Bẻ gãy các luận điệu dối trá của Trung Quốc
14 Tháng Sáu 2014 5:53 SA GMT+7
Các luận điệu ngụy biện và che giấu sự thật của Trung Quốc xung quanh vụ giàn khoan Hải Dương-981 tiếp tục bị vạch trần và bác bỏ.

Chiều 13.6, Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) cho biết TQ đang có 116 tàu (42 tàu hải cảnh, 14 tàu vận tải, 18 tàu kéo, 36 tàu cá và 6 tàu quân sự) tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981. Trong ngày, các nhóm tàu TQ chủ động ngăn chặn tàu VN, ở phạm vi cách giàn khoan từ 8 - 10 hải lý. Các tàu TQ luôn bám sát  tàu VN trong khoảng 50 - 100 m, chạy với tốc độ cao, có thái độ hung hăng, sẵn sàng đâm húc vào tàu kiểm ngư VN.

Tàu tuần tiễu, tấn công nhanh 789 của TQ tiến sát, đe dọa tàu VN hồi tháng 5 ở khu vực giàn khoan đặt trái phép trong vùng biển VN - Ảnh: Hoàng Sơn

Ngày 13/06, ông Dịch Tiên Lương, Phó ban Sự vụ hải dương và biên giới thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ), trắng trợn chối rằng nước này “chưa bao giờ đưa lực lượng quân sự” đến hộ tống giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), theo Reuters. Ông Dịch còn quả quyết từ đây cho đến khi giàn khoan kết thúc hoạt động, dự kiến vào ngày 15/08, TQ cũng sẽ không triển khai lực lượng quân sự đến khu vực, đồng thời ngụy biện khu vực xung quanh giàn khoan “nằm trên tuyến đường biển nên có lúc cũng có tàu quân sự TQ từ phía nam trở về nước”.

Sự thật là ngày 09/05, Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) VN, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm khẳng định có 3 tàu quân sự và một số máy bay quân sự của TQ hiện diện trong khu vực hạ đặt giàn khoan nhằm đe dọa lực lượng thực thi pháp luật VN. Trong tháng 5, phóng viên Thanh Niên tác nghiệp tại thực địa cũng đã chụp được ảnh một số tàu chiến TQ như tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 571, tàu chiến 789 và tàu tên lửa tấn công nhanh 755.

Chưa hết, ông Dịch còn khẳng định TQ “đã có hơn 30 vòng đàm phán” với VN từ khi căng thẳng xảy ra. Trong khi đó, trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn AP tại Mỹ ngày 10/06, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực VN tại LHQ, khẳng định Bắc Kinh đã từ chối tham gia đối thoại, ngang ngược tuyên bố khu vực xung quanh giàn khoan là “thuộc về TQ” và đây là hành động mang tính khiêu khích, gây quan ngại nghiêm trọng.

Phản bác của giáo sư Úc

Trong mấy ngày qua, học chức và quan chức TQ gửi đăng 2 bài bình luận trên báo chí Úc nhằm bảo vệ hành động cắm giàn khoan Hải Dương-981, củng cố cái gọi là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và vu cáo VN. Cụ thể, ngày 11/06, tờ The Australian Financial Review đăng bài bình luận Vietnam has no claim to sovereignty over China's Xisha Islands (tạm dịch: VN không có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa của TQ) của học giả Triệu Thanh Hải từ Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế TQ; và ngày 13.6 báo The Australian đăng bài Vietnam has no legitimate claim to Xisha islands (tạm dịch: VN không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Tây Sa) của Đại sứ TQ tại Úc Mã Triều Húc. Tây Sa là tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Trước những luận điệu sai trái trong 2 bài báo này, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc đã gửi thư cho Ban biên tập của 2 tờ báo trên để trình bày phản ứng của ông. Theo bức thư được ông Thayer chuyển lại cho Thanh Niên, ông khẳng định bài của học giả Triệu chỉ dẫn lại các luận điệu của Bộ Ngoại giao TQ hay những thông tin sai trái về công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông Triệu còn ngang nhiên bịa đặt rằng tiến sĩ Trần Trường Thủy thuộc Học viện Ngoại giao VN “đã có những nhận định ủng hộ TQ”, điều mà tiến sĩ Trần Trường Thủy đã bác bỏ.

Giáo sư Thayer cũng chỉ ra rằng bài viết của Đại sứ Mã đã bóp méo sự thật khi chỉ chắt lọc những diễn biến có lợi cho TQ liên quan đến giàn khoan.

 

Trung Quốc tăng cường xây dựng phi pháp ở Trường Sa

Ngày 13/06, tờ The Philippine Star trích nội dung báo cáo mật của chính phủ Philippines tiết lộ TQ đang có hoạt động khai phá ở 5 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Én Đất và Tư Nghĩa và không loại trừ Bắc Kinh sẽ có hoạt động tương tự ở các bãi đá Chữ Thập, Su Bi và Vành Khăn. Trước đó, theo Kyodo News, khoảng 200 người Philippines đã tập trung trước văn phòng lãnh sự của Đại sứ quán TQ ở Manila để phản đối hành vi xâm nhập hung hăng ở biển Đông.

Bên cạnh đó, The Philippine Star dẫn lời một sĩ quan cấp cao Philippines đánh giá cuộc giao lưu thể thao ngày 08/06 giữa hải quân VN và hải quân Philippines ở đảo Song Tử Tây là “một thành công lớn”, chứng tỏ tranh chấp chủ quyền có thể được giải quyết một cách hòa bình và thân thiện, thay vì phải bắt nạt lẫn nhau.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 12/06 (giờ địa phương) Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Tony Abbott đã thảo luận về tình hình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và nhấn mạnh rằng tuân thủ luật pháp quốc tế là mấu chốt cho việc giải quyết tranh chấp, theo Đài NHK. 

Minh Trung

Văn Khoa

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.