Cường quốc gì?
09 Tháng Sáu 2014 6:03 SA GMT+7
Thế giới hiện có nhiều cường quốc. Mỹ là số 1, cả kinh tế lẫn quân sự. Nga là cường quốc quân sự, Nhật là cường quốc kinh tế. Còn Trung Quốc là cường quốc gì?


Tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981 - Ảnh: Mai Thanh Hải

Về dân số, Trung Quốc bằng ¼ thế giới, bỏ xa các cường quốc Mỹ, Nga, Nhật. Chả lẽ gọi là cường quốc dân số? Về kinh tế, tổng GDP Trung Quốc xếp thứ 2, sau Mỹ và trước Nhật. Nhưng tài sản của Trung Quốc 1,4 tỉ dân nhiều hơn 130 triệu dân Nhật có gì đâu để nói?

Có người bảo Trung Quốc là cường quốc chơi xấu khắp thế giới, nhất là với các nước láng giềng mà đặc biệt Việt Nam với vô vàn trò đểu. Nếu Liên Hiệp Quốc có cuộc thống kê thì chắc chắn Trung Quốc là cường quốc bị thiên hạ ghét nhất? Chẳng có cường quốc nào lại hành xử hạ cấp như Trung Quốc. Lân bang của Trung Quốc, nếu không chịu thuần phục thì suốt đời phải đối phó vất vả vì đối phương không từ bỏ bất cứ thủ đoạn bẩn thỉu nào, miễn là ức hiếp được mấy nước nhỏ. Kẻ khác bảo Trung Quốc luôn nói một đằng, làm một nẻo, quen thói lật lọng. Điều này thiên hạ đã rất tỏ tường.

Ai đời là cường quốc, là 1 trong 5 thành viên có quyền phủ quyết của Liên Hiệp Quốc, đáng lẽ phải luôn gương mẫu tôn trọng các nước khác thì Trung Quốc cứ làm ngược lại. Ức hiếp và chiếm đảo của Philippines, bị kiện ra tòa án quốc tế, đường đường vỗ ngực là cường quốc mà không dám ló mặt đến tòa. Chỉ có kẻ gian mới sợ tòa án, sợ sự minh bạch và ánh sáng công lý. Mấy năm nay, cứ suốt ngày rình mò bắt nạt ngư dân Việt Nam không có nửa tấc sắt tự vệ. Từ đâm húc tàu, đánh đập ngư dân, bắt cóc đòi tiền chuộc, phá hỏng thiết bị, ăn cướp tài sản và cả tôm cá của ngư dân đánh bắt được. Hở một chút là lên giọng đe nẹt, cứ đòi dùng vũ lực dạy người thân cô. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh ngược lại, ai đã dạy ai. Gần nhất là “bài học dạy ngược lại” của người Việt dành cho quân xâm lược Trung Quốc vào tháng 02/1979.

Hà hiếp ngư dân Việt Nam chưa đủ, cả tháng nay Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam. Nếu biển của Trung Quốc sao cả thế giới lên án? Sao phải đưa hơn trăm tàu thuyền và máy bay hung hăng canh chừng, bảo vệ. Suốt ngày đâm, húc, xịt vòi rồng và cả ném đá vào tàu Việt Nam. Nếu giàn khoan này ở biển Trung Quốc, tàu các nước bén mảng tới, dù là vô tình, Trung Quốc đã thẳng thừng tiêu diệt. Vừa ăn cướp vừa la làng nhưng chỉ lừa được những người dân Trung Quốc bị nhồi sọ và bưng bít thông tin. Giàn khoan Hải Dương-981 đã vứt bỏ mặt nạ đạo đức giả cuối cùng của chính quyền Trung Quốc. Là dịp may hiếm có thức tỉnh những người Việt u mê và cả tin vào “hữu nghị viển vông”, là cơ hội xóa bỏ hiềm khích, đoàn kết hợp lực giữ nước và thoát dần sự lệ thuộc nguy hiểm vào Trung Quốc.

Từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 110 lần. Nhập siêu thương mại Việt - Trung năm 2013 là 23,7 tỉ USD. Các dự án của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đa phần đều chậm tiến độ, đội giá, thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả và kéo theo hàng chục ngàn lao động trái phép. Nhiều dự án còn xâm hại an ninh quốc phòng. Thoát dần sự lệ thuộc là thoát khỏi hiểm họa bị hàng Trung Quốc “ướp xác từ lúc còn sống”, bởi Việt Nam là thị trường béo bở của hàng thải, hàng độc hại "made in China". Việt Nam vẫn giao thương với Trung Quốc nhưng bình đẳng, tôn trọng nhau, cùng có lợi chứ không bị lép vế và thua thiệt đủ bề như hiện nay. Chơi với ma dễ thành tà. Việt Nam không thể chọn láng giềng nhưng có thể chọn bạn chí cốt.

Giàn khoan Hải Dương-981 trước sau cũng phải rút về. Cả thế giới sẽ không ngồi yên để Trung Quốc tự tung tự tác. Kẻ cướp, một khi không bị pháp luật xử lý, không được ngăn ngừa, thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Hôm nay Việt Nam là nạn nhân, ngày mai sẽ là những nước khác. Cái xấu phải được chặn đứng. Có người bảo Trung Quốc hành xử như con nít, như hàng tôm hàng cá. Nói vậy có tội vì con nít chưa làm chủ hành động của mình nhưng thật thà, có sao nói vậy. Hàng tôm hàng cá, có người ít học; đôi khi nói năng bốc đồng, đốp chát chứ không có kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng”. Cả tháng nay, Trung Quốc đang chứng tỏ mình là cường quốc xịt vòi rồng và ném đá, từ tàu cá đến tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.

Bùi Nguyễn Thiên Du (*)

(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân sống và làm việc tại TP.HCM

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.