Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ucraina: Những kẻ đã phản bội nước Nga
24 Tháng Ba 2014 6:05 CH GMT+7
Sự phản ứng kiên quyết và mạnh mẽ của Tổng thống Putin trong cuộc khủng hoảng Ucraina đang được các nhà phân tích và chính trị gia lý giải là do nước Nga đã bị phương Tây lừa gạt và phản bội nhiều lần.

Những kẻ đã phản bội nước Nga

Biểu tình phản đối NATO tại Krakow, Ba Lan ngày 19/02/2009

Sự phản bội gần đây nhất là việc xé bỏ bản cam kết hôm 21/02 ký giữa Tổng thống Ianoukovitch với phe đối lập Ucraina trước sự chứng giám của 3 nước châu Âu (Đức, Pháp, Ba Lan) và đại diện Nga. Trong đó, ông Ianoukovitch chấp nhận nhượng bộ tối đa phe đối lập để lập lại trật tự đất nước. Nhưng chưa đầy 24 giờ sau đó, bản thỏa thuận này đã bị xóa trắng khi phe đối lập Ucraina nắm lấy Quốc hội rồi ra lệnh phế truất Tổng thống Ianoukovitch. Nga coi đây là một sự phản bội trắng trợn của chính quyền thân phương Tây tại Kiev cũng như của các nước châu Âu đã tham gia lễ ký kết trên.

Sự bội tín của phương Tây với nước Nga là nguyên nguyên nhân chính dẫn tới trong cuộc khủng hoảng Ucraina hiện nay. Ngày 09/02/1990, James Baker, Ngoại trưởng Mỹ (dưới chính quyền George Bush) đã trấn an nhà lãnh đạo của Liên Xô khi đó là Mikhail Gorbachev, rằng liên minh phương Tây sẽ không mở rộng ảnh hưởng của mình thêm “một ly tấc nào” sang Đông Âu nếu Moskva chấp nhận nước Đức thống nhất gia nhập NATO.

Hôm sau, 10/02, Hans-Dietrich Genscher, Ngoại trưởng Đức, đã nhắc lại lời hứa này với Edouard Chevardnadze, đồng nhiệm Nga, như đã được khẳng định sau này trong một công văn mật của chính phủ Đức: “Chúng ta ý thức được rằng việc một nước Đức thống nhất gia nhập NATO làm dấy lên những vấn đề phức tạp. Nhưng với chúng ta, có một điều chắc chắn: NATO sẽ không mở rộng sang Đông Âu”. Bản thân Gorbachev cũng nhớ lại rằng NATO đã thỏa thuận “không mở rộng thêm một ly sang hướng Đông Âu”. Nhưng ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: ông đã tin tưởng phương Tây mà không cho thể hiện lời hứa này trên văn bản.

Bằng chứng là Balan, Séc và Hungary đã gia nhập NATO năm 1999, Bulgari, Rumani, Slovakia và ba nước Baltic năm 2004. Bốn năm sau, tại Thượng đỉnh NATO ở Bucarest, suýt nữa thì đến lượt Ucraina gia nhập NATO, nhưng ý tưởng này vẫn chỉ dừng lại ở mức dự án – Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thay đổi ý kiến vào giờ phút chót và đạp phanh hãm dự án. Ông Vladimir Putin, đến dự Thượng đỉnh Bucarest vào ngày cuối cùng, đã cảnh cáo: “Tại Nga, sự xuất hiện một khối quân sự mạnh ở sát đường biên giới của chúng tôi sẽ được coi là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chúng tôi”.

Nói đến sự phản bội của phương Tây với những thỏa thuận mà họ đã hứa với nước Nga, chính cựu Ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine trong bài trả lời phỏng vấn trên trang Rue89.nouvelobs.com (đề ngày 07/03), cũng đã thừa nhận rằng phương Tây không tôn trọng lời hứa với Mikhail Gorbachev vào đầu những năm 1990 về việc không mở rộng NATO sát đến biên giới Nga, rồi sau đó chính quyền George W. Bush cũng có ý định mở rộng khối này sang Đông Âu, nhưng bất thành.

Chưa dừng lại ở đó, khi đề xuất với Kiev một hiệp định liên kết, Liên minh châu Âu đã buộc Ucraina phải lựa chọn giữa phương Tây và Nga – và hậu quả là làm cho nước này bị chia xé. Chính quyền Kiev hiện nay công khai hướng tới NATO. Đảng của bà Ioulia Timochenko, đang cầm quyền, đã thông báo ý định của Ucraina gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương và ông Anders Fogh Rasmussen, Tổng thư ký NATO, tuyên bố mong muốn “gia tăng quan hệ đối tác với Ucraina”.

Những phản bội liên tiếp của phương Tây đã khiến Nga không thể ngồi yên. Nga cho rằng với một liên minh tráo trở như thế, khó có thể nói tới con đường ngoại giao. Vũ lực phải đấu lại bằng sức mạnh. Ucraina có thể bị mất vào tay phương Tây nhưng Crưm thì không thể mất bằng mọi giá.

Và đây là dịp để Mỹ tranh thủ cơ hội để trả thù vụ Edward Snowden chạy trốn sang Moskva, còn NATO, liên minh này đã ném bom Serbia vi phạm luật pháp quốc tế, hành động tại Lybia trên các cơ sở pháp lý mập mờ, thì giờ đây, với một sự giả dối bệnh hoạn, tố cáo sự chiếm đóng bất hợp pháp vùng Crưm.

Nhà báo Hans – Ulrich Jorges làm việc cho tuần báo Đức Stern, nói rằng nếu như phương Tây muốn tìm kiếm một giải pháp đúng đắn, lẽ ra họ phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở Ucraina dưới sự kiểm soát của quốc tế, thay vì để cho cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự kiểm soát của Nga; trong trường hợp này có thể đại đa số người dân Crưm sẽ bỏ phiếu ủng hộ một nền tự trị rộng lớn hơn, bên trong đất nước Ucraina (đúng như những gì quy định trong bản hiến pháp 2004). Thế nhưng, vấn đề ở đây không phải là quyền tự quyết của các dân tộc. Vấn đề ở đây là phương Tây muốn lập một trật tự mới ở Đông Âu và chọc phá nước Nga.

Ai mới là người luôn giữ kiểu tư duy Chiến tranh Lạnh. Chúng ta tự hiểu.

H.P

Theo Petrotimes

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.