Edward Snowden: Lại “dội bom tấn xuống đầu Mỹ”
05 Tháng Tư 2014 5:40 SA GMT+7
Dư luận đều có nhận định kể trên sau khi tờ Tấm gương của Đức hôm 29/03 (dẫn tài liệu tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden cung cấp) cáo buộc, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thu thập và lưu giữ dữ liệu của 122 lãnh đạo trên thế giới.

Riêng danh tính của Thủ tướng Đức Angela Merkel được NSA lưu trữ tới hơn 300 báo cáo và tên của bà nằm theo thứ tự bảng chữ cái ở vị trí thứ 9 trong số 122 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước nằm trong danh sách bị theo dõi. Và bản danh sách các "mục tiêu cấp cao" kể trên được NSA lưu trữ trong một ngân hàng dữ liệu đặc biệt dành riêng cho các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các quốc gia.

Trước đó (23/03), cựu Giám đốc NSA (giai đoạn 1999-2005) và cựu Giám đốc CIA Michael Hayden đã xin lỗi người dân Đức vì những hậu quả liên quan tới vụ nghe lén của NSA. Ông Michael Hayden cho rằng, Mỹ đã đánh giá thấp hậu quả không chỉ đối với Thủ tướng Merkel, mà cả người dân Đức; đồng thời nêu những nguyên nhân khiến cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroder rơi vào tầm ngắm của Mỹ khi đó. Cựu Giám đốc NSA còn khẳng định, việc theo dõi ông Schroder và bà Merkel không phải là quyết định do Tổng thống Mỹ đưa ra. Tuy nhiên, cựu Giám đốc NSA cũng nhấn mạnh, ông không xin lỗi vì Mỹ đã do thám một nước khác mà xin lỗi vì đã ''làm xấu đi quan hệ với một người bạn tốt”.

Tướng Keith Alexander, Tư lệnh Bộ Tư lệnh không gian mạng và Cơ quan An ninh quốc gia

Động thái kể trên diễn ra đúng thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo (28/03), lực lượng phòng thủ không gian mạng thuộc Bộ Tư lệnh không gian mạng của Mỹ sẽ được tăng lên hơn 6.000 nhân viên vào cuối năm 2016 (từ 1.800 người hiện nay). Theo đó, khả năng tác chiến mạng cần một đội ngũ chuyên gia tận tâm và tướng Keith Alexander đang tuyển dụng và huấn luyện lực lượng này tại Bộ Tư lệnh không gian mạng. Tuyên bố này được ông Chuck Hagel đưa ra tại trụ sở NSA ở Fort Meade, bang Maryland nhân lễ nghỉ hưu của tướng Keith Alexander, Giám đốc NSA kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh không gian mạng.

Ông Chuck Hagel cho biết, việc xây dựng lực lượng tác chiến mạng sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng vì khả năng tác chiến mạng toàn diện có thể bổ khuyết cho các phương tiện quân sự khác. Đồng thời nhấn mạnh, Lầu Năm Góc không tìm cách quân sự hóa không gian mạng, và Washington sẽ tiếp tục có những bước đi để công khai và minh bạch về những khả năng không gian mạng với người dân Mỹ, cũng như các đồng minh của mình, thậm chí với những đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Được biết, lực lượng tác chiến mạng được chia thành nhiều nhóm tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: các mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia, bảo vệ mạng thông tin của Bộ Quốc phòng và hỗ trợ các phái bộ tham chiến. Cũng trong tuyên bố hôm 28/03, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington sẽ ''kiềm chế'' các hoạt động không gian mạng bên ngoài các mạng của Chính phủ Mỹ, đồng thời hối thúc các nước cũng có hành động tương tự.

Lễ nghỉ hưu của Giám đốc NSA Keith Alexander cùng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trùng với thời hạn chốt - trước 28/03, Bộ Tư pháp và cộng đồng tình báo Mỹ phải đưa ra quyết định đối với “vấn đề NSA”. Ngày 27/03, Tổng thống Mỹ Barack Obama kiến nghị, Chính phủ nên chấm dứt chương trình thu thập dữ liệu ghi âm các cuộc điện đàm của người Mỹ nhằm xoa dịu cuộc tranh cãi liên quan tới hoạt động giám sát này. Và các công ty điện thoại lưu trữ dữ liệu với cùng thời lượng mà họ đang làm hiện nay. Nếu các cơ quan chính phủ cần sẽ được tiếp cận với những dữ liệu này sau khi được tòa án chấp thuận. Ông Barack Obama tin tưởng vào giải pháp kể trên bởi vừa đảm bảo có thông tin đáp ứng nhu cầu tình báo, vừa giúp nâng cao lòng tin của công chúng.

Giới chuyên môn coi đây là biện pháp khép lại bê bối nghe lén do NSA tiến hành thời gian qua. Bởi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã công bố dự luật chung của Hạ và Thượng viện theo hướng chấm dứt hoàn toàn hoạt động thu thập thông tin của NSA. Theo nội dung cơ bản của dự luật kể trên, NSA phải chấm dứt do thám các cuộc gọi, thư điện tử (e-mail) cùng dữ liệu trên Internet của công dân Mỹ. Tờ The Washington Post từng khiến dư luận giật mình khi dẫn tài liệu tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden về 2 chương trình được biết tới dưới tên gọi MYSTIC và RETRO có thể kiểm soát toàn bộ cuộc thoại tại bất cứ quốc gia nào lọt vào “tầm ngắm” trong thời gian 1 tháng.

Cách đây hơn 10 ngày (20/03), các chính đảng trong Quốc hội Đức đã nhất trí thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt đối với các hoạt động do thám của NSA và Cơ quan Tình báo Anh (GCHQ) tại Đức. Ủy ban này chính thức hoạt động từ tháng 4 gồm 8 thành viên và do ông Clemens Binninger đứng đầu. Ủy ban này có thể cân nhắc việc mời Edward Snowden tham gia quá trình điều tra và các cuộc làm việc với cựu nhân viên CIA có thể được tiến hành thông qua Sype, chương trình điện thoại video Internet. Giới chuyên môn cho rằng, Cơ quan An ninh Nga FSB đang khai thác triệt để hiểu biết của Edward Snowden và họ sẽ không dễ dàng để cựu nhân viên CIA rơi vào tay người khác. Bởi sau khi rời khỏi Nga, người của FSB sẽ không thể kiểm soát được Edward Snowden và khi đó cựu nhân viên CIA có thể lại rò rỉ thông tin mật về cơ quan an ninh Nga, giống như đã tiết lộ về NSA. Mặc dù đã được Nga chính thức cho tị nạn từ 01/08/2013, nhưng cho tới nay Edward Snowden rất ít khi xuất hiện công khai và nơi ở của cựu nhân viên CIA hiện vẫn là một bí mật.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 28/03, Tổng giám đốc kiêm nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố: Facebook sẽ sử dụng vệ tinh, máy bay không người lái và các công nghệ khác để đẩy mạnh việc kết nối tới người dùng tại các vùng kém phát triển trên thế giới.

Trang Cường

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.