Thân nhân hành khách MH370 hoài nghi về tín hiệu ở Ấn Độ Dương
09 Tháng Tư 2014 10:34 CH GMT+7
Một số người thân của hành khách trên máy bay Malaysia mất tích không tin chiếc máy bay đã rơi xuống Ấn Độ Dương, cũng như khẳng định tín hiệu điện tử do Úc và Trung Quốc bắt được ở khu vực tìm kiếm không phải của MH370 vì họ cho rằng hộp đen trên chiếc Boeing 777 đã hết pin trước khi tín hiệu được phát hiện.


Phóng viên CNN phỏng vấn cô Sara Bajc (phải), bạn gái của anh Philip Wood, một trong ba hành khách người Mỹ trên chuyến bay MH370 - Ảnh chụp màn hình CNN

Hãng tin CNN ngày 9.4 dẫn lời cô Sara Bajc, bạn gái của anh Philip Wood, một trong ba hành khách người Mỹ trên chuyến bay MH370, giải thích vì sao cô không tin rằng chiếc máy bay chở theo 239 người đang nằm dưới đáy Ấn Độ Dương.

“Tôi cho rằng suy nghĩ chung của các gia đình hành khách là thời điểm các tín hiệu điện tử vừa được phát hiện trùng với thời điểm pin của hộp đen máy bay cạn kiệt”, cô Bajc nói.

“Vì thế tất cả chúng tôi cùng đồng tình một cách chắc chắn rằng khi nào còn chưa tìm được xác chiếc máy bay, xác hành khách và chưa xác định được rằng chiếc hộp đen còn nguyên vẹn, thì chúng tôi sẽ không tin máy bay rơi xuống Ấn Độ Dương”, cô Bajc nhận định.

Được biết, thời lượng pin của hộp đen của máy bay Boeing 777 theo ước tính đã hết cách đây 2 ngày, theo Reuters. Chiếc MH370 chở theo 239 người đã cất cánh tại Kuala Lumpur vào hôm 08/03.

Reuters dẫn lời ông Anish Patel, người đứng đầu Dukane Seacom, công ty sản xuất máy phát sóng siêu âm ở Mỹ, cho biết mặc dù thời lượng pin quy ước của hộp đen là 30 ngày, “nhưng trong thiết kế cho phép độ chênh lệch thời lượng pin khoảng vài ngày”.

Bajc cũng nói thêm rằng cô vẫn tin chiếc máy bay còn nguyên vẹn “vì không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy điều ngược lại. Và thực ra, phần lớn các bằng chứng đều hướng về khả năng máy bay bị không tặc”.

“Tôi không biết nguyên nhân vì sao và tôi không biết là ai, nhưng tôi cho rằng chiếc máy bay đã bị ai đó bắt đi”, thân nhân hành khách MH370 này nói.

Khi được phóng viên CNN hỏi liệu cô sẽ cảm thấy thế nào nếu chiếc máy bay không bao giờ được tìm ra, cô Bajc nói: “Đó là trường hợp đáng sợ nhất, vì tôi nghĩ nếu bạn chắc chắn người thân của mình đã chết, bạn có thể đau khổ và rồi bạn có thể vượt qua nỗi đau này. Nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho chuyện đó”. 

Bajc nói cô hi vọng sự xuất hiện trên truyền thông của mình sẽ không chỉ giúp người bạn trai nhận ra nếu anh còn sống đâu đó trên trái đất này, mà còn “giúp khuyến khích những ai biết được điều gì đó bước ra trước công chúng”.

Hoàng Uy

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.