Vụ máy bay Malaysia mất tích: Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất
13 Tháng Tư 2014 5:30 SA GMT+7
Vụ mất tích kỳ bí của chiếc máy bay MH370 ngày 08/03/2014 đang dần đi vào danh sách dài những máy bay mất tích không lời giải thích.

Trong những vụ mất tích này người ta đã không tìm ra được máy bay lẫn người. Đấy là những vụ thường xảy ra trong những thập niên đầu trong ngành hàng không, nhiều phi công biến mất, không thấy dấu tích, nhưng những vụ biến mất này đã trở nên vô cùng hiếm hoi từ 2 thập niên trở lại đây, và chưa bao giờ với số người quan trọng như trên chuyến bay MH370.

Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất

“Con chim trắng” bốc hơi

Ngày 08/05/1927, một chiếc máy bay khởi hành từ sân bay Bourget (Pháp). White Bird (con chim trắng) được điều khiển bởi hai phi công đã từng lái máy bay trong Thế chiến thứ nhất: Charles Nungesser và Francois Coli. Họ đi về hướng New York để thực hiện lần vượt Đại Tây Dương đầu tiên. Rời khỏi những vách đá Etretat, người ta đã nhìn thấy chiếc máy bay hai lớp cánh Levasseur ở biển Manche của Anh và một lần cuối cùng ở Ireland. Nó chưa bao giờ bay đến nước Mỹ.

Có giả thiết cho rằng chiếc máy bay đã bị bắn rơi ở Saint-Pierre và Miquelon, nhưng bí ẩn này vẫn chưa được giải đáp.

Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất

Người anh hùng đi khắp các vùng cực

Ngày 18/06/1928, nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen, người tiên phong trong khám phá Bắc Cực, đã lên chiếc thủy phi cơ Latham cùng với một êkíp 5 người Pháp và Na Uy khác. Họ hy vọng sẽ tìm thấy những dấu vết về sự sống của phái đoàn nhà thám hiểm người Ý Umberto Nobile khi họ biết tin khí cầu của phái đoàn này đã gặp nạn gần Spitzberg, đảo chính của quần đảo Svalbard. Nhưng họ không bao giờ trở về nữa. Một vài mảnh vỡ của chiếc máy bay được tìm thấy khiến người ta suy đoán rằng chiếc máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp trước khi nổ tung.

Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất

Nữ phi công biến mất ở Thái Bình Dương

Người phụ nữ đầu tiên một mình vượt qua Đại Tây Dương, nữ phi công Amelia Earhart đã nắm giữ nhiều kỉ lục trước khi bắt đầu chuyến du hành vòng quanh thế giới vào năm 1937. Sau nỗ lực không thành công vào tháng 03/1937, bà đã tiếp tục thực hiện vào tháng 6, với người thợ máy Fred Noonan, trên chiếc máy bay hai động cơ Lockheed Electra. Nam Mỹ, châu Phi, châu Á.. các lần dừng nghỉ vẫn tăng lên cho đến gần hòn đảo Howland ở Thái Bình Dương, nơi mà người ta mất liên lạc với máy bay của Amelia.

Giả thuyết về việc máy bay hỏng hóc một lần nữa được nhắc đến. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng bà đã bị tấn công bởi binh lính Nhật và không được hỗ trợ.

Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất

Những bức họa bị chìm của Manamu Mabe

Ngày 30/01/1979, một chiếc máy bay chở hàng Varig của Brazil cất cánh ở sân bay Narita, gần Tokyo, đến Rio de Janeiro. Trên máy bay – Boeing 707 – có phi hành đoàn gồm 6 người và 153 bức họa của họa sĩ Nhật-Brazil Manabu Mabe đang trên đường trở về nước sau một buổi triển lãm ở Nhật. Nửa giờ sau khi cất cánh, chiếc máy bay rơi suống Thái Bình Dương. Không một mảnh vỡ, không một thi thể, không một bức họa nào được tìm thấy.

Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất

Cất cánh bất ngờ

Chiếc máy bay cũ kỹ Boeing 727 của hãng hàng không American Airlines bị giữ lại do vấn đề tài chính, đã không hề nhúc nhích tại đường băng của sân bay Luanda, Angola, trong 14 tháng. Ngày 25/05/2003, chiếc máy bay này đã đột nhiên cất cánh bất chấp lệnh của đài kiểm soát. Lo sợ rằng máy bay đã bị đánh cắp bởi tổ chức Al-Qaeda, rất nhiều cơ quan tình báo phương Tây đã vào cuộc điều tra. Gian lận bảo hiểm? Bị đánh cắp bởi các tay buôn?

Người ta vẫn chưa phát hiện ra điều gì cả. Dõi theo một người đàn ông có tên Ben Padilla, kỹ sư hàng không và là phi công nghiệp dư có tiếng là thích mạo hiểm, đã ở Luanda trước khi chiếc máy bay cất cánh. Ông là phi công trên đó? Nếu không, chuyện gì đã xảy ra? Đây vẫn còn là một bí ẩn cho dù Mỹ huy động lực lượng tìm kiếm khắp châu Phi...

Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất

Hai năm chìm dưới đáy biển

Ngày 01/06/2009, chiếc máy bay Airbus 330 của hãng hàng không Air France đã biến mất ở Đại Tây Dương, trong hành trình từ Rio de Janeiro đến Paris với 228 hành khách và phi hành đoàn. Những nguyên nhân của vụ tai nạn này vẫn không được xác nhận trong thời gian dài, cho đến khi những chiếc hộp đen của máy bay được tìm thấy.

Cuối cùng người ta cũng xác định được, theo phóng sự của BEA, những chuẩn đoán về ống pitot (thiết bị cảm biến tốc độ) đã bị tắc nghẽn bởi sương giá, đưa ra những thông tin sai lệch về tốc độ của máy bay cho phi công, gây đứt quãng trong việc điều khiển máy bay, khiến các hoạt động bị mất đồng bộ.

Những vụ máy bay mất tích kỳ bí nhất

May bay chở lính Mỹ đến Sài Gòn mất tích

Chuyến bay 739 của Flying Tiger Line mà quân đội Mỹ thuê bao năm 1962 để lính Mỹ từ California đến Sài Gòn. Sau tín hiệu radio cuối cùng gửi đi sau khi cất cánh từ đảo Guam, chiếc Super Constellation với số 107 người trên đó, trên đường đến Philippines, đã bỗng dưng biến mất. Máy bay bị mất tích trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được ghi nhận.

Sau nỗ lực tìm kiếm không thành của 4 quân binh chủng, 107 người trên máy bay coi như đã thiệt mạng. Chiếc máy bay không bao giờ được tìm thấy mặc dù quân đội Mỹ không tiếc sức tìm kiếm trong cả vùng. Bởi không tìm thấy một bằng chứng nào, các nhà điều tra không thể kết luận nguyên nhân tai nạn của chuyến bay 739.

Th.Long (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.