Nga đối phó thế nào với đe dọa của phương Tây?
27 Tháng Ba 2014 7:31 CH GMT+7
Trước khi can thiệp vào Ucraina, Nga đã chuẩn bị sẵn kịch bản cho sự trừng phạt kinh tế của phương Tây, nhưng hy vọng sẽ không phải áp dụng giải pháp này.

Nga chuẩn bị gì trước đe dọa trừng phạt kinh tế của phương Tây?

Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov ngày 26/03.

Trong phiên họp Hội đồng Liên bang, ông Shuvalov nói: "Chúng tôi đã có các kế hoạch và có các khoản tiền cho điều đó. Chúng tôi hy vọng rằng tình hình sẽ không phát triển theo kịch bản khó khăn nhất, nhưng dành cho kịch bản khó khăn nhất chúng tôi cũng đã có kế hoạch hành động".

Ông nói thêm rằng kế hoạch hành động bao gồm cả ngoại hối và thị trường tài chính đã được soạn thảo xong hơn một tuần trước đây và đã được báo cáo với Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ.

"Vì những lý do khác nhau, chúng tôi không thể công khai kế hoạch này, vì có thể tạo ra những hành động đầu cơ tương ứng của những lực lượng nhất định” - ông Shuvalov nói.

Về phần mình, Thủ tướng Medvedev khẳng định Nga có mọi khả năng tránh một đợt suy thoái kinh tế thực sự như cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009. Ông nêu rõ đất nước đang trong bối cảnh kinh tế quốc tế rất phức tạp, cơ cấu kinh tế cũ vẫn còn nặng nề, nhưng chính phủ sẽ vượt qua các thách thức và tránh được những hậu quả do giảm tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Nga cho biết chính phủ đã quyết định về Chương trình phát triển kinh tế giai đoạn 2014-2016, hướng tăng trưởng kinh tế đạt 4-5%/năm. Ông nhấn mạnh kinh tế thế giới đang bên bờ suy thoái và Nga cần nỗ lực kích cầu trong nước để đối phó với những ảnh hưởng bất lợi. Chính phủ đặt nhiệm vụ giảm tỷ lệ lạm phát xuống 2-3%.

Trước khi cuộc khủng hoảng Ucraina diễn ra, kinh tế Nga đã ngấp ngé bờ vực khủng hoảng. Từ đầu năm đến ngày 20/03, các nhà đầu tư đã rút khoảng 5,5 tỷ USD khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu Nga, gần bằng mức vốn đầu tư 63 tỷ USD chảy khỏi quốc gia này trong cả năm 2013.

Thị trường chứng khoán Nga cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Các chỉ số cổ phiếu chủ chốt của thị trường chứng khoán Nga đã có mức giảm điểm mạnh nhất thế giới trong năm nay.

Chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga đã giảm tới 13,7% trong năm nay, so với mức giảm 5% của chỉ số cổ phiếu các thị trường mới nổi MSCI Emerging Market. Đồng rúp Nga cũng là loại tiền tệ giảm giá mạnh thứ nhì so với đồng USD, chỉ sau đồng nội tệ của Argentina, với mức giảm 9%.

Ngân hàng trung ương Nga đã phải mạnh tay nâng lãi suất cơ bản đồng rúp thêm 150 điểm cơ bản để ngăn đà lao dốc của đồng rúp.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), nếu mâu thuẫn giữa Nga và Ukraina leo thang, những biến động có thể tăng lên xung quanh các biện pháp trừng phạt của phương Tây và hành động đáp trả của Nga. Thị trường tiêu dùng và hoạt động kinh doanh sẽ trở nên tồi tệ hơn và kết quả là GDP giảm 1,8%. Mặc dù tháng 12/2013, WB từng dự đoán, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 2,2% nhưng hiện tại, triển vọng của nước này thấp hơn nhiều do khủng hoảng ở Crưm.

Ngày 24/03, Giám đốc Điều hành Ngân hàng Sberbank lớn nhất của Nga German Gref cảnh báo nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế Nga đang hiện hữu, song vẫn còn quá sớm để đưa ra các dự báo chính xác do tình hình kinh tế vĩ mô rất thiếu ổn định.

Suy thoái hoặc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ngang sẽ xuất hiện nếu dòng vốn chảy ra ngoài lên tới 100 tỷ USD trong năm nay. Hãng Interfax dẫn lời ông Gref nhận định: “Tới nay, mọi việc vẫn tốt, tương đối ổn định”, song rắc rối thật sự sẽ đến nếu dòng vốn chảy ra khỏi Nga đạt con số 100 tỷ USD trong năm 2014, khi đó tăng trưởng của nền kinh tế có thể rơi xuống mức 0% hoặc thậm chí là tăng trưởng âm.

WB cho rằng, những rủi ro chính trị là yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ngay cả khi tác động của cuộc khủng hoảng tại Crưm được hạn chế và chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn thì tăng trưởng của Nga vẫn chỉ ở mức thấp là 1,1% trong năm 2014 và 1,3% trong năm 2015 trong bối cảnh kinh tế thiếu cải cách cơ cấu, đầu tư giảm và niềm tin tiêu dùng thấp. Cả hai kịch bản – rủi ro cao và rủi ro thấp - đều chưa tính đến tác động của các biện pháp trừng phạt về thương mại của phương Tây.

Theo WB, vấn đề chính của nền kinh tế Nga là sự khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư do căng thẳng chính trị.

Tin giờ chót, Nga và phương Tây có vẻ đã vạch ra được giới hạn cho cuộc khủng hoảng Ukraina sau khi Tổng thống Mỹ và đồng minh tạm thời không tăng thêm các biện pháp trừng phạt nếu Moskva không mở rộng phạm vi can thiệp ngoài Crưm. Thị trường đã có phản ứng tích cực trước những tín hiệu này khi đồng rúp đã giữ giá còn chỉ số chứng khoán Nga cũng tăng nhẹ trong ngày 25/03.

Th.Long

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.