Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Lời hứa gió thoảng
14 Tháng Tư 2014 6:12 SA GMT+7
Ngày 09/04, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ trích việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tái xác nhận tầm quan trọng của đạo luật Quan hệ Đài Loan và cho phép Lầu Năm Góc chuyển giao tàu chiến đã qua sử dụng cho chính quyền Đài Bắc.

Ngày 09/04, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang ở thăm Bắc Kinh và nhấn mạnh, hợp tác quân sự đóng vai trò quan trọng trong quan hệ song phương, do đó cần phát triển mối quan hệ hợp tác quân sự kiểu mới trong khuôn khổ chiến lược về xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ. Nhưng cũng trong ngày 09/04, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ trích việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tái xác nhận tầm quan trọng của đạo luật Quan hệ Đài Loan và cho phép Lầu Năm Góc chuyển giao tàu chiến đã qua sử dụng cho chính quyền Đài Bắc.

Cùng ngày 09/04, Thủ tướng Australia đã tới thăm Trung Quốc sau khi ký thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc (08/04) và trước đó (07/04), khi phát biểu nhân chuyến thăm Nhật Bản, ông Tony Abbott đã bảo vệ thỏa thuận an ninh vừa ký với Tokyo với tuyên bố: Việc này không ảnh hưởng tới Bắc Kinh. Trong khi đó, Tân Hoa xã cảnh báo, Washington không nên can thiệp vào công việc nội bộ Hongkong bởi Phó tổng thống Mỹ Joe Biden gặp gỡ 2 nhân vật đối lập Hongkong (Martin Lee và Anson Chan) trước đó.

Ủng hộ có chủ đích

Ngày 08/04, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã hội đàm và đề cập tới cuộc tranh chấp lãnh thổ đang leo thang trong khu vực; đồng thời thảo luận cách thức để Mỹ - Trung có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn sau thời kỳ giá lạnh. Ông Chuck Hagel cho rằng, Bắc Kinh không có quyền đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở quần đảo tranh chấp mà không tham vấn với các nước hữu quan và Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Hãng AP cho biết, ông Chuck Hagel thậm chí còn dùng ngón tay để ra hiệu rằng, Trung Quốc không có quyền đơn phương lập ADIZ bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trước cuộc họp báo chung tại Bắc Kinh ngày 08/04

Trước đó, Washington cũng từ chối công nhận ADIZ của Bắc Kinh sau khi nước này yêu cầu máy bay các nước phải thông báo lịch trình chuyến bay với Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Mỹ quan ngại việc thiết lập ADIZ có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với các nước hữu quan. Trong khi đó, ông Thường Vạn Toàn nhấn mạnh, Trung Quốc không gây rắc rối với Nhật Bản, nhưng Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng quân sự nếu cần để bảo vệ lãnh thổ; đồng thời cảnh báo, Mỹ phải “liên tục cảnh giác” và “không nên dễ dãi ủng hộ” Tokyo. Đây là chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của ông Chuck Hagel với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng và là cuộc hội đàm thứ 3 với Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn kể từ khi 2 ông nhậm chức năm 2013.

Trước cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, ông Chuck Hagel đã có chuyến thăm kéo dài 2 giờ trên tàu sân bay Liêu Ninh; và trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng tuyên bố, chuyến thăm này nhằm thúc đẩy sự tin tưởng, cởi mở, minh bạch Mỹ - Trung và Washington luôn coi Bắc Kinh là bạn và chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Mỹ không nhằm vào “người bạn của mình”. Theo ông Ian Storey, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore coi đây chỉ là hành động mang tính biểu tượng.

Liên quan tới tàu Liêu Ninh, đang có tin nói rằng, ông Yanukovich đã bị lật đổ vì bán tàu sân bay cho Trung Quốc. Bởi khi mua tàu sân bay từ Ukraine với giá 20.000USD năm 1998, Trung Quốc cam kết không sử dụng vào mục đích quân sự nhưng sau khi ông Yanukovich làm Tổng thống đã tích cực hỗ trợ Bắc Kinh tân trang Liêu Ninh để sử dụng vào mục đích quân sự - năm 2012, Liêu Ninh được đưa vào biên chế của quân đội Trung Quốc. Ngày 04/04, trang mạng Quan điểm của Nga tiết lộ, tình hình Crimea đã đe dọa đến một hợp đồng chế tạo tàu chiến trị giá gần 350 triệu USD giữa Kiev và Bắc Kinh.

Ngày 08/04, Hãng NHK cho biết, 5 Thượng nghị sĩ Mỹ đã đệ trình dự thảo nghị quyết, trong đó tái khẳng định hỗ trợ cho các đồng minh của Washington trong bối cảnh sự hung hăng của Trung Quốc xung quanh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng gia tăng. Trong dự thảo kể trên, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menendez và 4 thượng nghị sĩ khác đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc đơn phương thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013; đồng thời tái khẳng định cam kết an ninh, quốc phòng với các đồng minh trong khu vực và cho rằng, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng quân sự trên Biển Đông như tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hay bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam).

Đây là động thái mới nhất của Thượng viện Mỹ nhằm vào Trung Quốc kể từ tháng 07/2013. Khi đó, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua tuyên bố chỉ trích Bắc Kinh vì những hành động phô trương sức mạnh tại các vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Không ảnh hưởng gì

Ngày 08/04, tờ Times of India (Ấn Độ) cho biết, Bắc Kinh đã tập hợp được 6.300 chứng cứ chứng minh quân đội Nhật Bản từng sử dụng tù binh Trung Quốc để thí nghiệm vũ khí sinh học (tìm thấy tại Đơn vị 731 của Nhật Bản, ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) trong Thế chiến II. Trung Quốc cho biết, có ít nhất 3.000 người bị giết hại trong những cuộc thử nghiệm tại Đơn vị 731 và Bắc Kinh sẽ triển lãm các vật chứng này tại một số bảo tàng trong nước.

Trước đó (07/04), tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời ông Giả Khánh Quốc, Giáo sư về quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã sai lầm khi rút ra sự tương đồng giữa hành động của Nga trong việc sáp nhập Crimea với tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Trong khi đó Tân Hoa xã cho biết, nhiều chuyên gia Trung Quốc đã đề xuất đưa vào sách giáo khoa những bằng chứng được ghi trong văn chương dưới thời nhà Thanh (1644-1911) về việc Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Ngày 06/04, trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cảnh báo, Trung Quốc không nên có các hành động đơn phương để giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng; đồng thời thông báo, Mỹ sẽ triển khai 2 tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tới Nhật Bản vào năm 2017 và đây là một phần của chiến lược “xoay trục” sang Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Chuck Hagel cũng cho biết, sẽ đưa thêm máy bay không người lái Global Hawk tới Nhật Bản để tăng cường giám sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 04/04, tờ Asahi Shimbun cho biết, sau khi gỡ bỏ “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, Tokyo sẽ thúc đẩy giới doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường tham gia vào các dự án liên hợp sản xuất và nghiên cứu trang thiết bị quốc phòng với cộng đồng quốc tế; đồng thời mở rộng hợp tác với các đối tác chiến lược như Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Australia và một số quốc gia Đông Nam Á. Trong đó Autralia rất quan tâm tới công nghệ tàu ngầm của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 06/04, trang mạng Nam Hoa buổi sáng dẫn báo mạng Giải phóng quân cho biết, Bắc Kinh đã thành lập Tiểu ban lãnh đạo giám sát huấn luyện quân sự toàn quân (các đại quân khu, quân binh chủng, lực lượng cảnh sát vũ trang tham khảo mô hình của tiểu ban để lập tổ chức tương ứng) và đây là biện pháp mới nhất nhằm tăng cường sức chiến đấu cho quân đội Trung Quốc. Trước đó (21/03), tờ Nhân Dân nhật báo đăng “Ý kiến về nâng cao trình độ huấn luyện quân sự sát thực tế chiến đấu” của Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Theo đó, phải tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng quân đội mạnh trong tình hình mới, không ngừng nâng cao khả năng có thể “đánh trận, đánh thắng trận” cho quân đội. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Kiều Lương cho biết, thời gian gần đây, Trung Quốc tập trận với giả định chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra. Chính ủy Hạm đội Đông Hải Vương Hoa Dũng cho rằng, cùng với việc hải quân vươn ra biển xa, mô hình huấn luyện hải quân cần phải thực hiện phương thức sát với chiến đấu biển xa.

Sự thừa nhận muộn màng

Ngày 08/04, ABS CBN News dẫn lời tướng Emmanuel Bautista, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines thừa nhận, Manila đã bỏ quên việc phòng thủ bên ngoài để tập trung vào các vấn đề an ninh nội bộ. Để khẳng định yêu sách chủ quyền mà Manila tuyên bố ở Biển Đông, tướng Emmanuel Bautista cho biết, quân đội Philippines sẽ có mặt và cắm cờ trong khu vực, bảo vệ ngư dân, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ với sự giúp đỡ của bạn bè và đồng minh.

Cũng trong ngày 08/04, tân Đại sứ Trung Quốc tại Manila, ông Triệu Giám Hoa đã trình quốc thư lên Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Sau khi trình quốc thư, ông Triệu Giám Hoa đã trao đổi quan điểm về mối quan hệ Trung Quốc - Philippines và vấn đề Biển Đông với Tổng thống Benigno Aquino; đồng thời nhấn mạnh, Bắc Kinh đề cao tầm quan trọng các mối quan hệ với Manila.

Cùng ngày 08/04, một quan chức quân đội Philippines cho biết, khoảng 5.500 binh lính Philippines và Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận chung thường niên Balikatan dự kiến bắt đầu từ ngày 05/05. Đại úy Annalea Cazcarro, người phát ngôn của cuộc tập trận Balikatan cho biết, ít nhất 2.500 lính Mỹ sẽ tới Philippines để tham dự cuộc tập trận Balikatan nhằm nâng cao khả năng phối hợp giữa quân đội 2 nước.

Ngày 07/04, khi trả lời phỏng vấn Hãng Bloomberg (Mỹ), Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, Jakarta muốn Bắc Kinh giải thích về một bản bồ in trên hộ chiếu Trung Quốc chứa tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông và nước này đã đề nghị Liên Hiệp Quốc giúp đỡ để có sự giải thích rõ ràng về mặt pháp lý. Theo ông Marty Natalegawa, Indonesia muốn Trung Quốc giải thích rõ ràng để tránh hiểu nhầm, vì hiểu nhầm trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ có thể dẫn đến nguy cơ xung đột trong khu vực.

Trước đó (03/04), Hãng Reuters dẫn lời Tướng Moeldoko, Tư lệnh quân đội Indonesia bày tỏ lo ngại về tái cân bằng quyền lực ở Châu Á - Thái Bình Dương đang thúc đẩy chạy đua vũ trang trong khu vực và có thể châm ngòi cho xung đột. Tướng Moeldoko cũng cho biết, quân đội Indonesia liên tục đánh giá rủi ro đối với quần đảo Natuna có tiềm năng dầu mỏ, khí đốt phong phú đang bị “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xâm lấn, mặc dù ông nhấn mạnh vai trò trung lập của Indonesia trong tranh chấp Biển Đông. Trong tháng 3, ông Fahru Zaini, Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ An ninh phụ trách về học thuyết chiến lược quốc phòng Indonesia cũng nhấn mạnh, tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông đã lấn sâu vào vùng biển của Indonesia.

Ngày 02/04, Tạp chí Quốc phòng IHS Jane’s tiết lộ, không lực Indonesia đang lên kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân tại đảo Riau để đủ khả năng cho chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 hoạt động và đây là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nhằm xây dựng lực lượng tối thiểu để bảo vệ lãnh thổ Indonesia. Cũng trong ngày 02/04, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo khẳng định, Bắc Kinh không có tranh chấp với Indonesia ở quần đảo Natuna. Trước đó (27/03), IHS Jane’s đưa tin, Indonesia sẽ triển khai 4 trong số 8 máy bay trực thăng AH-64E tấn công Apache đến quần đảo Natuna để đề phòng trước những bất ổn trên Biển Đông.

Ngày 04/04, Tập đoàn Công nghiệp nặng Boustead (BHIC) của Malaysia cho biết, họ sẽ chế tạo tàu chiến tuần duyên tàng hình đầu tiên vào đầu năm 2015 nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân nước này. Trước đó, Bộ Quốc phòng Malaysia đã đặt mua 6 khinh hạm lớp Gowind (khoảng 500 triệu USD/chiếc), do Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp chế tạo. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein, 6 tàu kể trên sẽ được sử dụng để tuần tra các vùng kinh tế đặc quyền trên biển của Malaysia, đặc biệt tại những khu vực có hoạt động kinh tế cao.

Ngày 07/04, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) đã phát hiện 3 tàu tuần duyên của Trung Quốc (Hải cảnh 2113, 2337 và 2506) tại vùng lãnh hải của Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên vùng biển Hoa Đông. Đây là ngày thứ 17 liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện xung quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trước đó (trong 3 ngày, từ 04 đến 06/4), máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đều ở trong tình trạng báo động do sự xuất hiện của máy bay quân sự Nga gần bờ biển Nhật Bản. Theo Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada), trong năm 2014, Moskva có thể triển khai chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, bao gồm Sukhoi Su-35S, đến thành phố Komsomolsk-on-Amur tại vùng Khabarovsk Krai sát với biên giới Nga - Trung và động thái này được cho là để ứng phó với sự gia tăng mạnh sức mạnh không quân của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản ở Viễn Đông.

 

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.