Những chiến thuật thông minh của Putin ở Ukraine
28 Tháng Tư 2014 6:50 SA GMT+7
Giành lại Crimea không mất một viên đạn và miền Đông Ukraine vẫn đang đối đầu Kiev để "dịch về" phía Moskva. Vậy Tổng thống Vladimir Putin đã dùng những chiến thuật gì để giành lợi thế ở Ukraine?

Các chiến thuật quân sự

Trong nhiều tuần qua,  phương Tây liên tục cáo buộc Nga điều động hàng chục nghìn binh sĩ tới sát biên giới với Ukraine. Mặc dù con số cụ thể hiện vẫn là điều bí mật -  40.000, 60.000 hoặc 80.000 - nhưng điều đó đủ để Moskva đạt được một số mục tiêu của mình về “người anh em” Ukraine.

Cụ thể, Nga luôn tuyên bố sẽ cố gắng không can thiệp quân sự vào Ukraine, nhưng việc hàng chục nghìn binh sĩ nước này luôn “túc trực” sát biên giới với Ukraine cũng đủ để uy hiếp tinh thần một quân đội Ukraine yếu ớt và thiếu tài chính trầm trọng. 

Cũng trong thời gian này, quân đội Nga đã phô trương một loạt vũ khí, khí tài cá nhân hiện đại, thể hiện ưu thế vượt trội so với các binh sĩ Ukraine được trang bị nghèo nàn. Kết quả là trong khi các xe tăng của quân đội Ukraine “ầm ầm” kéo tới miền Đông Ukraine, lực lượng này nhanh chóng đầu hàng, giao nộp các phương tiện này cho các tay súng ở đây và đào ngũ sang phía Nga.

Ngoài ra, việc Nga điều động binh sĩ tới sát biên giới Ukraine cũng khiến lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine tự tin và bạo dạn hơn. Mặc dù thỏa thuận Geneva về Ukraine được kí hôm 17/04 yêu cầu các lực lượng thân Nga rời các tòa nhà chính quyền ở miền đông nhưng tới nay lực lượng này tỏ ra phớt lờ thỏa thuận trên và tiếp tục chiếm đóng các tòa nhà. Lực lượng này chỉ rời đi sau khi Washington gây sức ép với Moskva.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo tác giả David Blair trên tờ Telegraph (Anh), giới lãnh đạo Ukraine đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về  đông Ukraine. Nếu họ quyết định dùng bạo lực và khiến người Nga ở khu vực này thiệt mạng, ông Putin sẽ lấy đó làm cớ để can thiệp quân sự.

Chiến thuật quân sự thứ hai mà các nhà phân tích phương Tây cáo buộc ông Putin áp dụng là âm thầm đưa các lực lượng đặc nhiệm tới miền Đông Ukraine.

Trên tạp chí Slate (Mỹ), tác giả Anne Applebaum cho biết lực lượng thân Nga ở miền đông được các binh sĩ đặc nhiệm Nga mặc quân phục không có phù hiệu hướng dẫn và “các nhà hoạt động” ở đây được các lực lượng Nga chỉ đạo qua điện thoại.  Lực lượng thân Nga ở miền Đông được cung cấp phương tiện và vũ khí của Nga, mặc dù không phải là xe tăng và máy bay. Không thực hiện các cuộc ném bom bất ngờ, lực lượng này tổ chức các cuộc tấn công có hệ thống và có tổ chức vào các sở cảnh sát, hội đồng thành phố và sân bay.

Theo Applebaum, không giống như Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Iraq, Nga chuẩn bị cho khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine với các mục tiêu linh hoạt hơn. Moskva luôn chuẩn bị tinh thần thay đổi chiến thuật quân sự bất kỳ lúc nào, tùy thuộc vào sự phản kháng của Kiev. Mục tiêu lâu dài của Nga là sát nhập miền đông và miền nam Ukraine vào nước này.

Các chiến thuật kinh tế

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, loại “vũ khí” then chốt được Putin sử dụng chính là năng lượng: tăng mạnh giá khí đốt để khiến một Ukraine chìm ngập trong nợ nần phải “quỳ gối”.

Trong khi số liệu của chính quyền Nga cho thấy Ukraine nợ Moskva 16 tỷ USD tiền khí đốt tự nhiên, công ty dầu khí nhà nước Gazprom của Nga đã tăng giá gas bán cho Ukraine lên 81% từ 268,5 USD/1.000m3 lên thành 485,5 USD/1.000m3. Chính quyền Putin tuyên bố lí do của việc tăng giá khí đốt là Kiev không chịu trả các khoản nợ đối với Nga.

Không chỉ có vậy, chính quyền Nga còn yêu cầu Ukraine thanh toán trước các hợp đồng mua khí đốt. Chính quyền Ukraine phản đối gay gắt động thái trên của Nga và gọi đây là hành động “không thể chấp nhận được”, là “sự xâm lăng về kinh tế”.

Nhưng có vẻ Nga hoàn toàn có cơ sở khi dùng vũ khí kinh tế với Ukraine.

Sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ diễn ra triền miên, nền kinh tế Ukraine đứng bên bờ vỡ nợ do thâm hụt ngân sách lớn và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm 9%. 

Trong bối cảnh xuất khẩu sang Nga chiếm gần 1/4 tổng  kim ngạch xuất khẩu của Ukraine và đóng góp khoảng 8% GDP của Ukraine, rõ ràng các biện pháp trừng phạt về kinh tế của Nga sẽ “giáng một đòn mạnh” vào quốc gia này.

Rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng, chính quyền Ukraine trở nên yếu ớt trước tình trạng rối loạn ở các vùng miền đông.

Sau khi lực lượng thân Nga chiếm đóng các tòa nhà chính quyền ở các tỉnh Donetsk, Kharkov, Lugansk, chính quyền Ukraine đưa ra những lời đe dọa rất gay gắt nhưng cuối cùng lại đề nghị tăng quyền tự trị và giảm quyền lực của chính quyền trung ương cho các vùng của Ukraine.

Ngay cả khi Kiev quyết định điều động quân đội trấn áp các cuộc biểu tình ở miền Đông, các binh sĩ Ukraine tuyên bố “không tuân thủ các mệnh lệnh hay bắn vào những người (biểu tình) này”. Các binh sĩ này nhanh chóng giao nộp vũ khí và đào ngũ sang phía Nga.

Không chỉ dùng “đòn” kinh tế với Ukraine, chính quyền Putin còn dùng “con bài” năng lượng để khống chế liên minh châu Âu, các quốc gia đang lệ thuộc nặng nề vào nguồn khí đốt từ Nga. Sự lệ thuộc này là một phần quan trọng kìm hãm Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương, với nhiều thành viên là các quốc gia châu Âu, hành động chống lại Nga.

Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu, NATO luôn lên án “mối đe dọa” từ nước Nga. Hôm 16/04, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay khối này đã tăng cường hiện diện quân sự tại các quốc gia Đông Âu giáp Nga để đối phó với “sự hung hăng” của Nga ở Ukraine. Ông Rasmussen cũng cảnh báo NATO sẽ có “thêm nhiều hành động nữa nếu cần thiết”.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng bất chấp những lời đe dọa gay gắt, NATO sẽ không “nhúng tay” vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ukraine không phải là một thành viên của NATO nên khối này không có nghĩa vụ phải bảo vệ Ukraine nếu Nga tấn công. Ngoài ra, bản thân NATO đang gặp nhiều vấn đề do cắt giảm chi tiêu của các quốc gia châu Âu. 

Trong khi đó, Mỹ, quốc gia đóng vai trò lãnh đạo NATO, không tỏ ra “hào hứng” về một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở nước ngoài. Do đó, như lời nhận định của tác giả Con Coughlin trên tờ Telegraph (Anh), nếu Moskva quyết định tấn công Ukraine, NATO sẽ chẳng có hành động gì ngoài việc lên án và thông qua nghị quyết phản đối Nga ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Những người biểu tình thân Nga ở miền Đông Ukraine.

Các chiến thuật tình báo

Ngoài hai “vũ khí” quan trọng hàng đầu là quân sự và kinh tế, Tổng thống Putin đã sử dụng rất nhiều chiến thuật tình báo nhằm giành lợi thế trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Phương Tây cáo buộc Moskva điều hàng nghìn nhân viên tình báo sang miền Đông Ukraine để kích động các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Valentyn Nalyvaichenko, Giám đốc Cục an ninh quốc gia Ukraine, cho hay trong nhiều năm, Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) đã âm thầm xây dựng các mạng lưới ngầm và bây giờ là lúc Moskva sử dụng mạng lưới này để chiếm các vùng miền Đông Ukraine.

Nikolas Gvosdev, một chuyên gia về các vấn đề an ninh của Nga thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho rằng các hoạt động tình báo của Nga ở miền Đông Ukraine không chỉ cho thấy “bóng dáng” của Tổng thống Putin mà nhiều chiến thuật còn giống những gì tình báo Liên Xô từng áp dụng.

“Những gì mà chúng ta chứng kiến không chỉ là các hoạt động và năng lực tình báo vốn có của hệ thống tình báo Nga, mà chúng ta còn có thể nhận thấy sự ủng hộ nhiệt tình của Putin đối với các chiến thuật này”, ông nhận xét.

“Một số chiến thuật có từ thời kì Liên Xô, khi đó tình báo Liên Xô tập trung vào cách thức tổ chức các nhóm “tiền phương” để che đậy ý đồ thực sự. Một yếu tố quan trọng khác là cách thức tổ chức mọi thứ làm sao để anh có thể “phủi trách nhiệm một cách khéo léo”, ông nói tiếp.

Một thực tế là Tổng thống Putin từng là nhân viên KGB (Cơ quan tình báo Liên Xô) trong 17 năm và từng giữ hàm cấp trung tá trong lực lượng này.

Tùng Lâm

Theo Infornet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.