Ba tổng thống Mỹ và một bí ẩn mang tên Putin
27 Tháng Ba 2014 6:42 SA GMT+7
Bill Clinton thấy ông lạnh lùng và đáng lo ngại, nhưng dự đoán ông sẽ là một lãnh đạo cứng rắn và có khả năng. George W. Bush muốn ông trở thành bạn bè và đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng ngày càng vỡ mộng. Barack Obama thì cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với ông, nhưng mối quan hệ song phương Nga - Mỹ ngày càng xấu đi và hiện ở đỉnh điểm tồi tệ từ khi chiến tranh Lạnh chấm dứt.

Suốt 15 năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến các đời tổng thống Mỹ bối rối và bực dọc khi họ cố gắng đánh giá ông nhưng càng làm càng sai. Ông thách thức các giả định và cự tuyệt các nỗ lực xây dựng tình bạn của họ. Ông tranh luận với họ, thuyết giảng, đánh lừa họ, cáo buộc họ, khiến họ phải chờ đợi, đồn đoán…

Mỗi người trong số ba tổng thống Mỹ kể trên đều cố gắng có cách riêng để tạo dựng một mốc lịch sử, nếu không nói là mối quan hệ mới với Nga. Nhưng nỗ lực của họ đều tan vỡ vì một bậc thầy võ thuật và một cựu đại tá KGB. Họ hình dung ông là một điều gì đó mà ông không phải. Họ nhìn ông bằng ống kính của riêng họ, tin rằng ông nhìn nhận các lợi ích Nga như họ nghĩ ông nên như thế.

Và cuối cùng, họ khó có thể tưởng tượng rằng họ đã không thể thay đổi việc Putin tiếp quản Crưm bất chấp hàng loạt biện pháp cấm vận. Để rồi đây, khi lực lượng Nga hiện diện ngập tràn khu vực biên giới giáp Ucraina, một cuộc tranh luận đã nổ ra về việc nên hay không chuyển từ cách làm việc sang đối đầu với ông như thế nào.

“Ông ấy tự mình công khai bản thân”, Tom Donilon, nguyên là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Obama nói. “Rằng đó là người bạn phải đối phó”.

Nhìn lại, mọi trợ lý của ba người đều có đánh giá tương tự: Tổng thống của họ không ngây thơ về Putin, nhìn nhận ông đúng như những gì ông là thế, nhưng cảm thấy rằng có rất ít chọn lựa ngoài việc cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt hơn. Có thể một số chính sách của họ đã làm ảnh hưởng tới cơ hội ấy khi khiến Putin bất bình hơn như mở rộng NATO, chiến tranh Iraq và Libya nhưng cuối cùng, họ vẫn thừa nhận, họ đang đối phó với một lãnh đạo Nga cơ bản là bất hoà với phương Tây.

“Tôi biết có một số chỉ trích rằng nỗ lực thiết lập lại (reset) quan hệ là khờ dại”, Donilon nói. Ông sử dụng cụm từ nói về chính sách của chính quyền Obama. “Nó là vì những lợi ích của Mỹ”.

Một số chuyên gia cho rằng, ông Obama và hai người tiền nhiệm đã chứng kiến những gì họ muốn thấy. “Phương Tây tập trung vào quan điểm Putin là người thực dụng, thực tế, người sẽ hợp tác với chúng tôi bất cứ khi nào thấy lợi ích chung”, James M. Goldgeier, trưởng khoa nghiên cứu quốc tế Đại học Mỹ nhấn mạnh.

Theo Eric S. Edelman, Thứ trưởng Quốc phòng dưới thời Bush, các nhà lãnh đạo Mỹ đã đánh giá quá cao khả năng của họ trong việc xoa dịu nỗi bất mãn của Putin với phương Tây. Để rồi sau 15 năm, không ai ở Washington còn nghĩ Putin là một đối tác. “Ông ấy đi ngủ với suy nghĩ của Peter Đại đế và thức giấc với tư duy của Stalin”, nghị sĩ Cộng hoà Mike Rogers - Chủ tịch Uỷ ban Tình báo Hạ viện nói. “Chúng ta cần hiểu ông ấy là ai và những gì ông muốn”.

Bush vỡ mộng

Clinton là vị tổng thống đầu tiên chạm trán với Putin cho dù không phải trong thời gian dài. Ông dành phần lớn nhiệm kỳ tổng thống của mình để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với Tổng thống Boris Yeltsin, người tiền nhiệm của ông Putin và tin tưởng vào việc chọn lựa người kế nhiệm trở thành Thủ tướng Nga năm 1999, sau đó là Tổng thống.

“Tôi ra khỏi cuộc họp và tin rằng, Yeltsin đã chọn một người kế nhiệm có đủ khả năng, kỹ năng để làm những công việc cần thiết, quản lý sự hỗn loạn chính trị cũng như đời sống kinh tế nước Nga tốt hơn Yeltsin có thể”, Clinton viết trong hồi ký. Khi chọn lựa Putin được phê chuẩn trong cuộc bầu cử tháng 03/2000, ông Clinton đã gọi điện chúc mừng ông và như sau này ông viết “gác điện thoại là tôi nghĩ ông ấy đủ cứng rắn để nối kết nước Nga”.

Tuy nhiên, bản thân Clinton cũng lo lắng vì sự cứng rắn ấy. Ông thúc giục Yeltsin “trông nom” người kế nhiệm. Clinton cũng cảm thấy bị gạt sang lề khi Putin dường như thờ ơ trong việc hợp tác với một Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm.

Tuy nhiên, đó là thời điểm Putin nhanh chóng cải tổ hệ thống thuế, đất đai và luật pháp Nga. Như Strobe Talbott, Thứ trưởng Ngoại giao thời Clinton đánh giá, Putin “đủ trẻ, đủ khéo léo và đủ thực tế để hiểu rằng, nước Nga đang diễn ra quá trình dịch chuyển cần thiết mà ông cần phải thúc đẩy nó”.

Bush nhậm chức với sự hoài nghi về Putin, gọi ông là “kẻ lạnh lùng” và có cuộc gặp đầu tiên với Putin tại Slovenia tháng 6/2001. Putin đã tạo sự kết nối với Bush bằng một câu chuyện về đức tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục. Phó tổng thống Dick Cheney khi ấy đã nói rằng, lúc ông gặp Putin “Tôi nghĩ K.G.B., K.G.B., K.G.B”. Nhưng ông Bush đã quả quyết xoá nhoà sự chia cắt lịch sử và “ve vãn” Putin khi lãnh đạo Nga thăm trại David cũng như trang trại Texas của Bush.

Putin thích nói rằng, ông là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi điện cho ông Bush sau vụ tấn công khủng bố 11/09/2001 và ông cho phép quân đội Mỹ vào Trung Á như một cơ sở hoạt động cho cuộc chiến ở Afghanistan.

Nhưng Putin lại không cảm thấy Bush đáp lại, quan hệ hai bên trở nên căng thẳng vì cuộc chiến Iraq và cách Kremlin đối phó với người bất đồng chính kiến ở Nga. Vào nhiệm kỳ thứ hai của Bush, hai bên tranh cãi về nền dân chủ Nga, và lên tới đỉnh điểm trong một cuộc gặp tại Slovakia năm 2005.

“Nó như cuộc tranh cãi thời trung học vậy”, Bush phàn nàn với Thủ tướng Anh Tony Blair. Sự thất vọng của ông về Putin gia tăng hơn nữa vào một năm sau đó. “Ông ấy không thạo tin”, Bush nói với Thủ tướng Đan Mạch năm 2006. “Giống như tranh cãi với học sinh lớp 8 về những lập luận sai lầm của mình”.

Ít tuần sau, Bush nói với một nhà lãnh đạo khác về Putin rằng: “Tôi nghĩ rằng, chúng tôi đã mất ông ấy”.

Lạnh như đá

Nhưng ông Bush không muốn từ bỏ thậm chí cả khi những người xung quanh không còn thấy cơ hội. Bộ trưởng Quốc phòng mới, Robert M. Gates, trở về từ cuộc gặp đầu tiên với Putin và nói với các cộng sự điều khác Bush, rằng, ông đã “nhìn vào mắt Putin và đúng như dự đoán, đó là một người lạnh như đá”.

Mùa xuân năm 2008, Bush đưa Ucraina và Grudia vào con đường gia nhập NATO, chia cắt liên minh và khiến Putin nổi giận. Tháng 8 năm đó, hai nhà lãnh đạo có mặt tại Bắc Kinh nhân Olympic mùa hè và khẩu chiến khi quân đội Nga tiến vào Grudia.

Trong hồi ký, Bush nhớ lại cuộc đối đầu với Putin. “Tôi cảnh báo ông Saakashvili rất nóng tính” (chỉ Tổng thống Grudia khi đó là Mikheil Saakashvili), Bush nói với Putin. “Tôi cũng nóng tính”, Putin đáp. “Không, ông là người máu lạnh”.

Bush đáp trả cuộc chiến Grudia bằng cách gửi viện trợ nhân đạo cho Grudia, điều một tàu chiến tới khu vực và ngừng thoả thuận hạt nhân dân sự với Nga.

Lo lắng Crưm sẽ là điểm tiếp theo, Bush đã thành công trong việc chặn bước Nga “nuốt chửng” hoàn toàn Grudia. Nhưng vào đêm trước sự sụp đổ của Lehman Brothers cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông đã không áp dụng các biện pháp cấm vận như Obama đang làm hiện nay.

“Chúng tôi và người châu Âu bị đẩy vào mối quan hệ tồi tệ vào cuối 2008”, Stephen J. Hadley, cố vấn an ninh quốc gia của Bush nhớ lại. “Chúng tôi muốn gửi đi thông điệp rằng, chiến lược này khó có thể chấp nhận. Giờ nghĩ lại, chúng tôi nên làm nhiều hơn nữa”. Nếu Bush không tiến hành những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất có thể thì người kế nhiệm ông đã sớm gây ra tranh luận về chuyện này. Chỉ sau vài tháng nhậm chức, Obama quyết định chấm dứt việc cô lập Nga vì vấn đề Grudia để tái thiết quan hệ hai nước.

Putin đã tuân thủ quy định hiến pháp giới hạn hai nhiệm kỳ của Nga, bước sang bên và chuyển giao quyền lực cho Dmitri A. Medvedev trong khi trở lại đảm nhận ghế thủ tướng. Vì thế, Obama quyết định cư xử với ông Medvedev như một nhà lãnh đạo thực sự.

Trước chuyến công du đầu tiên tới Moskva, ông Obama công khai tán dương ông Medvedev như một nhà lãnh đạo thế hệ mới.

Trong số những người hoài nghi Putin có Gates, vẫn đảm đương cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và Hillary Clinton, tân Ngoại trưởng Mỹ. Cũng như ông Gates, bà Clinton rất nghi ngờ Putin. Tuy nhiên, cả hai đều nhất trí phải nỗ lực và bà đã cùng với người đồng cấp nhấn chiếc nút “reset” (thiết lập lại).

Canh bạc của Obama

Trong một khoảng thời gian, canh bạc của Obama với Medvedev dường như đã hoạt động. Họ khôi phục thoả thuận hạt nhân dân sự thời Bush, ký hiệp ước về vũ khí hạt nhân, thông qua thoả thuận cho phép quân đội Mỹ bay qua không phận Nga tới Afghanistan và hợp tác trong áp dụng lệnh trừng phạt với Iran.

Tuy nhiên, Putin không bỏ qua chuyện này. Năm 2012 ông đã trở lại ghế tổng thống và thể hiện rõ rằng, sẽ không để Obama “thao túng”.

Putin phớt lờ mọi nỗ lực của Obama nhằm khởi động những cuộc đàm phán hạt nhân mới, cho phép “kẻ tội đồ” Edward J. Snowden ẩn trú. Ông Obama đã hoãn một chuyến công du tới Moskva, tuyên bố không có liên hệ cá nhân với Putin.

Theo một số chuyên gia, cuối cùng, ông Obama đã không nhìn thấy cuộc cách mạng thân phương Tây tại Ucraina (lật đổ một đồng minh của Moskva) phản chiếu qua mắt nhìn Putin như thế nào. “Khi không có sự trao đổi đáng kể nào hay lòng tin tưởng giữa Obama và Putin, thì gần như là điều không thể nếu muốn sử dụng các cuộc điện đàm cấp cao để giải quyết vấn đề”, Andrew Weiss, nguyên cố vấn về Nga cho ông Clinton đánh giá.

Khi cố gắng tìm ra những gì phải làm để chấm dứt cuộc khủng hoảng Ucraina, Obama đã tiếp xúc với những nhà lãnh đạo khác vẫn duy trì quan hệ với Putin, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà nói với Tổng thống Mỹ, sau cuộc trao đổi với Putin, bà cho rằng, ông đã “ở một thế giới khác”. Ngoại trưởng John Kerry sau đó công khai nhấn mạnh, bài phát biểu của Putin về Crưm “không ăn nhập với thực tế”.

Đã nổ ra một cuộc tranh luận tại Washington: Putin đã thay đổi trong 15 năm qua và trở nên mất phương hướng theo một cách nào đó? Hay đơn giản là ông nhìn thế giới hoàn toàn khác biệt với phương Tây nên khó tìm ra điểm chung?

“Ông ấy không ảo tưởng, nhưng ông ấy sống trong một nước Nga của quá khứ - một phiên bản của quá khứ mà ông đã tạo ra”, Fiona Hill, quan chức tình báo hàng đầu về Nga thời Bush cho biết. “Hiện tại của ông được xác định bởi chính điều này và không có một tầm nhìn rõ ràng cho tương lai. Chính xác là ông đi tới đâu để giành lại ảnh hưởng trên các vùng lãnh thổ? Sau đó là gì?”.

Đó là câu hỏi mà vị tổng thống Mỹ hiện tại và có khả năng là người kế tiếp sẽ đặt ra trong thời gian tới.

Theo Vietnamnet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.