Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ucraina: “Thuận ta thì sống, nghịch ta thì là... quân khủng bố”
02 Tháng Năm 2014 1:03 CH GMT+7
Khi phe đối lập Ucraina bị chính quyền Tổng thống Yanukovych trấn áp thì phương Tây gọi là đàn áp và bóp nghẹt dân chủ, nhưng khi người dân các tỉnh miền Đông Ucraina biểu tình và chiếm các cơ sở công quyền để phản đối chính quyền lâm thời Kiev thì lại bị coi là “khủng bố”.

“Thuận ta thì sống, nghịch ta thì sẽ là quân khủng bố”

Người dân Ucraina tuần hành ở Sevastopol bị coi là khủng bố

Cuộc khủng hoảng Ucraina hiện đã đi quá xa so với những gì nó bắt đầu cách nay hơn 5 tháng. Tuy nhiên nếu xem xét những phản ứng của phương Tây trong cuộc khủng hoảng này có thể thấy một lần nữa rằng chính thể nào chịu làm tay sai cho phương Tây thì mọi chuyện sẽ yên ổn còn nếu không sẽ “ăn đòn”.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ thấy được các tập đoàn truyền thông phương Tây được giới chính trị gia sử dụng một cách nhuần nhuyễn để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của họ.

Cuộc khủng hoảng tại Ucraina chỉ thực sự bùng phát sau khi Chính phủ Ucraina của Tổng thống Yanukovych ngày 21/11/2013 ký sắc lệnh hoãn các hoạt động chuẩn bị cho việc ký một thỏa thuận có ý nghĩa lịch sử về thương mại, chính trị với Liên minh châu Âu (EU).

Quyết định đó lập tức gây nhiều sóng gió trên chính trường Ucraina.

Phe đối lập, ủng hộ việc gia nhập EU, xuống đường rầm rộ để phản đối quyết định của Yanukovych mà họ cho là ngả theo Nga.

Tổng thống Yanukovych giải thích rằng chính phủ không ký kết hiệp định với EU là vì những quy định khắt khe của EU đối với nền kinh tế yếu ớt của Ucraina. Đại ý theo EU thì có thiệt thòi cho đất nước Ucraina thời điểm đó.

Thực tế cho thấy Ucraina đang phải trải qua một trong những thời khắc khó khăn nhất ở lục địa già. Nền kinh tế đã suy giảm 5 quý liên tiếp. Ngành công nghiệp, xương sống của nền kinh tế, sụt giảm mạnh. Thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai lên tới 5,5% GDP và mới đây đã bị các cơ quan đánh giá tín nhiệm quốc tế đánh tụt hạng xuống loại có nguy cơ cao vân vân và vân vân…

Chưa hết, nếu Ucraina theo EU, Nga thông báo sẽ buộc phải đưa ra các biện pháp bảo hộ, qua đó sẽ đóng cửa thị trường Nga đối với hàng hóa của Ucraina. Moskva lo ngại hàng hóa nhập khẩu giá rẻ của châu Âu sẽ tràn vào thị trường Nga qua Ucraina.

Tóm lại theo các chuyên gia kinh tế trung lập thì quyết định của Yanukovych thuần về mặt kinh tế là hoàn toàn chính đáng và nó đem lại cho Ucraina một cơ hội để cứu nguy nền kinh tế bên bờ vực phá sản.

“Thuận ta thì sống, nghịch ta thì sẽ là quân khủng bố”

Những người biểu tình phản đối chính phủ Yanukovych ở quảng trường Maidan được Mỹ và EU gọi là những người hùng cải cách

Tuy nhiên, khía cạnh chính trị của quyết định trên mới gây nên nhiều tranh cãi. Phe đối lập tiếp tục xuống đường biểu tình khiến tình hình ngày càng căng thẳng và buộc chính quyền Yanukovych vào cuộc. Nhiều cuộc đụng độ đẫm máu xảy ra sau đó giữa người biểu tình và cảnh sát.

Truyền thông phương Tây khi ấy liên tục đăng tải những ý khiến, nhận định và cảnh báo của giới chính trị gia Mỹ và châu Âu. Rằng chính quyền Yanukovych đang đàn áp người biểu tình đối lập, bóp nghẹt tiếng nói đòi dân chủ vân vân và vân vân…

Bước ngoặt trong chính trường Ucraina là sự kiện phe đối lập kiểm soát Quốc hội và ra phán quyết phế truất Yanukovych khiến ông này phải chạy sang Nga.

Lúc này, phe đối lập lên nắm quyền và lập ra chính phủ lâm thời. Tuy nhiên, những người không ủng hộ một Ucraina “kết thân” với EU lúc này trở thành lực lượng đối lập, bắt đầu lên tiếng phản đối. Họ là những người dân ở các tỉnh miền Đông - Nam Ucraina, quê hương của ông Yanukovych. Họ tố cáo chính quyền lâm thời tại Kiev đảo chính và không có tư cách pháp lý, trong khi ông Yanukovych được toàn dân Ucraina bầu lên năm 2010.

Để phản đối họ tiến hành biểu tình và chiếm các trụ sở công quyền ở các tình miền Đông, rồi tuyên bố thành lập các nhà nước tự trị, đòi tách ra khỏi Ucraina…

Lúc này chính quyền Kiev và phương Tây không coi họ là những người đòi dân chủ mà lại là quân khủng bố và xua quân đội tới đàn áp. Nhiều người biểu tình đã chết.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cũng cùng một hiện tượng sự vật mà phương Tây lại lúc có thể gọi thế này, lúc gọi thế khác. Những người biểu tình phản đối chính phủ Yanukovych ở quảng trường Maidan được Mỹ và EU gọi là những người hùng cải cách, còn những người biểu tình ở các tỉnh miền đông Ucraina (họ cũng đòi dân chủ và cải cách) thì lại bị coi là khủng bố.

Giải thích duy nhất cho sự khác biệt đó là “thuận ta thì sống, nghịch ta sẽ trở thành... quân khủng bố”!

H.Phan

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.