Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ucraina: Ucraina bắt đầu phải trả giá
03 Tháng Tư 2014 7:54 SA GMT+7
Sự phiêu lưu chính trị của Ucraina đang khiến nước này trả giá đắt. Từ một nơi trung chuyển khí đốt quan trọng giữa Nga và châu Âu giờ mọi đường ống dẫn khí đều né Ucraina; từ một đối tác đang được nhiều ưu ái của Nga, giờ Ucraina phải chịu mức giá khí đốt cao nhất châu Âu.

Nói đến vai trò trung chuyển khí đốt của Ucraina thì hẳn điều người ta nhớ nhất là sự kiện “châu Âu suýt chết cóng”. Trong suốt hai thập niên, Ucraina là nơi mà 80% lượng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu bắt buộc phải đi qua.

Ucraina là nguyên nhân hai cuộc khủng hoảng khí đốt vào tháng 01/2006 và tháng 01/2009, khiến châu Âu bị cắt mất nguồn khí đốt ngay trong mùa đông. Do Kiev chưa thanh toán được, tập đoàn Gazprom đã ngưng giao hàng và Ucraina bèn chuyển sang dùng gas dành cho châu Âu, khiến Gazprom cúp toàn bộ nguồn khí đốt chuyển vận qua lãnh thổ Ucraina.

Nhưng ngày nay, những đường ống dẫn khí đi vòng tránh Ucraina đã được thiết lập. Đã nhiều lần các tập đoàn khí đốt châu Âu và Gazprom đề nghị Kiev tách biệt các đường ống dẫn khí cho châu Âu và cho tiêu dùng nội địa, nhưng Ucraina từ chối. Rốt cuộc bốn tập đoàn châu Âu (hai của Đức, một của Hà Lan và một của Pháp) đã liên kết với Gazprom để thiết lập hai đường ống của hệ thống Nord Stream. Hệ thống dài 1.224km dẫn thẳng khí đốt từ Nga đến miền bắc nước Đức đi qua vùng Baltic, cung ứng 33Gm3/năm, cộng với 16Gm3/năm của đường ống Blue Stream đi qua Hắc Hải.

Ukraina bắt đầu phải trả giá

Biếm họa về cuộc khủng hoảng khí đốt Nga-Ucraina năm 2009

Thật ra các mạng lưới trên chưa hoàn chỉnh, và một phần ba số điểm kết nối hiện bị tắc nghẽn vì một số lý do. Nhưng các công ty Nga và châu Âu cũng đang nỗ lực thành lập South Stream, một đường ống dẫn khí dài 2.380km đi vòng tránh Ucraina về phía nam, nối vùng Novorossiisk của Nga với Bulgari thông qua Hắc Hải. Nếu hệ thống này đạt được năng lực hoàn chỉnh 63Gm3/năm vào năm 2019, việc dẫn khí đốt Nga qua Ucraina có thể trở thành quá khứ.

Ngược lại, Kiev luôn bị lệ thuộc vào dầu khí từ Nga, và luôn gặp khó khăn trong việc thanh toán chi phí năng lượng khoảng 14,58 tỉ USD một năm. Nga hiện là nước cung cấp 55% đến 65% nhu cầu khí đốt và 2/3 nhu cầu dầu lửa cho Ucraina. Moskva mà cắt không bán khí đốt và dầu lửa cho Kiev thì không hiểu các đối tác châu Âu hay Mỹ có sẵn sàng nối ống bán lại cho Ucraina hay không. Thật khó có thể hình dung ra!

Thực tế phũ phàng này Ucraina phải đối phó, cho dù lãnh đạo là ai. Liên minh châu Âu hứa cho Ucraina vay thêm 10,9 tỉ euro, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho vay thêm số tiền tương đương, và Mỹ 1 tỉ USD. Nhưng về lâu về dài, không một ai trả thay cho Kiev hóa đơn 8,7 tỉ euro/năm tiền khí đốt và 5,8 tỉ euro/năm tiền dầu lửa. Gazprom đã thông báo cho Ucraina tăng giá khí đốt từ 1/4/2014, tính ra phải trả thêm 2,18 tỉ euro mỗi năm. Moskva đã buộc Ucraina và những người ủng hộ ở châu Âu phải trả giá!

Ucraina đã giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống phân nửa kể từ năm 1990, nhờ giảm được nạn ăn cắp và một số biện pháp, bên cạnh đó là suy thoái kinh tế. Kiev hy vọng phát hiện được các nguồn dầu khí mới, nhờ đó giảm lệ thuộc vào Nga, nhưng trữ lượng tiềm năng đa số lại nằm ở Crưm. Thế nên Kiev đành phải dùng đến phương cách mất lòng dân là tăng giá khí đốt, một trong những đòi hỏi của IMF.

Kinh tế Ucraina đang suy sụp. Kiev quá trông đợi vào châu Âu, so bì với số tiền 99,8 tỉ euro mà Ba Lan đã nhận được từ 2007 đến 2013, và 103,4 tỉ euro hứa hẹn cho Vacsava từ 2014-2020. Nhưng nếu không vực dậy nền kinh tế bị các đại gia thao túng, châu Âu khó thể gồng gánh cho Ucraina về lâu về dài.

Tình trạng hiện nay là do Ucraina đã quá dựa vào vị trí địa chiến lược của mình, ỷ lại việc là địa điểm trung chuyển khí đốt, việc cho thuê căn cứ Sevastopol, viện trợ phương Tây…

Những lợi thế trên Ucraina vẫn hoàn toàn có thể được hưởng như bao năm nay nếu không “trở giáo” với Nga. Đương nhiên, việc một nước nhỏ ở cạnh một nước lớn thì phải chịu sự chi phối, cũng giống như rất nhiều trường hợp khác trong thế giới hiện nay.

Nhưng châu Âu cũng chịu một phần trách nhiệm khi làm ngơ trước những tiêu cực, tình trạng tham nhũng. Nhưng sai lầm nghiêm trọng nhất là châu Âu đã “xúi bẩy” một số thành phần chống đối tại Ucraina, cũng như ở những quốc gia Liên Xô cũ khác, phải chọn lựa hoặc hợp tác với họ hoặc nhận lời tham gia liên minh thuế quan do Nga đề nghị, trong khi thực tế không một nước nào có thể cắt đứt quan hệ với Nga.

Các nhà phân tích nhận định, nếu châu Âu đưa ra các hình thức hợp tác linh hoạt hơn với các nước này thì trường hợp đáng tiếc như của Ucraina hiện nay đã không diễn ra. Một bài học đáng để châu Âu suy nghĩ cho những hành động sau này. Còn riêng về Ucraina, khả năng hoàn nguyên tình trạng như trước khi xảy ra cuộc chính biến ngày 22/02/2014 có quá muộn? Không ai có thể tiên đoán được.

Thay cho lời kết xin trích lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 02/04: “Khủng hoảng kinh tế ở Ucraina lan tràn bởi chủ nghĩa phiêu lưu của các chính trị gia”.

Th.Long

 

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.