Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Phải giải quyết xung đột bằng hòa đàm
20 Tháng Năm 2014 6:47 SA GMT+7
Dư luận rất quan tâm tới thông báo chính thức của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sẽ được tổ chức tại thủ đô Manila của Philippines từ 21 đến 23/05, bởi Bắc Kinh sẽ không tham dự vì “bận chủ trì” Diễn đàn kinh tế Davos mùa hè tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.

Ngày 18/05, tờ Inquirer (Philippines) dẫn lời ông Abigail Valte, người phát ngôn của Tổng thống Philippines cho biết, Tổng thống Benigno Aquino sẽ đề cập tới hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông bên lề WEF lần này. Dư luận cho rằng, Bắc Kinh muốn tránh bị chỉ trích tại WEF sau khi ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển Việt Nam bởi dư luận coi đây là hành động khiêu khích. Cũng trong ngày 18/5, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại thành phố Thượng Hải trước thềm Hội nghị cấp cao lần thứ 4 về Phối hợp hành động và Củng cố lòng tin ở châu Á (CICA), sẽ diễn ra từ 20 đến 22/05.

Tiếp tục chiêu bài dọa nạt

Ngày 18/05, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn phân tích của nhà bình luận thời sự Philip Bowring về hành vi của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên Biển Đông là hung hăng, kiêu ngạo, một biểu hiện của chủ nghĩa đại Hán và chủ nghĩa Sô-vanh. Philip Bowring cho rằng, Trung Quốc đã phớt lờ các chứng cứ lịch sử, tăng cường hành động hung hăng trên biển nhằm tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” chiếm tới 90% Biển Đông. Nhưng các nước trong khu vực sẽ liên minh chống lại sự hung hăng và mưu đồ bá quyền của Trung Quốc.

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy

Ngày 17/05, trang tin Want China Times dẫn lời Thượng nghị sĩ Philippines Walden Bello lên án hành động Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam và đang dự kiến xây dựng trái phép một đường băng ở đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Cũng trong ngày 17/05, tờ The Sydney Morning Herald của Australia đăng bài “Động thái hàng hải của Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng khu vực”, trong đó nhận định Bắc Kinh biết rõ việc hạ đặt giàn khoan HD-981 là hành động khiêu khích.

Ngày 16/05, Hạ nghị sĩ Mỹ Jason Chaffetz ra tuyên bố báo chí về việc Trung Quốc gây tình trạng căng thẳng leo thang ở Biển Đông, và cho rằng, cũng như các dân tộc trên thế giới, nhân dân Việt Nam có ước nguyện chung sống hòa bình cùng thịnh vượng với sự tôn trọng của các nước láng giềng. Đồng thời khẳng định, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là rất đáng quan ngại. Trước đó (15/05), Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cảnh báo, Trung Quốc đang tự cô lập mình sau khi kéo giàn khoan HD-981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 15/05, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã công bố các bức ảnh giám sát quân sự về hành động tự ý xây dựng bất hợp pháp đường băng, mở rộng công sự trên Gạc Ma (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam). Cũng trong ngày 15/05, tờ Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thừa nhận, việc để Trung Quốc “tung hoành” ở Gạc Ma là do Manila bị phân tâm vào Scarborough/Hoàng Nham và bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam). Ông Voltaire Gazmin cũng thừa nhận, quân đội Philippines thiếu khả năng và thất bại trong việc giám sát hành tung của Trung Quốc ở Gạc Ma.

Tokyo và Manila đều muốn tranh thủ Mỹ

Ngày 18/05, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, ngày 17/05, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành và Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hội đàm (lần đầu tiên) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe viếng đền Yasukuni hồi tháng 12/2013. Trước đó (17/05), tờ Đại công báo (Hongkong) đăng bài “Shinzo Abe nếu thực hiện quyền tự vệ tập thể, cánh cửa lớn tham chiến Biển Đông có thể mở rộng". Ngày 15/05, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, sửa đổi Hiến pháp sẽ không khiến Nhật Bản bị lôi kéo vào một cuộc chiến, nhưng vẫn nhấn mạnh (không chỉ đích danh Trung Quốc): tại biển Hoa Đông, không ngừng xảy ra tình trạng lãnh hải của Nhật Bản bị xâm phạm. Theo giới quân sự, nếu Tokyo quyết định thực hiện quyền tự vệ tập thể và hợp tác với các nước liên quan để chống lại Bắc Kinh, khả năng tham chiến ở Biển Đông của Nhật Bản sẽ gia tăng.

Ngày 16/05, Hãng Bloomberg đưa tin, nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc mở rộng quyền hạn cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản sử dụng vũ khí và liên kết với đồng minh, diễn ra trong bối cảnh Tokyo thắt chặt hợp tác với Mỹ để đối phó với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Đông Á. Ngày 16/05, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng, các quốc gia trong khu vực, trừ Trung Quốc và Hàn Quốc, sẽ hiểu quyết định của ông Shinzo Abe và Tokyo sẽ cố gắng giải thích quan điểm kể trên qua các kênh ngoại giao. Ngày 15/05, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nêu rõ, Washington ủng hộ Tokyo thảo luận khả năng thực thi quyền phòng vệ tập thể chiểu theo Hiến pháp nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng từng ủng hộ sự thay đổi này.

Ngày 13/05, tạp chí "Học giả ngoại giao" Nhật Bản đăng bài của Phó giáo sư nghiên cứu chiến lược James Holmes thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, nếu Trung Quốc chiếm một hoặc nhiều hòn đảo ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì Mỹ - Nhật chưa cần lập tức triển khai hành động đoạt lại. Bởi chiếm một hòn đảo không có nghĩa sở hữu nó và lực lượng đổ bộ sẽ sớm phát hiện mình bị bao vây, cô lập và bị vây đánh.

Ngày 15/05, tờ Inquirer dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Emmanuel Bautista cho biết, vì phải vật lộn với Trung Quốc ở Biển Đông, nên Manila đang xem xét khả năng mời Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Oyster, cách quần đảo Trường Sa khoảng 160km, sau khi 2 nước ký EDCA, cho phép quân đội Mỹ truy cập rộng rãi hơn các căn cứ quân sự của Philippines. Theo ông Emmanuel Bautista, căn cứ Oyster rất quan trọng vì sẽ giúp hải quân Philippines tuần tra dễ dàng hơn trên Biển Đông. Philippines hiện có khoảng 50 căn cứ quân sự, và Mỹ được mời sử dụng căn cứ tại Zambales gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Lấp lỗ hổng

Ngày 17/05, tờ The New York Times cho rằng, trong cùng một ngày (16/05) nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc có 2 tuyên bố trái ngược nhau xung quanh việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam. Ngày 16/05, Tân Hoa xã trích lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khi phát biểu tại buổi mít tinh kỷ niệm 60 năm Hiệp hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh rằng: Không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc. Nhưng khi phát biểu tại cuộc họp báo với tướng Martin Dempsy, Chủ tịch Tổng tham mưu trưởng liên quân nhân chuyến công du Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy lại trắng trợn tuyên bố: giàn khoan HD-981 nằm hoàn toàn trong lãnh hải của Trung Quốc!

Đại sứ Philippines tại Nhật Bản Manuel Lopez

Tướng Phòng Phong Huy còn ngang ngược tuyên bố, những gì Bắc Kinh sẽ làm là đảm bảo sự an toàn của giàn khoan HD-981 và đảm bảo để nó tiếp tục hoạt động. Ngoài ra, tướng Phòng Phong Huy còn đổ lỗi cho Việt Nam và Mỹ, đồng thời cho rằng, chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama đã khuyến khích một số quốc gia châu Á tin vào lời cam kết của Mỹ trong việc tái cân bằng quân sự và ngoại giao ở châu Á và coi đây là cơ hội để gây rối Biển Đông, biển Hoa Đông!? Nhưng Phó tổng thống Joe Biden đã nói với tướng Phòng Phong Huy rằng, hành động của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp hàng hải là "nguy hiểm và khiêu khích".

Ngày 16/05, Đại sứ Philippines tại Nhật Bản Manuel Lopez bày tỏ hy vọng tăng cường hợp tác với Tokyo và Washington về an ninh hàng hải nhằm ngăn chặn động thái của Trung Quốc trên biển. ÔngManuel Lopezhoan nghênh đề xuất sử dụng quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản để bảo vệ đồng minh khi bị tấn công. Trước đó (14/05), người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Lâm Vĩnh Lạc cho biết, Đài Bắc sẽ không hợp tác với Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Giám đốc chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương Partrick Cronin, đến từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ bình luận: Lãnh đạo Trung Quốc đang thử nghiệm một mô hình chấp nhận rủi ro bằng cách ép buộc để khẳng định, kiểm soát yêu sách lãnh thổ hàng hải của mình. Ngày 14/05, mạng tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ đăng bài của Giáo sư quan hệ quốc tế và thương mại David C.Kang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hàn Quốc, Đại học bang nam California Mỹ cho biết, có quan điểm cho rằng, do ảnh hưởng từ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, các nước Đông Á đều đang tăng cường quân bị quy mô lớn, khả năng xuất hiện chạy đua vũ trang, thậm chí nổ ra chiến tranh ngày càng cao.

Phản ứng của giới học giả

Ngày 17/05, học giả Elizabeth Economy và Michael Levi, đến từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ kiến nghị, nếu Trung Quốc không rút giàn khoan HD-981, Washington nên tăng cường bố trí lực lượng hải quân giúp Việt Nam, đồng thời hạn chế, kiểm soát hoạt động của CNOOC tại Mỹ. Theo 2 học giả kể trên, tình hình Biển Đông hiện nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây bởi đội tàu bảo vệ giàn khoan HD-981 không những đại diện cho cuộc chiến cướp bóc tài nguyên, mà còn là thái độ ngang ngạnh trên nhiều phương diện của Trung Quốc mà Mỹ phải đối mặt. Ngoài ra, Mỹ cần kết hợp với ASEAN ngăn chặn hành động đơn phương, bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, hành động của Trung Quốc nhiều khả năng khiến các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền thêm lo lắng và tìm cách tăng cường năng lực hàng hải, cũng như tìm kiếm sự tái cam kết ủng hộ từ Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ người Đức, ông Wilfried Lulei, nhà khoa học nghiên cứu về châu Á, khẳng định, hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, không được các nước liên quan trong khu vực chấp nhận và vấp phải sự phản đối của nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Anton Svetov, chuyên viên điều phối các chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của Hội đồng đối ngoại Nga và ông Alexay Fenenko, Phó giáo sư Học viện Ngoại giao Nga, chuyên viên Viện Nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga: Trung Quốc đang đơn độc và không có láng giềng tốt bởi với bất cứ quốc gia nào, Bắc Kinh cũng có xung đột lãnh thổ. Cũng theo 2 chuyên viên kể trên, Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ của dư luận, nhất là ASEAN và cần xây dựng hạm đội hải quân hùng mạnh, có lực lượng phòng vệ bờ biển đủ khả năng gây thiệt hại nặng nề cho đối phương nếu lợi ích quốc gia bị xâm hại.

Phân tích về động cơ của Trung Quốc, Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học và Chính trị của Đức cho rằng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là đáng ngạc nghiên, và là sự thụt lùi nghiêm trọng cho những nỗ lực giảm xung đột trên Biển Đông, cũng như thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tiến sỹ Emmanuel Dubois, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Thomas More nhận định, tham vọng bành trướng bằng vũ lực mới là đích ngắm của Trung Quốc chứ không phải lợi ích kinh tế.

Tờ Diplomat của Ấn Độ vừa đăng bài viết đáng chú ý của nhà nghiên cứu Sreeram Chaulia, Hiệu trưởng Trường Đối ngoại Jindal ở Ấn Độ, đánh giá về ý đồ thực sự của Bắc Kinh khi thường xuyên khiêu khích hàng xóm và các hệ lụy liên quan. Và cuộc đụng độ trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép ở Biển Đông đã đánh dấu một sự leo thang nguy hiểm. Theo giới chuyên môn, việc Trung Quốc dễ dàng chiếm bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham bằng cách từ từ tước khỏi tay Philippines đã khiến Bắc Kinh thêm bạo dạn khi động hủ tại Biển Đông.

Ngày 16/05, hãng Itar-Tass dẫn lời cố vấn của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov cho biết, Tổng thống Putin sẽ cùng Chủ tịch nước Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại biển Hoa Đông nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc (20 và 21/05). Đây được coi là động thái nhằm kìm hãm Mỹ-Nhật trong bối cảnh Washington và Tokyo tái khẳng định mối quan hệ an ninh thân cận liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cùng ngày 16-5, Hãng RIA Novosti cho biết, một số lượng kỷ lục thỏa thuận sẽ được ký trong chuyến công du tới Trung Quốc của Tổng thống Putin.

Cũng trong ngày 16/05, tờ báo hàng đầu Nga Kommersant khẳng định, Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam khi đăng bài "Trung Quốc tự chuốc bão". Trước đó (15/05), Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Alexandr Lukashevich nói về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Moskva hy vọng Trung Quốc và Việt Nam sẽ khắc phục tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua con đường đàm phán.

 

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.