1 tuần 3 tai nạn máy bay thảm khốc
Friday, July 25, 2014 6:30 AM GMT+7
Thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng với vụ máy bay của Hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ ở đông Ukraine thì lại tiếp nhận tin máy bay Đài Loan gặp tai nạn khi hạ cánh và giờ là máy bay của Hãng hàng không Algeria.

Tổng thống Pháp - nước có nhiều công dân trên chuyến bay AH 5017 của Hãng hàng không Algeria rơi ở Mali ngày 24/07 - họp khẩn để giải quyết vụ việc. 

Diễn biến vụ tai nạn chuyến bay AH 5017 của Air Algerie - Đồ họa: N.Khanh

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức hàng không giấu tên của Algeria xác nhận chuyến bay số hiệu AH 5017 chở 116 người đã rơi nhưng không cho biết địa điểm cũng như nguyên nhân khiến máy bay rơi. Chưa có thông tin cụ thể về số phận toàn bộ hành khách và phi hành đoàn.

Trang web của sân bay Ouagadougoucho đã niêm yết danh sách toàn bộ hành khách đi trên chuyến bay AH 5017, trong đó có 51 hành khách là người Pháp, 28 người Burkina Faso, 20 người Libăng, 6 người Algeria, 5 người Canada, 4 người Đức, 1 người Luxembourg, 1 người Thụy Sĩ, và 6 thành viên phi hành đoàn là người Tây Ban Nha. 

Máy bay Algeria rơi ở vùng bất ổn bắc Mali

Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keïta nói mảnh vỡ của máy bay Hãng Air Algerie đã được tìm thấy ở khu vực giữa hai thị trấn Aguelhoc và Kidal, bắc Mali.

Báo này cho hay Tổng thống Pháp François Hollande đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Thủ tướng Manuel Valls, Ngoại trưởng Laurent Fabius, Bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian và các bộ trưởng nội vụ cũng như giao thông lúc 17g theo giờ Pháp (khoảng 22g Việt Nam).

Trước đó Hãng hàng không Air Algerie đăng trên Twitter của hãng rằng chuyến bay số hiệu AH 5017 có khả năng đã rơi ở Tilemsi, cách Gao khoảng 70km.

Kênh RT của Nga cho biết chuyến bay AH 5017 của Air Algerie đã rơi gần thủ đô Niamey của Niger. Trong khi đó tướng Koko Essien, người đứng đầu quân đội Liên Hiệp Quốc tại Mali, xác nhận với Hãng thông tấn DPA (Đức) máy bay rớt ở khu vực giữa thành phố Gao và vùng nông thôn Tessalit, miền trung Mali. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói chiếc máy bay Air Algerie mất tích “có thể đã rơi” nhưng hiện chưa có dấu vết gì về nó.

Phóng viên BBC Alex Duval Smith ở thủ đô Bamako của Mali dẫn lời các binh lính Liên Hiệp Quốc ở quốc gia này cũng cho rằng máy bay rơi xuống một khu vực giữa Gao và Tessalit. Chuyến bay cất cánh từ Burkina Faso lúc 1g17 giờ địa phương (8g17 sáng 24/07 giờ Việt Nam) và dự kiến hạ cánh xuống Algiers (thủ đô của Algeria) sau đó bốn giờ. Song, chiếc máy bay cùng toàn bộ hành khách đã biến mất khỏi màn hình rađa khoảng 50 phút sau đó khi còn trong không phận của Mali.

AFP dẫn nguồn tin riêng nói liên lạc với AH 5017 biến mất khi nó vẫn đang ở trong không phận Mali và chuẩn bị tiếp cận biên giới Algeria. “Máy bay không cách xa biên giới Algeria khi phi hành đoàn được yêu cầu đổi hướng vì tầm nhìn hạn chế và để tránh rủi ro va chạm với một máy bay khác đang trên hướng Algiers - Bamako (Mali). Liên lạc đã bị mất sau khi máy bay đổi hướng” - nguồn tin trên nói.

Một nguồn tin ở Mali cho biết chiếc máy bay trên là loại McDonnell Douglas MD-83 thuê từ Công ty Swiftair Tây Ban Nha mất liên lạc ở Gao, khu vực bị các nhóm phiến quân Hồi giáo chiếm đóng phía bắc Mali hồi năm 2012 và hiện nay vẫn còn bất ổn. Công ty Swiftair xác nhận họ đang có một chiếc MD-83 cho Air Algerie thuê.

Đài phát thanh Algeria dẫn lời Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal xác nhận chiếc máy bay biến mất ở Gao, cách biên giới Algeria khoảng 500km. “Hành khách trên chuyến bay mang nhiều quốc tịch khác nhau” - ông Sellal cho biết. 

Pháp điều máy bay tìm kiếm AH 5017

Hãng tin AFP cho biết Pháp đã điều hai máy bay Mirage 2000 để tìm kiếm chiếc máy bay này. Phát biểu tại một trung tâm xử lý khủng hoảng thành lập bên trong Bộ Ngoại giao Pháp ngày 24-7, Bộ trưởng giao thông Pháp Frederic Cuvillier xác nhận máy bay Algeria biến mất khỏi màn hình rađa ở khu vực miền bắc Mali. “Những gì chúng tôi biết được đến giờ đó là một chiếc máy bay của Hãng hàng không Algeria chở rất nhiều người Pháp trên đó” - Bộ trưởng Cuvillier cho biết.

Tổng thống Pháp François Hollande cho biết nước này sẽ triển khai mọi phương tiện quân sự ở Mali để tìm kiếm chiếc máy bay của Air Algerie. Ông cũng đã hủy chuyến công du đến đảo Reunion vì chuyến bay mất tích này.

Cục Hàng không dân dụng Pháp đã lập các trung tâm giải quyết khủng hoảng ở sân bay Paris và Marseille. Cùng lúc, Bộ Phát triển và giao thông Tây Ban Nha đã kêu gọi triệu tập cuộc họp khẩn cấp cũng như liên hệ với các giới chức ở Burkino Faso, Mali và Algeria để tìm hướng xử lý vì thông tin về vụ tai nạn máy bay này đang rất phức tạp.

Tờ Telegraph của Anh dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội Niger khẳng định lực lượng quân sự của Mali và Niger hiện đang tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc máy bay nhưng chưa tìm thấy. “Họ đang tìm kiếm chiếc máy bay ở vùng miền đông Mali và cả Niger”- nguồn tin trên cho biết.

Trước đó, Hãng hàng không Air Algerie thông báo đã mất liên lạc với máy bay của họ sau khi chiếc này cất cánh từ thủ đô Ouagadougou của quốc gia Burkina Faso 50 phút. Ngay sau khi có tin máy bay của Algeria mất tích, trang theo dõi máy bay FlightRadar24 đã thông báo trên Twitter rằng chỉ có một chuyến bay của Air Algerie bay từ Ouagadougou đến Algiers hôm nay và đó là chuyến bay AH 5017. Trang tin này nói không rõ đây có phải là chuyến bay mất tích hay không. Theo lịch, chuyến bay AH 5017 của Air Algerie bay với máy bay Boeing 737-600 nhưng trên hệ thống của hãng này lại ghi chuyến bay mất tích là loại MD-83.

Công ty Swiftair cho biết đang cử ra những đội công tác khẩn cấp để đưa ra những giả thiết chuyện gì đã xảy ra đối với chuyến bay. “Ngay khi chúng tôi biết thêm chi tiết nào chúng tôi sẽ công bố ngay lập tức” - tuyên bố của Swiftair cho biết. Truyền thông Algeria cho biết nhiên liệu trên máy bay có thể đã cạn.

Reuters cho biết chính quyền Burkina Faso đã lập một trung tâm khủng hoảng ở sân bay Ouagadougou để cung cấp thông tin cho gia đình những người đi trên máy bay. Một nhà ngoại giao ở thủ đô Bamako của Mali nói miền bắc nước này đêm qua bị một trận bão cát mạnh. Người đứng đầu cơ quan hàng không dân dụng Mali Issa Saly Maiga nói việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích vẫn đang diễn ra.

MỸ LOAN - VIỆT PHƯƠNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.