ASEAN bắt đầu cuộc tập trận chung KOMODO
30 Tháng Ba 2014 11:25 SA GMT+7
Cuộc diễn tập đa phương Hải quân ASEAN và các nước đối tác mang tên KOMODO đã chính thức bắt đầu từ sáng 29/03, tại đảo Ba-tam, In-đô-nê-xi-a.

Lực lượng Hải quân Việt Nam, gồm 70 cán bộ, chiến sĩ cùng Tàu Bệnh viện HQ-561 đã tích cực, chủ động tham gia ngay vào các nội dung diễn tập. 

Thảm họa, thiên tai có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào

Diễn tập KOMODO tập trung vào các chiến dịch hải quân về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, là sáng kiến của Indonesia, nằm trong khuôn khổ cơ chế hợp tác Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN (ANCM). Tham dự diễn tập KOMODO có lực lượng của các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác gồm: Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Các đại biểu tại Lễ khai mạc diễn tập KOMODO.
Các quan chức Indonesia thị sát Diễn tập Sở chỉ huy.

Theo Ban tổ chức, tổng cộng có 4.885 sĩ quan, binh sĩ tham gia diễn tập, trong đó 3000 người của Indonesia. Về các phương tiện, Indonesia cử 24 tàu, các nước khác cử 14 tàu, trong đó có các tàu: Đô đốc Shaposhnikov của Nga; JDS Akebono của Nhật Bản; Trường Bạch Sơn của Trung Quốc; USNS Caesar Chavez của Mỹ; INS Sukanya của Ấn Độ; HMAS Launceston của Niu Di-lân. Tàu HQ-561 đại diện cho Hải quân nhân dân Việt Nam dự cuộc diễn tập. Tham gia KOMODO còn có các máy bay: Sirkorsky S-61A-4 của Malaysia; Chetak của Ấn Độ; Z8, Z9 của Trung Quốc; P3C Orion của Mỹ… Nước chủ nhà Indonesia cử 6 máy bay các loại thực hiện diễn tập. 

Đây là lần đầu tiên các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác tổ chức một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn. Điều này cho thấy, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Phát biểu tại Lễ khai mạc cuộc diễn tập, ông Djoko Suyanto, Bộ trưởng Cao cấp điều phối các vấn đề Chính trị, Luật pháp và An ninh Indonesia cũng nhấn mạnh: “Không có nước nào “miễn nhiễm” với thảm họa thiên tai. Nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào”.

Thực tế, trong những năm gần đây, thảm họa thiên nhiên đã gây ra những tổn thất to lớn về người và của ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ví dụ như sóng thần ở A-chê, Indonesia năm 2005; động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008; động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 và gần đây nhất là siêu bão Hải Yến ở Philippines. Trong bối cảnh như vậy, cuộc diễn tập KOMODO được kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng hợp tác giữa các nước trong việc ứng phó với các thảm họa có thể xảy ra trong tương lai, giảm thiểu thiệt hại cho người dân. 

Bên cạnh mục tiêu rõ ràng nêu trên, cuộc diễn tập KOMODO được tổ chức nhằm xây dựng lòng tin giữa các thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước đối tác vì một khu vực hòa bình và ổn định. “Chúng ta cần sự ổn định vì một thực tế rằng chúng ta cần sự thịnh vượng. Và thịnh vượng cho tất cả là lợi ích lớn nhất của chúng ta”, ông Djoko Suyanto nêu rõ trong phát biểu khai mạc diễn tập KOMODO.

Ngay sau lễ khai mạc ngắn gọn, lực lượng các nước đã bắt đầu tiến hành những nội dung diễn tập…

“Vụ nổ kinh hoàng”

"Ngày N, một tàu lớn chở đầy khí ga hóa lỏng (LNG) đang di chuyển trong vùng biển giữa đảo Anambas và đảo Natuna đã phát nổ, gây thảm họa sóng thần phá hủy cơ sở hạ tầng công cộng, trang thiết bị và hoạt động kinh tế của hai đảo này. Hải quân Indonesia triển khai ngay lực lượng, phương tiện cứu trợ, Chính phủ Indonesia cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế vào hỗ trợ. Trung tâm điều phối đa quốc gia được thiết lập tại đảo Batam, cách khu vực thảm họa khoảng 200 hải lý về hướng Tây Nam".

Dựa trên kịch bản này, Diễn tập chỉ huy tham mưu KOMODO được tiến hành trong hai ngày (29 và 30/03) trên đảo Batam. Đoàn Việt Nam cử 5 sĩ quan, trong đó Đại tá Đỗ Minh Thái, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác trực tiếp tham gia Diễn tập tham mưu trên hải đồ-sa bàn. 

Diễn tập KOMODO chính thức bắt đầu.
Các phương tiện tham gia diễn tập KOMODO.

Tại nội dung diễn tập này, các sĩ quan cấp chiến lược, chiến dịch và các quan sát viên trao đổi về phương pháp, cơ chế và quy trình phối hợp theo kịch bản thảm họa. Qua đó đạt được nhận thức chung về chiến dịch cứu trợ thảm họa, nhu cầu bảo đảm hậu cần, nhận biết các trở ngại và đề xuất một quy trình chuẩn hóa cho hợp tác cứu trợ thảm họa Hải quân ASEAN và các đối tác. 

5 sĩ quan Việt Nam tham gia Diễn tập sở chỉ huy. Theo nội dung này, chỉ huy và cơ quan tham mưu Hải quân đa phương diễn tập quy trình lập kế hoạch, chỉ huy-kiểm soát, xử lý tình huống hợp tác cứu trợ thảm họa, các phương thức thông tin liên lạc, bảo đảm hậu cần.

Trong nội dung thứ ba của diễn tập chỉ huy tham mưu KOMODO, tại Sở chỉ huy trên đảo Batam, Thuyền trưởng Tàu HQ-561, các sĩ quan tham mưu và các sĩ quan phụ trách các nhóm quân y, công binh của Việt Nam báo cáo thông qua các kế hoạch trước đi biển, thống nhất phương án thông tin liên lạc, xử lý tình huống trên biển, đảo.    

Sau khi kết thúc giai đoạn diễn tập chỉ huy tham mưu, ngày 31/03, lực lượng hải quân các nước sẽ bắt đầu tiến hành diễn tập thực binh trên biển.

Theo Quân đội nhân dân

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.