Vụ máy bay Malaysia mất tích: Dựa vào đâu Malaysia khẳng định MH370 rơi xuống biển?
26 Tháng Ba 2014 5:09 SA GMT+7
Ngày 24/03, Thủ tướng Malaysia thông báo chiếc MH370 đã rơi xuống Ấn Ðộ Dương. Dựa vào đâu để Malaysia khẳng định chắc chắn như vậy mặc dù chưa có bất kỳ mảnh vỡ nào từ chiếc máy bay này được tìm thấy?

Dựa vào đâu Malaysia khẳng định MH370 rơi xuống biển?

Nguyên văn lời Thủ tướng Malaysia trong cuộc họp báo tại Kuala Lumour ngày 24/03: “MH370 đã bay theo hành lang phía Nam, và vị trí cuối cùng là ở giữa Ấn Độ Dương, phía Tây Perth. Đây là vị trí hẻo lánh, cách xa mọi khu vực có thể hạ cánh. Thế nên, chúng tôi lấy làm tiếc và với sự đau buồn sâu sắc, chúng tôi phải thông báo với quý vị rằng, theo dữ liệu mới này, chuyến bay MH370 kết thúc ở biển Nam Ấn Độ Dương”.

Thông báo của Thủ tướng Malaysia phát xuất từ Inmarsat, một công ty vệ tinh của Anh. Inmarsat phân tích các tin nhắn của chiếc Boeing 777 đi qua hệ mạng lưới vệ tinh của họ. Đó là luồng dữ liệu trực tiếp của chuyến bay gửi đến vệ tinh của công ty này. Phó Chủ tịch Inmarsat, ông Chris McLaughlin, giải thích rằng các chuyên viên của Inmarsat đã rà tìm đường di chuyển của chiếc máy bay này và so sánh với đường di chuyển của các chiếc máy bay khác trong khu vực để xác định đâu là đường di chuyển của chiếc MH370.

Inmarsat dựa vào các tín hiệu “ping” (một loại tín hiệu ngắn) nhận được mỗi giờ một lần từ máy bay trong vòng ít nhất năm giờ sau khi máy bay rời không phận Malaysia.

Lúc đầu, các tín hiệu ping - về cơ bản là tin báo "tôi vẫn hoạt động" - được dùng để lập ra hai vòng cung rộng, một về hướng bắc, một về hướng nam, chỉ ra đường bay có thể của máy bay.

Chặng về phương bắc luôn bị nghi ngờ vì nó sẽ đưa máy bay qua các nước với những hệ thống phòng không tinh vi. Khả năng máy bay tránh bị phát hiện là ít có.

Cuối tuần qua, Inmarsat đã xem lại toàn bộ dữ liệu họ có về chuyến bay MH370 và giờ họ tin rằng vòng cung phía nam là đường bay thực sự.

Inmarsat đã tìm hiểu giải tần số của các tín hiệu ping và xem nó khác với các ping được phát đi từ các chuyến bay dùng Boeing 777 khác của Malaysia Airlines như thế nào.

Điều này cho phép các kỹ sư mô phỏng sự những thay đổi rất nhỏ có thể có của tần số khi máy bay di chuyển.

Đây chính là hiệu ứng Doppler, vốn "làm giãn" hoặc "nén" sóng âm thanh phát ra từ những vật chuyển động. Với một chiếc xe cảnh sát đang chạy, hiệu ứng âm thanh tương đương là sự thay đổi cao độ của còi hụ. Phân tích này là tối tân và chưa từng được dùng bao giờ. Nó giúp các kỹ sư Inmarsat xác nhận vòng cung phía nam chính là đường bay của MH370. Nhưng phân tích này không cho biết gì về địa điểm của chiếc máy bay xấu số. Nó cũng không cho biết thông tin gì về khả năng thay đổi độ cao của máy bay trừ việc MH370 vẫn đang bay.

Hơn nữa, phân tích cũng không thể cho chúng ta biết về tốc độ và lượng nhiên liệu còn trong máy bay vào thời điểm có tín hiệu ping.

Điều duy nhất kỹ thuật này có thể mang lại là xác định máy bay đã bay về hướng này mà không phải hướng kia.

Dựa vào đâu Malaysia khẳng định MH370 rơi xuống biển?

Thân nhân các nạn nhân bị sốc khi được nghe thông báo kết luận về chuyến bay MH370

Nhưng đây là sự thật quặn lòng đối với gia đình có người thân trên chuyến bay MH370 vì có nghĩa là máy bay đã di chuyển cách xa bất kỳ nơi nào có thể hạ cánh được.

Kết luận duy nhất là máy bay đã rơi xuống biển.

Các nhà phân tích sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu nhưng không chắc họ có thể rút ra được thêm kết luận gì.

Cục Điều tra Tai nạn Hàng không thuộc Bộ Giao thông của Anh cũng hợp tác với Inmarsat để nghiên cứu tín hiệu ping và sẽ sớm công bố thêm chi tiết.

Nhưng ít nhất là giờ các máy bay và tàu đang tìm kiếm ở đúng vùng biển cần tìm cho dù đó là một vùng rộng lớn.

Dựa vào đâu Malaysia khẳng định MH370 rơi xuống biển?

Thủ tướng Malaysia báo tin buồn đến thân nhân của các hành khách chuyến bay MH370, ngày 24/03/2014

Việc tìm kiếm càng thêm độ khẩn trương vì đã quá nhiều thời gian trôi qua kể từ khi máy bay mất tích. Ưu tiên bây giờ là đưa tàu tới vùng được cho là có mảnh vỡ máy bay để khoanh vùng ảnh hưởng có thể.

Hộp đen của máy bay sẽ nằm gần khu vực đó dù sâu hàng vài kilômét dưới biển.

Hộp ghi dữ liệu này có pin chạy được khoảng 30 hay 40 ngày và nó sẽ chỉ còn phát tín hiệu trong một thời gian ngắn nữa. Khi hết pin, người ta chỉ còn cách sử dụng tàu ngầm không người lái để tìm hộp đen tại nơi vô cùng hẻo lánh.

Ông Tim Brown là một chuyên gia giải mã hình ảnh của một công ty tư vấn an ninh toàn cầu. Ông nói rằng vị trí của chiếc máy bay đáng lẽ đã có thể được xác định sớm hơn nhiều bằng dịch vụ giải mã dữ liệu định vị toàn cầu.

"Nhưng với chuyến bay này thì hãng hàng không Malaysia Airlines lại không sử dụng dịch vụ này, họ không mua dịch vụ bổ sung cho việc theo dõi liên tục. Họ chỉ trả phí dịch vụ tối thiểu để cho phép theo dõi chuyến bay từng nửa giờ, hoặc một giờ" - Tim Brown cho biết thêm.

Việc có thể xác định vị trí của chiếc máy bay trên Ấn Ðộ Dương ngay cả sau khi các máy liên lạc bị tắt đi và chiếc máy bay đã rơi xuống biển là bằng chứng cho thấy khoa học kỹ thuật ngày nay đã tiến bộ rất nhiều.

Tuy vậy, Trung Quốc vẫn yêu cầu được xem bằng chứng của Malaysia.

Tom Wood, vốn có anh trai đi trên chuyến bay này, nói rằng ông vẫn muốn thấy thêm bằng chứng. “Mọi người đang nói rằng ‘chúng tôi hoàn toàn chắc chắn máy bay đã đâm xuống biển’ nhưng khi được chất vấn thì họ chẳng đưa ra được mảnh vỡ nào”- ông nói.

Nguyên nhân khiến chuyến bay này đi chệch hướng khỏi đường bay định sẵn đến giờ vẫn là bí ẩn và sẽ không thể lý giải được cho tới khi hộp đen của máy bay được tìm thấy.

Nh.Thạch (tổng hợp)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.