Vì sao Nga hủy hợp đồng thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen với Ucraina?
02 Tháng Tư 2014 10:53 SA GMT+7
Hạ viện Nga vừa thông qua luật chấm dứt các thỏa thuận Nga-Ucraina về Hạm đội Biển Đen. Đây là hệ quả tất yếu của việc Crưm sáp nhập vào Nga nhưng cũng còn một lý do chính trị khác.

Vì sao Nga hủy hợp đồng thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen với Ukraina?

Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol

Hạm đội Biển Đen là một đơn vị thuộc Hải quân Nga hoạt động ở Biển Đen và Địa Trung Hải kể từ thế kỷ 18. Hạm đội này đóng ở nhiều bến cảng khác nhau ở Biển Đen và duyên hải Biển Azov. Căn cứ chính của nó từ thế kỷ thứ 18 là thành phố cảng Sevastopol, nằm phía Tây Nam của bán đảo Crưm trong Biển Đen.

Thành phố này trước đây là căn cứ của hải quân Liên Xô vì trước năm 1954 Crưm vẫn thuộc Liên bang Xô viết. Ngày 19/02/1954, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô ban hành sắc lệnh cắt tỉnh Crưm chuyển cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ucraina. Việc chuyển giao này được miêu tả là một "món quà", kỷ niệm cột mốc 300 năm Ucraina trở thành một phần của Nga.

Vì có địa thế rất lợi hại, Sevastopol là một cứ điểm quan trọng của hải quân. Trong Chiến tranh vùng Crưm (giữa thế kỷ 19) quân Anh và Pháp bao vây Sevastopol gần một năm mới hạ được thành phố này.

Trước khi Crưm sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/03/2014, Sevastopol là căn cứ của cả Hải quân Ucraina và Hạm đội Biển Đen của Nga. Hai căn cứ nằm sát nách nhau. Các tầu chỉ phân biệt được bằng số thuyền: tầu Ucraina bắt đầu bằng chữ U lớn, ngoài ra còn có lá cờ Xanh-Vàng.

Ngày 16/03/2014, người dân Sevastopol đã bỏ phiếu đề nghị được sáp nhập vào Nga. Ngày 18/03/2014, Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh chính thức sáp nhập Sevastopol vào Liên bang Nga, Sevastopol ngày nay là một thực thể của Liên bang Nga, không chịu bất kỳ một sự quản lý nào từ chính quyền Kiev. Căn cứ hải quân của Ucraina tại đây được lệnh rút lui.

Vì sao Nga hủy hợp đồng thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen với Ukraina?

Toàn cảnh cảng Sevastopol ở bán đảo Crưm, bên bờ Biển Đen

Ngày 31/03, Duma Quốc gia Nga đã bỏ phiếu ngừng chi trả tiền cho Kiev để thuê căn cứ hải quân Sevastopol cũng như chấm dứt việc hoãn và xóa nợ cho Ucraina. Duma Nga đã hủy tất cả bốn thỏa thuận về tình trạng của căn cứ hải quân Sevastopol, bao gồm các thỏa thuận năm 1997 giữa Moskva và Kiev, theo đó Nga chính thức nhận lại hạm đội Biển Đen của Liên Xô và bắt đầu thuê căn cứ Sevastopol từ Ucraina, cũng như thỏa thuận năm 2010 kéo dài việc thuê căn cứ này tới năm 2042, với lựa chọn mở rộng thêm 5 năm nữa.

Theo các thỏa thuận này, Nga trả cho Ucraina mỗi năm khoản tiền 526,5 triệu USD cho việc thuê căn cứ, xóa nợ 97,75 triệu USD đổi lấy quyền sử dụng lãnh hải và tần số phát thanh của Ucraina và đền bù cho các ảnh hưởng với môi trường của hạm đội Biển Đen. Hải quân Nga được phép đồn trú ở đây 25.000 binh sĩ, 24 hệ thống pháo, 132 xe bọc thép và 22 máy bay chiến đấu, ngoài các tàu của hạm đội.

Các nghị sĩ Nga cho rằng việc Crưm sáp nhập vào Nga trên thực tế đã chấm dứt thỏa thuận này và Nga không còn nghĩa vụ phải trả các khoản tiền vay cho Ucraina.

Trước đó, ngày 29/03, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia đề xuất hủy bỏ các thỏa thuận với Ucraina liên quan đến Hạm đội này.

Đáng chú ý nhất là hiệp định ký giữa Nga và Ucraina ngày 21/04/2010, cho phép Nga thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen ở Crưm được kéo dài thêm 25 năm tới năm 2042, đổi lại Nga trợ giá khí đốt xuất khẩu sang Ucraina.

Phát biểu tại phiên họp của Hạ viên Nga ngày 31/03, Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin cho biết tổng số tiền Ucraina nợ Nga sau khi chấm dứt thỏa thuận về Hạm đội Biển Đen vào năm 1997 và 2010 là khoảng 10-11 tỷ USD.

Một ngày sau khi Duma Quốc gia Nga tuyên bố hủy bỏ mọi thỏa thuận thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen, những “đặc ân” của Moskva dành cho Ucraina cũng chấm dứt. Kể từ ngày 01/04/2014, giá khí đốt Ucraina nhập của Nga sẽ là 385,5 USD/1.000m3, tăng hơn 1/3 so với mức hiện tại.

Theo ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành Gazprom, nguyên nhân của sự tăng giá này là do Kiev không thanh toán được hóa đơn nhập khí đốt năm 2013 và hiện còn nợ Nga hơn 1,7 tỷ USD.

Theo giới quan sát, có lẽ phải đợi tới “mùa quýt” thì Nga mới đòi được số tiền Ucraina nợ sau khi hợp đồng trên bị hủy. Tuy nhiên, đây là một động thái chính trị nhiều hơn là kinh tế. Cuộc đàm phán giữa Nga và phương Tây nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ucraina vẫn đang diễn ra căng thẳng. Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng hai nước Nga và Mỹ hôm 30/03 tại Pháp chưa đem lại kết quả gì. Trong lúc này việc Nga gây sức ép với phương Tây và cả chính quyền Kiev là rất cần thiết để giành chiến thắng trên bàn đối thoại.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.