Xung quanh vụ máy bay Malaysia mất tích: Nghi vấn quanh tuyên bố về số phận chiếc MH370
25 Tháng Ba 2014 2:03 CH GMT+7
Có quá nhiều điểm không rõ ràng trong thông báo chính thức của Chính phủ Malaysia về kết cục chiếc máy bay MH370 mất tích cách đây 17 ngày.

Nghi vấn quanh tuyên bố về số phận chiếc MH370

Thủ tướng Malaysia Najib Razak tại cuộc họp báo ngày 24/03

Ngày 24/03, tại một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng bằng chứng mới nhất cho thấy máy bay MH370 đã rơi ở vùng Nam Ấn Độ Dương. Ông Razak cũng cho biết hãng hàng không Malaysia đã thông báo tới thân nhân của 239 hành khách và phi hành đoàn.

Để đưa ra tuyên bố này, Malaysia dựa trên các phân tích mới của Bộ Giao thông Anh và Inmarsat – công ty cung cấp dữ liệu vệ tinh của Anh. Thủ tướng Malaysia ông Razak kết luận rằng: “MH370 đã bay theo hành lang phía Nam, và vị trí cuối cùng là ở giữa Ấn Độ Dương, phía Tây Perth. Đây là vị trí hẻo lánh, cách xa mọi khu vực có thể hạ cánh. Thế nên, chúng tôi lấy làm tiếc và với sự đau buồn sâu sắc, chúng tôi phải thông báo với quý vị rằng, theo dữ liệu mới này, chuyến bay MH370 kết thúc ở biển Nam Ấn Độ Dương”.

Ông Razak không quên kêu gọi giới truyền thông tôn trọng sự riêng tư của các gia đình nạn nhân, nói quá trình chờ đợi thông tin đã quá đau khổ và thông tin mới này còn nặng nề hơn.

Một tin nhắn của hàng không Malaysia gửi cho các gia đình nạn nhân viết: “Malaysia Airlines rất lấy làm tiếc là không còn nghi ngờ gì về việc chuyến bay MH370 đã mất và không còn ai sống sót... Giờ chúng ta phải chấp nhận mọi chứng cớ cho thấy chiếc máy bay đã đâm xuống biển Nam Ấn Độ Dương. Đã rơi ở vùng Nam Ấn Độ Dương”.

Nghi vấn quanh tuyên bố về số phận chiếc MH370

Hình ảnh mới do vệ tinh Gaofen-1 của Trung Quốc thu được

Điều đáng nói là khi thông báo trên được đưa ra, chưa có bất cứ đội tìm kiếm nào tìm thấy bất kỳ bằng chứng xác thực nào về khả năng chiếc máy bay bị rơi.

Ngày hôm qua, Chính phủ Úc đã điều tàu và trực thăng đi vớt mảnh vỡ được nghi là của máy bay Malaysia tại khu vực miền nam Ấn Độ Dương. Những vật thể này được tìm thấy cách khoảng 2.500 km về phía tây nam thành phố Perth ở miền nam nước Úc. Tàu của Úc được một chiếc máy bay Mỹ và một của Nhật Bản hộ tống.

Cũng trong sáng 24/03, Hải quân Mỹ huy động một hệ thống radar đi tìm hộp đen máy bay Malaysia. Theo lời phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, William Marks, Mỹ đưa hệ thống TPL-25 đi tìm hộp đen chiếc máy bay bị mất tích. Hệ thống này có khả năng nhận tín hiệu từ hộp đen của máy bay chìm sâu đến 6000m dưới lòng đại dương. Trên nguyên tắc hộp đen của một chiếc máy bay bị nạn tiếp tục phát tín hiệu trong vòng 30 ngày.

Tuy nhiên quan chức Mỹ thận trọng cho biết việc điều radar đi tìm hộp đen không có nghĩa là các bên đã định vị được xác hay mảnh vỡ của chiếc Boeing 777 nối liền Kuala Lumpur với Bắc Kinh mất tích từ hôm 8/3 với 239 hành khách và phi hành đoàn.

Sáng sớm hôm qua, máy bay Trung Quốc cung cấp cho Cơ quan An ninh Hải quân Úc tọa độ của nhiều vật thể nghi là mảnh vỡ của máy bay Malaysia. Nhưng máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ, US Navy P8 Poseidon đã “không thể định vị được các vật thể” nói trên theo thông tin từ phía Trung Quốc cung cấp.

Cuối tuần qua, ảnh vệ tinh của Pháp nghi ngờ đã hát hiện mảnh vỡ của chiếc máy bay nói trên ở phía nam Ấn Độ Dương. Mọi công tác tìm kiếm đang tập trung vào hai khu vực. Khu vực thứ nhất hướng về Trung Á còn khu vực thứ nhì trải dài từ Indonesia đến Ấn Độ Dương.

Nghi vấn quanh tuyên bố về số phận chiếc MH370

Trong buổi thông báo tình hình ở Bắc Kinh, thân nhân hành khách đã rất tức giận vì sự nhỏ giọt thông tin từ các cơ quan chức năng Malaysia

Có thể nói từ khi chiếc máy bay này mất tích cho đến nay, công việc tìm kiếm quá miên man, chuyển từ Vịnh Thái Lan qua Ấn Độ Dương và có đến hằng hà sa số những giả thiết. Và không biết bao nhiều lần các đội tìm kiếm nhìn thấy những vật thể trôi trên biển nên nghi là “xác máy bay”. Nhưng mọi cuộc tiếp cận đều cho thấy đó chỉ là rác trôi trên đại dương.

Việc cung cấp thông tin về toàn bộ vụ tai nạn chiếc máy bay MH370 quá nhỏ giọt lại càng khiến công tác tìm kiếm thiếu tập trung, thậm chí còn gây phản ứng mạnh mẽ từ người thân các hành khách trên chuyến bay mất tích, rồi giới truyền thông tham gia trực tiếp đưa tin và đương nhiên cả các chính phủ liên quan.

Ngay sau thông báo của Thủ tướng Razak, Trung Quốc hôm qua lên tiếng yêu cầu phía Malaysia cung cấp toàn bộ thông tin và chứng cứ để đi đến kết luận chuyến bay mang số hiệu MH370 đã bị rơi xuống Nam Ấn Độ Dương, và cho biết, nước này vẫn tiếp tục công tác tìm kiếm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc yêu cầu phía Malaysia cung cấp toàn bộ thông tin và chứng cứ để đi đến kết luận trên.

Việc thông báo kết luận chiếc máy bay MH370 bị rơi ở Ấn Độ Dương và toàn bộ hành khách bị thiệt mạng chỉ dựa vào các số liệu phân tích cho thấy chính phủ Malaysia đã quá vội vàng trong chuyện này khi chưa có các vật chứng cụ thể được tìm thấy từ xác chiếc máy bay.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.