Trung Quốc: Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” sẽ tạm ngưng?
11 Tháng Tư 2014 5:27 SA GMT+7
Dư luận đang quan tâm tới bản báo cáo của Bank of America Merrill Lynch (BofAML) vừa đưa ra hồi thượng tuần tháng 4 khi cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc mất hơn 100 tỉ USD trong năm nay.

Theo số liệu của BofAML, con số hơn 100 tỉ USD là không nhỏ bởi tương đương với nền kinh tế của Bangladesh, quốc gia có 150 triệu dân. Báo cáo của BofAML đề cập tới hệ lụy của chiến dịch chống tham nhũng đối với sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Theo BofAML, chiến dịch chống tham nhũng đang tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Trung Quốc khi số tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng của chính phủ tăng mạnh (khoảng 30% từ đầu năm đến nay).

Điều đáng nói là những quan chức “sạch sẽ” sợ triển khai các dự án mới vì ngại bị coi là tham nhũng. Và giải pháp của những người này là giữ công quỹ trong tài khoản ngân hàng quốc doanh. Bên cạnh đó là việc hạn chế chi tiêu trong chính phủ và thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu hành chính sẽ khiến tăng trưởng giảm khoảng 0,6% trong năm nay. Ngoài ra, chiến dịch chống tham nhũng còn khiến các cửa hàng không kinh doanh như trước khi khách tới ăn uống, mua sắm giảm khiến doanh thu hàng xa xỉ bị ảnh hưởng lớn.

Ông Tập Cận Bình đi thăm một đơn vị quân đội

Tờ New Yorker vừa nhắc lại lời ông Trần Vân, một trong những nhà lãnh đạo Trung Quốc (1905-1995) từng nói: “Chống tham nhũng nhẹ quá thì đất nước bị hủy hoại, nhưng chống mạnh quá thì sẽ phá vỡ Đảng”. Trước đó (31/03), tờ Financial Times dẫn một số nguồn tin cho biết, cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều thúc giục ban lãnh đạo kiềm chế chiến dịch chống tham nhũng do lo ngại lợi ích của một số nguyên lão trong Đảng bị ảnh hưởng. Theo đó, chiến dịch chống tham nhũng không thể có quy mô quá lớn, cũng như không nên nhằm vào quá nhiều gia tộc quyền lực. Cả ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào đều ủng hộ chống tham nhũng, nhưng cho rằng chiến dịch này đã đi đủ xa và việc tiếp tục đẩy mạnh có thể gây hại đến những lợi ích hoặc phe phái của họ. Đồng thời lo ngại việc này sẽ mất đi sự ổn định và ủng hộ trong nội bộ đảng nếu chiến dịch chống tham nhũng kéo dài quá lâu và quá mạnh tay.

Trong khi dư luận đang luận bàn về những thông tin kể trên, thậm chí còn cho rằng: Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” sẽ tạm ngưng, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương cho biết, sẽ tiến hành đợt kiểm tra thứ 3 (từ sau Đại hội 18) với 13 đoàn công tác về các địa phương để đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương. Trước đó (03/04), Hãng AP đưa tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo, các thanh tra viên đã phát hiện sai phạm tràn lan và nghi án tham nhũng tại quân khu Bắc Kinh và Tế Nam. Lãnh đạo tại 2 quân khu này đang bị điều tra vì liên quan tới đề bạt, chuyển nhượng đất, xây dựng và bán nhà giá rẻ cùng các dịch vụ khác. Với tư cách Chủ tịch quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình là người trực tiếp chỉ đạo cuộc thanh tra tại quân khu Bắc Kinh và Tế Nam.

Theo trang web của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương, Phó thị trưởng thường trực Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, ông Tô Lợi Minh đang bị điều tra vì bị nghi liên quan đến các hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật tỉnh Hồ Bắc thông báo (01/04) về việc kỷ luật đối với 4 quan chức của tỉnh, đó là Chủ tịch Chính hiệp thành phố Ngạc Châu Lưu Mộc Trân; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thông tin thành phố Vũ Hán Dư Tín Quốc; Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Nghi Xương Vương Hồng Cường; Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Nhật báo Hồ Bắc Trương Cần Vân. Phó chủ nhiệm Ủy ban Quản lý giám sát tài sản công tỉnh Hồ Bắc kiêm Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Năng lượng và Tài sản Hồ Bắc Lỗ Lực Quân cũng bị cách chức trước đó.

Ngày 27/03, tỉnh Hải Nam thông qua quyết định cách chức Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam của ông Ký Văn Lâm, người từng nhiều năm làm thư ký cho cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Trước đó (12/03), Phó tỉnh trưởng Vân Nam, ông Thẩm Bồi Bình đã bị cách chức. Trước khi ông Thẩm Bồi Bình bị điều tra, đã có 3 quan chức cao cấp “ngã ngựa” kể từ đầu năm 2014. Đó là Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Sơn Tây Kim Đạo Minh, Phó chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương Thiểm Tây Chúc Tác Lợi và ông Ký Văn Lâm, Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam.

Cũng trong ngày 270/3, ông Thái Kỳ bị bãi miễn chức Phó tỉnh trưởng Chiết Giang và ông Phùng Mẫn bị bãi miễn chức Cục phó Chống tham nhũng tỉnh Chiết Giang.

Trước đó (25/03), Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật tỉnh An Huy đã quyết định điều tra đối với Giám đốc Sở Du lịch tỉnh An Huy, ông Hồ Học Phàm. Thị trưởng thành phố Toại Ninh (tỉnh Tứ Xuyên) Hà Hoa Chương và Phó chủ tịch tỉnh Giang Tây Diêu Mộc Căn bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Ông Hà Hoa Chương có liên hệ mật thiết với nguyên Phó bí thư tỉnh Tứ Xuyên Lý Xuân Thành, thân tín của ông Chu Vĩnh Khang.

Anh-Trang-Cường

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.