Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ucraina: Nga vừa đánh thức một “con quỷ”
04 Tháng Tư 2014 11:58 SA GMT+7
NATO sửa soạn đến Ucraina. Phương Tây nói việc Nga can thiệp vào Crưm đã đánh thức “cỗ máy chiến tranh” NATO. Chúng ta nên xem bên trong cỗ máy này có gì trước khi đưa ra kết luận.

Nga vừa đánh thức một “con quỷ”

Tại Hội nghị các Ngoại trưởng NATO ngày 1 và 2 tháng 4, NATO quyết định ngừng một số hợp tác với Nga để phản đối việc nước này can thiệp vào Ucraina. Nhìn chung theo phía Nga, quyết định này không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ hai bên vì Hội đồng Nga-NATO vẫn hoạt động. Những chương trình hợp bị đình chỉ là một cuộc tập trận chung, tàu NATO và Nga thôi tiếp cận cảng của nhau và ngừng trao đổi thông tin.

Tất cả các hoạt động này chủ yếu có tính chất phô trương. Bây giờ cả hai bên có thể tiết kiệm một lượng ngân sách đáng kể. Hồi năm 2008, liên quan với các sự kiện ở Nam Ossetia và Abkhazia, NATO đe dọa Nga nhiều hơn: cắt đứt tất cả các liên hệ, các cuộc gặp cấp cao...

Một ngày sau tuyên bố trên, truyền thông phương Tây cho biết, giới quân sự NATO đang sửa soạn đến Ucraina. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ucraina, vào tuần tới, nhóm đầu tiên của các điều phối viên NATO sẽ đến Kiev. Theo kế hoạch, trong năm nay, ở Ucraina sẽ tổ chức tám cuộc tập trận quân sự với các nước trong khối Bắc Đại Tây Dương. Ucraina không là thành viên chính thức của NATO nhưng là đối tác hòa bình.

Giới lãnh đạo Kiev hiện nay đang vận động gia nhập khối này tuy nhiên để làm được điều đó họ phải tiến hành sửa đổi hiến pháp. Bản Hiến pháp năm 1992 của Ucraina ghi rõ nước này đứng ngoài khối NATO.

Nga vừa đánh thức một “con quỷ”

Tổng thống Obama (phải) gặp Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại Brussels hồi cuối tháng 03/2014.

 

Những hoạt động “lên gân lên cốt” của NATO nói lên điều gì? Cỗ máy chiến tranh này đã được khởi động? Nếu nói Nga là người đã đánh thức cỗ máy này thì ai sẽ là người “đổ dầu” để nó hoạt động. Ngày 24/03, khi trả lời phỏng vấn một nhật báo Hà Lan, Tổng thống Mỹ ca ngợi NATO là “liên minh mạnh nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử nhân loại” và “NATO là cơ sở bảo đảm cho an ninh chung”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ giảm mạnh ngân sách quốc phòng, kinh tế châu Âu liên tục trì trệ, các phát biểu trên đây của ông Obama khó trấn an được châu Âu vì NATO không còn có đủ phương tiện để đảm trách vai trò của mình.

Từ hơn một thập niên qua, Mỹ, thành viên hùng mạnh nhất trong NATO, đã giảm đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại châu Âu. Trong khi đó, do khó khăn kinh tế triền miên, các thành viên châu Âu lại không gia tăng chi phí quân sự.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vào thời điểm căng thẳng nhất, Mỹ có tới 400 ngàn binh sĩ hiện diện tại châu Âu. Đó là những đơn vị được huấn luyện để có thể triển khai nhanh chóng bảo vệ Tây Âu, đối phó với những đe dọa của Liên Xô và liên minh quân sự, khối Vacxava.

Giờ đây, tại châu Âu, Mỹ chỉ bố trí 67 ngàn binh sĩ, 130 máy bay tiêm kích, 12 máy bay tiếp nhiên liệu và 30 máy bay vận tải. Khi kết thúc chiến tranh lạnh, vào cuối năm 1990, không quân Mỹ có tới 800 máy bay.

Hải quân Mỹ hiện chỉ có 7.000 binh sĩ. Trong Chiến tranh Lạnh, con số này là 40 nghìn, đóng tại 9 căn cứ hải quân của Mỹ. Vùng Địa Trung Hải giờ đây vắng bóng hàng không mẫu hạm Mỹ, cho dù hải quân Mỹ vẫn có một khu trục hạm thả neo tại căn cứ Cadix, Tây Ban Nha.

Theo Anthony Cordesman, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, được The New York Times trích dẫn, thì “sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu bị giới hạn” và do vậy, không thích ứng để đối phó với một hành động quân sự của Nga.

Theo các tuyên bố của Bộ Chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu, thì từ năm 1989 đến nay, sự hiện diện quân sự trên châu lục này đã giảm tới 85%. Trong những năm qua, Mỹ đã liên tục trách cứ các đồng minh châu Âu không đầu tư đủ cho quân đội của mình và muốn giao khoán vấn đề an ninh cho Mỹ. Trong cuộc họp báo cùng với các lãnh đạo châu Âu, tại Bruxelles ngày 26/03, Tổng thống Obama nhắc lại vấn đề này và bày tỏ “các lo ngại trước việc một số đối tác trong NATO giảm tín dụng dành cho quân sự”.

Nhằm buộc các đối tác tăng cường chi phí quốc phòng, ông Obama tiếp tục tiến trình giảm cam kết quân sự tại châu Âu, được khởi đầu dưới thời Tổng thống George Bush. Nguyên thủ Mỹ giờ đây tăng tốc tiến trình này. Với lý do cắt giảm ngân sách quốc phòng, ông Obama thông báo ý định giảm quân số Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ năm 1940.

Các nước châu Âu, trong bối cảnh “giật gấu vá vai” về tài chính, đã nói rõ là không muốn can thiệp quân sự vào Ucraina. Do vậy, NATO chỉ đưa ra một loạt các biện pháp khiêm tốn, nhằm trấn an các thành viên Đông Âu, ví dụ như điều động hai máy bay của khối này đến giám sát không phận Ba Lan và Rumani. Theo giới chuyên gia, nếu NATO muốn tỏ ra có sức răn đe mạnh mẽ, cần phải xem xét lại chính sách giảm cam kết quân sự của Mỹ đối với châu Âu. Đồng thời, các đồng minh châu Âu cũng phải tính đến việc tăng ngân sách quốc phòng và thảo luận việc sử dụng các nguồn tài chính này.

NATO mong muốn các thành viên dành tối thiểu 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quân sự và phối hợp với nhau tốt hơn để tránh lãng phí, trùng lắp. Thế nhưng, trong năm 2013, chỉ có vài nước đồng minh thực hiện được mục tiêu nói trên. Mỹ vẫn dẫn đầu với tỷ lệ 4,1% trong lúc các nước châu Âu chỉ đạt mức trung bình là 1,6%.

Theo các chuyên gia Nga, nỗ lực mới đây của NATO mong trừng phạt Nga vì tội "không tuân thủ" tiêu chuẩn NATO cho thấy khối quân sự này đang cố gắng để tiếp nhận chức năng trọng tài chính trị quốc tế, mặc dù đó là nhiệm vụ của các tổ chức hoàn toàn khác.

“Mục đích của các nỗ lực cắt đứt quan hệ giữa NATO và Nga là nhằm kích thích bản năng Chiến tranh Lạnh và cố gắng chứng minh sự tất yếu của NATO trong môi trường an ninh hiện tại, đồng thời đòi các đối tượng nộp thuế phân bổ thêm ngân sách cho mục đích quân sự" - đại diện thường trực của Nga tại Liên minh Bắc Đại Tây Dương Alexander Grushko, kết luận.

 

H.P

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.