ngôn Tổng thống Hàn Quốc Min Kyung-wook nhấn mạnh, Seoul không có lý do gì để từ chối cuộc gặp thượng đỉnh với Tokyo, nếu Nhật Bản tỏ thái độ chân thành đối với những vấn đề lịch sử. Động thái này diễn ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố (14/03), sẽ không xem xét lại lời xin lỗi của Tokyo về việc ép phụ nữ, trong đó phần lớn là người trên bán đảo Triều Tiên, vào các nhà thổ quân đội Nhật Bản trong Thế chiến thứ II. Và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có phản ứng tích cực đối với phát biểu của ông Shinzo Abe (15/03) kể từ khi bà nhậm chức hồi tháng 02/2013.

Luôn nâng cao cảnh giác

Ngày 19/03, tờ Philstar dẫn lời một quan chức an ninh Philippines giấu tên cho biết, Manila có quyền hỗ trợ cho lực lượng quân sự của mình đóng trên bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam). Philippines cho rằng, bãi Cỏ Mây nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý nên Manila có quyền cung cấp nhu yếu phẩm cho lực lượng đồn trú tại đây và động thái này không vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002.

Trước đó (17/03), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không dung thứ việc Manila chiếm đóng bãi Cỏ Mây. Đồng thời cảnh cáo, Philippines sẽ “gánh chịu mọi hậu quả từ hành động gây hấn” và nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ theo dõi sát sao và cảnh giác cao độ đối với các hành động gây hấn khác ở Biển Đông.

Tổng thống Park Geun-hye (trái) và Thủ tướng Shinzo Abe

Ngày 17/03, tờ Inquirer đưa tin, với 11 năm kinh nghiệm trong ngành ngoại giao, tân phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, ông sẵn sàng đối mặt với những vấn đề nóng bỏng giữa Manila và Bắc Kinh. Trước khi trở thành người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose từng là Trợ lý Ngoại trưởng, Tổng lãnh sự Philippines tại Thượng Hải (từ tháng 03/2011 đến tháng 02/2014), tại Trùng Khánh (từ tháng 02/2009 đến tháng 03/2011) và từng có 6 năm làm việc tại Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh.

Cũng trong ngày 17/03, Hãng CNA của Đài Loan cho rằng, Philippines và Mỹ đàm phán về việc tăng cường binh lực luân phiên ở Philippines của quân đội Mỹ từ tháng 8/2013 và đến đầu tháng 3 đã hoàn thành vòng đàm phán thứ 6 tại Washington. Và dư luận đều cho rằng, quân đội Mỹ tăng cường lực lượng luân phiên ở Philippines với mục đích kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin từng tiết lộ, Manila và Washington có bất đồng về quyền sử dụng thiết bị quân sự của Mỹ, do đó đàm phán có lúc phải dừng lại. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Edwin Lacierda cho rằng, cứ để Bắc Kinh tự giải thích vấn đề này, Manila không cần truyền đi bất cứ thông điệp nào. Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Philippines rất muốn được Mỹ cam kết bảo vệ (như với Nhật Bản) trong vấn đề Biển Đông.

Theo giới truyền thông Đài Loan, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 15/03, đội tuần duyên Cơ Long của Đài Loan nhận được thông báo từ đài ngư nghiệp Lan Dương rằng, tàu cá Thụy Ngư số hiệu 31 của Đài Loan khi đang cách đảo Bành Giai 17 hải lý đã va chạm với tàu cá Triết Lĩnh số hiệu 69088 nặng 260 tấn của Trung Quốc. Lập tức, tàu tuần duyên PP-10018 của Đài Loan được cử đến khu vực này để xử lý, nhưng tàu Trung Quốc đã cài chế độ lái tự động bỏ chạy trong khi đang có nhân viên tuần duyên Đài Loan trên tàu. Tới 18h40’ cùng ngày, tàu Trung Quốc mới bị bắt giữ khi cách đảo Bành Giai 40 hải lý.

Đua nhau sắm “hàng khủng”

Dư luận đang bình luận sau khi có tin nói rằng: Moskva bán máy bay chiến đấu Su-35 và tàu ngầm Lada cho Trung Quốc để trả đũa Mỹ vì Wahington và phương Tây áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với Moskva sau khi Cộng hòa tự tri Crimea gia nhập Nga.

Ngày 17/03, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông cho rằng, Nhật Bản đã tích trữ rất nhiều nguyên liệu hạt nhân nhạy cảm, trong đó có plutonium và uranium có thể trực tiếp dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân. Trước đó (15/03), tờ Nhân Dân nhật báo đăng bài của tác giả Peter Kuznick, Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Hoa Kỳ (American University) cho rằng, Nhật Bản hiện chỉ còn một khoảng cách “tuốc-nơ-vít” với chế tạo đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, Hãng Kyodo dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (13/03) cho biết, Washington đang nỗ lực để đảm bảo Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không vì mối đe dọa hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên mà tự trang bị vũ khí hạt nhân.

Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Max Baucus

Cũng trong ngày 17/03, lô hàng thứ 3 trong gói mua máy bay trực thăng AH-64E Apache do Mỹ sản xuất của Đài Loan đã về đến cảng Cao Hùng (6 chiếc). Đài Loan đã mua 30 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache của Mỹ, lô 6 chiếc đầu tiên đã đến Đài Loan hồi tháng 11/2013, lô thứ 2 nhận ngày 02/01. Trước đó (14/03), Đài Loan đã làm lễ đặt tên cho tàu cao tốc 2 thân đầu tiên, thuộc lớp Swift Sea tại nhà máy đóng tàu Long Đức, huyện Nghi Lan. Đây là chiếc đầu tiên trong Dự án hợp tác đóng tàu tàng hình xuyên sóng 2 thân, chuyên sử dụng trong tác chiến ven bờ của Hải quân Đài Loan.

Trước đó (15/03), Trung Quốc đã tổ chức lễ biên chế, đặt tên và thượng cờ cho khinh hạm mang tên lửa điều khiển thứ 11 (được đặt tên là Uy Hải, mang số hiệu 590), thuộc lớp Type 056, cho Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc. Đây là chiếc thứ 3 được biên chế cho Hạm đội Bắc Hải bởi trước đó, khinh hạm Đại Đồng (số hiệu 580) và khinh hạm Doanh Khẩu (số hiệu 581) đã được đưa vào hoạt động trong năm 2013. Dự kiến, Bắc Kinh sẽ đóng tổng cộng 50 tàu loại này để thay thế các tàu Type-053 thế hệ cũ và trở thành nòng cốt bảo vệ các khu vực biển ven bờ của Trung Quốc.

Hãng Kyodo dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết (16/03), Manila đã ký thỏa thuận mua 12 máy bay huấn luyện chiến đấu nhằm tăng cường hoạt động bảo vệ lãnh thổ. Cũng trong ngày 16/03, Manila tuyên bố, sẽ không cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào nước này theo một thỏa thuận an ninh mà hai bên đang đàm phán.

Ngày 17/03, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Fernando Manalo cho biết, đã phân bổ 5,4 tỉ peso của kế hoạch mua 2 máy bay trực thăng tác chiến chống ngầm (ASW) cho hải quân và việc này là một trong những dự án nằm trong danh mục của Chương trình hiện đại hóa của các lực lượng vũ trang Philippines. 2 trực thăng này sẽ được biên chế cho các tàu hộ tống lớp Hamilton mua lại của Mỹ là BRP Gregorio Del Pilar (PF-15) và BRP Ramon Alcaraz (PF-16). Trước đó, Philippines thông báo, đang cân nhắc khả năng mua máy bay AW-159 “Wildcat” làm máy bay trực thăng chống ngầm.

Trong khi đó, Indonesia vừa ký hợp đồng với công ty xuất khẩu vũ khí Ukrspetsexport thuộc Tập đoàn Quốc phòng nhà nước Ukroboronprom của Ukraine, về việc cung cấp 5 xe lội nước BTR-4 cho quân đội nước này. Trước đó (13/03), Tập đoàn Quốc phòng Ukroboronprom cho biết, các cuộc đàm phán về hợp đồng này với Bộ Quốc phòng Indonesia đã hoàn tất từ cuối tháng 2, nhưng giá trị của hợp đồng không được tiết lộ.

Ngày 12/03, Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) thông báo, Seoul sẽ ký thỏa thuận nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot của Hàn Quốc trước cuối năm nay với hợp đồng trị giá khoảng 1.500 tỉ won (1,41 tỉ USD). Một quan chức DAPA cho biết, Hàn Quốc muốn nâng cấp hệ thống phóng tên lửa Patriot lên PAC-3 Configuration 3 và mua các tên lửa PAC-3 với thời gian chuyển giao dự kiến bắt đầu vào năm 2016.

Được biết, chính phủ của Thủ tướng Tony Abbott đã bật đèn xanh cho Bộ Quốc phòng Australia mua 86 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ với tổng chi phí lên tới 12,63 tỉ USD. Australia cũng sẽ mua máy bay do thám không người lái của Mỹ để bảo vệ biên giới và các lợi ích thương mại. Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, số máy bay do thám không người lái này sẽ đặt tại Adelaide và cung cấp cho lực lượng phòng thủ “các khả năng giám sát hàng hải chưa từng có”.

Theo tờ Nishinippon Shimbun, hội nghị Ngoại trưởng 12 nước thành viên (không sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có Nhật Bản) của “Sáng kiến không phổ biến và giải trừ hạt nhân” (NPDI) sẽ được tổ chức ở tỉnh Hiroshima, Nhật Bản trong tháng 4. Trong thông cáo chung của hội nghị lần này, NPDI sẽ lần đầu tiên yêu cầu Bắc Kinh tham gia hội đàm Mỹ - Nga để giảm đầu đạn hạt nhân nhằm kiềm chế Trung Quốc, nước duy nhất trong số 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang tăng cường sức chiến đấu hạt nhân.

Mặc dù là nước từng bị hại bởi vũ khí hạt nhân, nhưng Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia phát triển công nghệ hạt nhân tích cực nhất. Với tư cách là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ lần đầu tiên tham dự với tư cách quan sát viên.

 

Hồng Thất Công -Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.