Quan hệ Đài Loan - Hoa Lục: Nói “không” với Trung Quốc!
13 Tháng Tư 2014 2:38 CH GMT+7
Taipei Times (07/04/2014) cho biết, Chủ tịch Lập pháp Viện (Legislative Yuan, tức Quốc hội Đài Loan) Vương Kim Bình đã hứa với nhóm sinh viên biểu tình, ông sẽ yêu cầu Quốc hội tạm dừng tiến trình xem xét Hiệp định Dịch vụ - Mậu dịch với Trung Quốc (CSSTA) cho đến khi nào một dự luật khảo sát toàn bộ hiệp định được thông qua - một bước nhượng bộ nhỏ trước nhóm sinh viên đã chiếm Lập pháp Viện suốt 20 ngày. Câu chuyện rõ ràng chưa dừng lại sau cuộc giằng co này…

Kinh tế và chính trị

Sau khi thủ lĩnh nhóm biểu tình Lâm Phi Phàm nói rằng, số người tham gia chiến dịch phản đối CSSTA vượt quá 500.000 người, hàng trăm sinh viên chiếm đóng Lập pháp Viện đã gào lên bày tỏ ủng hộ (Taipei Times 31/03/2014). Đây là cuộc biểu tình lớn nhất của sinh viên Đài Loan và là sự kiện chính trị Đài Loan lớn nhất từ trước đến nay. Lập pháp Viện rồi Hành pháp Viện và cả văn phòng Thủ tướng Giang Nghi Hoa cũng bị “tấn công”. Cuộc biểu tình được sự ủng hộ của cựu Thủ tướng Tạ Trường Đình cũng như từ các ông nghị phe đối lập Tiêu Mỹ Cầm, Ngô Nghi Trân, Ngô Bỉnh Duệ…

Cuộc gặp lịch sử giữa Vương Úc Kỳ và Trương Chí Quân

Ngòi nổ cuộc phản kháng là Hiệp định dịch vụ - mậu dịch xuyên eo biển (“Hải hạp lưỡng ngạn phục vụ mậu dịch hiệp nghị” - CSSTA), ký ngày 21/06/2013 tại Thượng Hải, với nội dung mở cửa các dịch vụ giữa Đài Loan và Hoa Lục trong đó có ngân hàng, y tế, du lịch, điện ảnh, viễn thông, xuất bản... Tổng quát có đến 64 ngành công nghiệp Đài Loan và 80 ngành công nghiệp Trung Quốc được mở cửa. Ngày 17/03/2014, đảng đương quyền Quốc dân đảng nói rằng, thời hiệu dành cho Quốc hội xem xét CSSTA đã hết và CSSTA cần có cuộc bỏ phiếu quyết định vào ngày 21/03/2014.

Nói cách khác, Quốc dân đảng của lãnh đạo đương nhiệm Mã Anh Cửu muốn đơn phương thông qua CSSTA bằng cách gây sức ép Quốc hội. Chỉ một ngày sau, cuộc biểu tình bùng nổ. Ít nhất một thương vụ phụ thuộc CSSTA đã bị ảnh hưởng: dự án của Ngân hàng Thương mại Công nghiệp Trung Quốc với kế hoạch mua 20% (675 triệu USD) cổ phần Ngân hàng SinoPac của Đài Loan. Viện Nghiên cứu kinh tế Trung Hoa (Đài Bắc) nói rằng, CSSTA giúp tạo thêm 12.000 việc làm cho khu vực dịch vụ và GDP được cộng thêm 0,025-0,034 điểm phần trăm. Các ngành dịch vụ này chiếm gần 70% GDP và sử dụng hơn 60% lực lượng lao động Đài Loan.

Mã Anh Cửu và Bắc Kinh

Dưới thời Mã Anh Cửu (nắm quyền từ năm 2008), quan hệ Đài Loan - Hoa Lục tiến rất nhanh. 21 hiệp định xuyên eo biển đã được ký (Los Angeles Times 04/04/2014). Hiện mỗi ngày có 118 chuyến bay từ Đài Loan đến 54 thành phố Hoa Lục. Cách đây 7 năm, không có một chuyến bay nào tương tự (Mã Anh Cửu đã nâng quota du khách Hoa Lục lên 50%, tức 3.000). Trước sự tụt dốc kinh tế Đài Loan (chỉ tăng 2,2% năm 2013), họ Mã khẳng định, CSSTA chỉ mang lợi cho Đài Loan; và nếu không thông qua CSSTA, cơ hội vào TPP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) cũng bị ảnh hưởng. Đài Loan cần phải mở cửa công nghiệp dịch vụ để bớt lệ thuộc công nghiệp sản xuất vốn đang te tua. Đơn cử: Từng là nhà sản xuất máy tính thứ hai thế giới, Acer đã tụt dốc không phanh từ khi Apple tung ra máy tính bảng. Ngày 05/11/2013, Acer báo cáo một quý lỗ kỷ lục 445 triệu USD. Hãng sản xuất điện thoại HTC từng có thời gian là thương hiệu số một tại Mỹ năm 2011 nay thị phần chỉ chiếm 1,8% (BusinessWeek 05/12/2013).

5 tháng sau khi đại diện Mã Anh Cửu ký CSSTA tại Thượng Hải, cuối tháng 11/2013, Trần Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan của Trung Quốc (“Hải hạp lưỡng ngạn quan hệ hiệp hội”) - đã có chuyến công du Đài Bắc 8 ngày với lịch làm việc dày đặc (gặp Thị trưởng Đài Bắc, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan, Chủ tịch danh dự của Quốc dân đảng). Vào ngày Trần đến, Chính phủ Mã loan bố kế hoạch cho phép các công ty Trung Quốc (có chọn lựa) được phép bán công trái bằng nhân dân tệ cho giới đầu tư Đài Loan... Năm 2013, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Đài Loan vào Hoa Lục đạt 8,7 tỉ USD, tăng từ 174 triệu USD năm 1991 (Wall Street Journal 07/04/2014).

Làn sóng biểu tình trở thành sự kiện chính trị khó có thể sáp nhập Đài Loan vào Hoa Lục

Có phải Đài Loan nhất thiết cần mở cửa cho Hoa Lục mới sống nổi? Đây thật ra là vấn đề chính trị chứ không thuần túy kinh tế. Một cách chính xác, chính sách mở cửa không phải được bắt đầu vào thời Mã Anh Cửu. Lãnh đạo Trần Thủy Biển, dù thuộc Đảng Dân chủ cấp tiến vốn không ủng hộ chính sách bắc cầu với Hoa Lục và là người luôn bác bỏ cái gọi là “Đồng thuận 1992” (“Cửu nhị cộng thức”) mà hai bên đã ngã giá với nhau vào tháng 11/1992 khi bàn về những điều kiện cần có để kết nối quan hệ (trong đó có nguyên tắc bất di bất dịch của Hoa Lục là “một Trung Quốc”).

Tuy nhiên, dường như là dưới sức ép các doanh nghiệp lớn, năm 2001, Trần đã hủy lệnh cấm kéo dài 50 năm trong quan hệ mậu dịch và đầu tư trực tiếp với Hoa Lục. Sau khi Trần tái đắc cử năm 2004, Bắc Kinh xét lại quan hệ với Đài Bắc. Năm sau, Chủ tịch Quốc dân đảng Liên Chiến đến Bắc Kinh và được tiếp rất trọng thị. Đây có thể gọi là chuyến đi phá băng mang tính lịch sử. Trước khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Liên Chiến có buổi nói chuyện tại Đại học Bắc Kinh rồi sau đó đến nhiều di tích lịch sử trước khi đến Thượng Hải dự tiệc chiêu đãi của Bí thư Thượng Hải Trần Lương Vũ. Hồ Cẩm Đào lẫn (Phó chủ tịch) Tập Cận Bình (và Chủ tịch Chính hiệp Giả Khánh Lâm) đều gặp trực tiếp Liên Chiến. Thông điệp mà Liên Chiến mang về là 16 “chữ vàng” (Hán tự): “Một Trung Hoa, hòa bình hai bên bờ biển, gắn kết lợi ích tương đồng, nỗ lực phục hưng Trung Quốc” (tháng 12/2010, Liên Chiến được Bắc Kinh trao giải “Hòa bình Khổng Tử”!).

Quan hệ Bắc Kinh - Đài Bắc càng được mở rộng sau đắc cử tổng thống của Mã Anh Cửu vào tháng 03/2008. Loạt cuộc gặp được thiết lập sau đó. Ngày 12/04/2008, Hồ Cẩm Đào gặp (“Phó tổng thống”) Tiêu Vạn Trường tại Diễn đàn Bác Ngao. Ngày 28/05/2008, Hồ Cẩm Đào gặp Chủ tịch Quốc dân đảng Ngô Bá Hùng. Năm sau, ngày 01/05/2009, Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan tuyên bố giới đầu tư Hoa Lục sẽ được phép đầu tư vào thị trường tiền tệ Đài Loan lần đầu tiên kể từ năm 1949. Không lâu sau, Tập đoàn Điện thoại Trung Quốc China Mobile đã trở thành công ty Hoa Lục đầu tiên “đón gió” khi chi 529 triệu USD mua 12% cổ phần Far Eastone (nhà cung cấp dịch vụ điện thoại lớn thứ ba Đài Loan).

Và chỉ 2 năm sau, họ Mã đắc cử (nhiệm kỳ một), ngày 29/06/2010, tại Trùng Khánh, nơi Tưởng Giới Thạch từng đóng đại quân thời Thế chiến thứ hai và là một trong những thành phố cuối cùng mà lực lượng Quốc dân đảng rút lui sau khi bị hồng quân truy quét năm 1949, một hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa Đài Bắc và Hoa Lục đã được ký, giữa Trần Vân Lâm (Trung Quốc) - Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan (“Hải hạp lưỡng ngạn quan hệ hiệp hội”) với Giang Bính Khôn (Đài Loan) - Chủ tịch Tổ chức trao đổi xuyên eo biển Đài Loan (“Hải hạp giao lưu cơ kim hội”). Tháng 10/2013, bên lề cuộc họp APEC tại Bali (Indonesia), đại diện Trung Quốc Vương Úc Kỳ đã gặp đại diện Đài Loan Trương Chí Quân bàn về một cuộc gặp cấp cao. Cuối cùng, ngày 11/02/2014, Vương đã gặp Trương tại Nam Kinh. Đây là cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên cấp chính phủ giữa hai bên kể từ năm 1949.

Tại sao Mã Anh Cửu và Bắc Kinh xích lại gần nhau? Bên cạnh lý do kinh tế còn là vấn đề chính trị khu vực. Cả Đài Bắc và Bắc Kinh dường như đều có cùng quan điểm về Biển Đông. Chi tiết này có lẽ ai cũng biết: chính Tưởng Giới Thạch là người giúp khai sinh ra cái gọi là đường lưỡi bò. Tháng 9/2013, Đài Loan tuyên bố sẽ chi 3,37 tỉ đài tệ (106,5 triệu USD) trong 3 năm để xây cầu cảng tại đảo Thái Bình thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Cách Cao Hùng ở Nam Đài Loan khoảng 1.600 km, đảo Thái Bình (đảo lớn nhất thuộc Trường Sa và là đảo duy nhất có nước ngọt) hiện có một đường băng 1.150 m, hoàn thành năm 2008, đủ rộng để chứa vận tải cơ Hercules C-130… Trong khi đó, Bắc Kinh - hoàn toàn bị cô lập trong chính sách Biển Đông tại khu vực - đang cần một đồng minh. Đài Loan là một “đối tác” lý tưởng trong trường hợp này.

Trở lại với vấn đề CSSTA. Với người Đài Loan, lợi ích kinh tế mà Mã Anh Cửu hứa mang lại đã cùng lúc đưa đến mối đe dọa can thiệp chính trị từ bên kia eo biển, chưa kể ảnh hưởng văn hóa. “Chúng tôi là người Hoa hay người Đài Loan? Nếu nhìn lại thế hệ của ông cha chúng tôi, mọi thứ đều là Trung Hoa dân quốc, một Trung Hoa. Nhưng chúng tôi bây giờ là người Đài Loan. Tôi chẳng cảm thấy mình có chút Trung Quốc nào!” - một người tên Yen Wei-chen 21 tuổi nói (Reuters 07/04/2014). Viễn cảnh trở thành một Hongkong là điều mà hầu hết người Đài Loan đều không bao giờ muốn!

Mạnh Kim

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.