Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Lợi ích cốt lõi của ai!
Thursday, August 21, 2014 1:20 PM GMT+7
Ngày 17/08, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work đã tới Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Guam và Hawaii. Ðây là lần đầu tiên ông Robert Work tới Châu Á - Thái Bình Dương trên cương vị Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Ðộng thái này diễn ra sau chuyến thăm châu Á - Thái Bình Dương của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Và đây là những minh chứng cho thấy quyết tâm trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Trước đó (15/08), tờ Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố, Australia là mối đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc sau khi nước này ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ trong 25 năm tới. Theo đó, Mỹ sẽ được phép triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tới Australia để “thực thi nhiệm vụ” và việc này sẽ đe dọa đến tuyến hậu cần trọng yếu của Trung Quốc qua eo biển Malacca một khi nổ ra xung đột ở Biển Ðông. Ðiều này chứng tỏ, Biển Ðông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc khi Bắc Kinh muốn nổi lên như một cường quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Im lặng là vàng

Ngày 16/08, tờ Borneo Post cho rằng, Malaysia vẫn theo đuổi cách tiếp cận không đối đầu với Trung Quốc (giữ im lặng) trong tranh chấp chủ quyền bởi nước này muốn tăng cường đầu tư và thương mại với Bắc Kinh, đề phòng khi mối quan hệ kinh tế với Mỹ xấu đi. Ðược biết, Malaysia và Trung Quốc đã đồng ý nâng mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện với trọng tâm tăng cường hợp tác quân sự và gia tăng kim ngạch thương mại 2 chiều lên gấp 3 lần, đạt 160 tỉ USD vào năm 2017. Tuy nhiên, giới kinh tế cũng cảnh báo, Malaysia đã đầu tư gần 7 tỉ USD vào Trung Quốc nhưng chỉ nhận được 1 tỉ USD từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Lợi ích cốt lõi của ai!

Đền Yasukuni

Cũng trong ngày 16/8, Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi đã chủ trì lễ bàn giao tàu chiến lớn nhất đóng trong nước INS Kolkata cho lực lượng hải quân nước này nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra chiến tranh. 2 tàu chiến lớp Kolkata khác là INS Chennai và INS Cochin (cũng do Ấn Ðộ tự chế tạo), sẽ được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2015 và dự án đóng tàu hải quân hiện đại là một phần trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng trị giá 100 tỉ USD của Ấn Ðộ. Ngày 14/08, tờ Times of India (Ấn Ðộ) cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Ðộ đã trình báo cáo quốc phòng thường niên lên Quốc hội. Trong đó ghi nhận tranh chấp biên giới Ấn - Trung là yếu tố chủ yếu trong an ninh quốc gia của Ấn Ðộ. Trước đó (13/08), Bộ trưởng Nội vụ Ấn Ðộ Kiren Rijiju thông báo, dù Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng biên giới với Ấn Ðộ, nhưng trong 7 tháng qua, binh sĩ Trung Quốc đã xâm nhập 334 lần.

Cùng ngày 13/08, Bộ Quốc phòng Ấn Ðộ cũng cảnh báo, phải thận trọng và tỉnh táo trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và New Delhi đã tiến hành các bước để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào có thể đến từ quốc gia láng giềng này. Theo tờ Mint và tờ Times of India (Ấn Ðộ), tháng 9 sẽ là tháng ngoại giao sôi động của Ấn Ðộ với 5 chuyến thăm cấp cao, trong đó chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi và chuyến thăm Ấn Ðộ của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được dư luận quan tâm nhất. Bởi cả Tokyo và Bắc Kinh đều đang tìm cách gây sức ép đối với Ấn Ðộ trong vấn đề biển Hoa Ðông.

Ngày 13/08, trang tin về dầu mỏ châu Á Asian Oil & Gas (AOG) cho biết, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã hoàn tất việc đóng tàu kho nổi FPSO thứ 17 mang tên Hải Dương 118 (hết khoảng 440 triệu USD) và dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 8. Sau khi Hải Dương 118 xuất xưởng, CNOOC sẽ có tổng cộng 17 tàu kho nổi kiểu FPSO. Cũng trong ngày 13/08, Viện Lowy (tổ chức nghiên cứu và cố vấn chiến lược tại Australia) nhận định, sự hung hãn của Trung Quốc và cảm giác chưa an tâm về cách ứng phó của Mỹ khiến các cường quốc hạng trung ở châu Á - Thái Bình Dương hướng tới những phương thức vượt ra ngoài các biện pháp truyền thống để đảm bảo an ninh.

Cố đấm ăn xôi

Ngày 17/08, tờ Minh Báo (Hongkong) đưa tin, Philippines muốn thúc đẩy du lịch tàu thủy ở các đảo, đá ngầm có tranh chấp với Trung Quốc để phát triển du lịch địa phương. Theo Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang, tàu thủy sẽ đi vòng quanh 6 đảo, bao gồm đảo Thị Tứ, Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Vẫn theo tướng Gregorio Pio Catapang, một số đảo, đá ngầm ở Biển Ðông đã trở thành “căn cứ tác chiến tiền phương” của Trung Quốc. Còn theo giới chuyên gia hải quân Trung Quốc, nếu quân đội Philippines mở tuyến “du lịch tàu thủy” sẽ “xâm phạm chủ quyền Biển Ðông của Trung Quốc”, do đó Bắc Kinh sẽ áp dụng “biện pháp đối ứng”.

Việc không đến ngôi đền Yasukuni vào ngày kỷ niệm 69 năm Nhật Bản đầu hàng đồng minh trong Thế chiến II, mà chỉ gửi đồ lễ đến viếng hôm 15/08 của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tạo môi trường cho Hội đàm cấp cao với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới). Tuy ông Shinzo Abe không tới viếng Yasukuni, nhưng 2 thành viên trong nội các (Bộ trưởng Nội vụ Yoshitaka Shindo và Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Keiji Furuya) đã có mặt tại ngôi đền gây nhiều tranh cãi này. Cũng trong ngày 15/08, có tới 84 nghị sĩ do Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do (LDP), Chủ tịch liên minh Hidehisa Otsuji dẫn đầu đã viếng đền Yasukuni.

Không chỉ Trung Quốc, Hàn Quốc cũng không ưa Nhật Bản khi họ cho rằng, những hành động và tuyên bố của Tokyo không đủ để chuộc lỗi cho những gì binh sĩ Nhật Bản đã làm với phụ nữ nước này trong chiến tranh. Ngày 15/08, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã chỉ trích chuyến viếng thăm đền Yasukuni của 2 bộ trưởng trong nội các Nhật Bản cùng việc Thủ tướng Shinzo Abe gửi đồ tế lễ trước đó. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng cho biết, quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản sẽ được cải thiện nếu vấn đề “phụ nữ mua vui” được giải quyết đúng đắn.

Giới quân sự cảnh báo, việc Trung Quốc gia tăng phô trương sức mạnh, buộc các nước Ðông Nam Á phải củng cố quốc phòng. Ðược biết, các nước Ðông Nam Á đã tăng chi tiêu quốc phòng khoảng 5% trong năm 2013, lên 35,9 tỉ USD và con số này ước chừng 40 tỉ USD trong năm 2016. Ngày 14/8, Tư lệnh hải quân Indonesia, Ðô đốc Marsetio cho biết, nước này đã nối lại chương trình chế tạo tàu tuần tra tàng hình ba thân siêu hiện đại lớp Klewang (do Thụy Ðiển và New Zealand thiết kế và được cho là loại tàu chiến tàng hình tiên tiến nhất thế giới) và sẽ đóng mới ít nhất 4 chiếc loại này. Dự kiến, chiếc đầu tiên sẽ hoạt động từ năm 2016. Tuần san Jane's Defence (Anh) đưa tin, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Patrick Velez cho biết, Manila đã quyết định chi 2,5 tỉ peso (khoảng 570 triệu USD, nằm trong gói ngân sách 18 tỉ peso) để mua hệ thống vũ khí và trang thiết bị quân sự cho 2 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ mới.

Ngày 12/08, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu chính quyền địa phương hợp tác để thành lập một đơn vị của lục quân trên đảo Amami - Oshima nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đối với các hòn đảo xa bờ ở khu vực này trước hoạt động ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp trên biển Hoa Ðông.

Ngày 13/08, tờ Yomiuri Shimbun cho rằng, trước việc Trung Quốc liên tục xâm phạm khu vực quần đảo Senkaku/Ðiếu Ngư, Tokyo có kế hoạch tăng cường “giáo dục biển đảo” trong các trường công lập. Cũng trong ngày 12/08, tờ Forbes (Mỹ) cho rằng, Mỹ đang bao vây, ngăn chặn Trung Quốc và chiến lược “xoay trục” của Washington là nhằm ngăn chặn kiểu chiến tranh Lạnh với Bắc Kinh.

Quyết không từ bỏ châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 16/08, tờ Want Daily (Ðài Loan) dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết, cho dù nơi khác có tiếp tục bất ổn thì Washington cũng không từ bỏ Châu Á - Thái Bình Dương. Ðồng thời huy động một số nước trong khu vực như Ấn Ðộ, Nhật Bản, Australia… để ngăn chặn, hạn chế mưu đồ của Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương. Ðến nay, 200 tàu chiến các loại và hơn 350.000 lính Mỹ đã được triển khai ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng trong ngày 16/08, tờ WantChinaTimes (Ðài Loan) dẫn nhận định của giới quân sự Ðài Loan, phải 30 năm nữa Hải quân Trung Quốc mới có thể đuổi kịp Mỹ và trước mắt Nhật Bản là “rào cản” cần vượt qua. Tuy nhiên, khu trục hạm mang tên lửa thế hệ thứ 4 Type 055C sẽ là tàu hộ vệ chính trong đội tàu sân bay của quân đội Trung Quốc, có năng lực tên lửa tương đương với tàu chiến trang bị Aegis của Mỹ. Ngoài ra, trong số 52 tàu ngầm của Trung Quốc, 42 chiếc đã được nâng cấp và hạm đội tàu chiến của nước này đang là mối đe dọa đáng gờm của hải quân Mỹ tại “chuỗi đảo thứ nhất” ở Thái Bình Dương.

Khi phát biểu với trang Bloomberg, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cho biết, Australia và Nhật Bản đang thảo luận để tăng cường hợp tác an ninh, trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tăng ngân sách quốc phòng và vừa nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí.

Trong khi đó, ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Ðông Á và Thái Bình Dương lại vừa phản bác ý kiến của cựu Thủ tướng Australia khi ông Malcolm Fraser tuyên bố, nước này sẽ không tham gia vào cuộc chiến Mỹ - Trung. Ông Malcolm Fraser cho rằng, Australia đang bị “mắc kẹt” trong quan hệ với Mỹ, do đó cần trung lập nếu chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra. Vấn đề này được ông Malcolm Fraser đề cập trong cuốn “Những đồng minh nguy hiểm” - kêu gọi Australia từ bỏ liên minh với Mỹ để tránh xung đột với Trung Quốc.

Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Lợi ích cốt lõi của ai!

Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung trên Biển Đông

Ngày 14/08, tại Trung tâm Ðông - Tây ở Honolulu (Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có bài phát biểu “Tầm nhìn của Mỹ về can dự vào châu Á-Thái Bình Dương” nhằm khép lại chuyến công du châu Á (từ 07 đến 14/08). Trong đó, ông John Kerry nhấn mạnh tới sự an ninh và thịnh vượng của Mỹ ngày càng gắn kết chặt chẽ với Châu Á - Thái Bình Dương và đó là lý do Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược “xoay trục” về khu vực này.

Liên quan đến Biển Ðông và biển Hoa Ðông, ông John Kerry cho rằng, cần biến tranh chấp thành cơ hội hợp tác khu vực bởi không thể áp đặt bất cứ giải pháp nào cho các bên tranh chấp. Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh, pháp luật là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Ðông; đồng thời phản đối mạnh mẽ mọi hành vi dọa dẫm, ép buộc hoặc dùng vũ lực để đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền.

Theo ông John Kerry, mối quan hệ mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc là cần thiết để duy trì sự ổn định trong khu vực, bất chấp hành vi vô lối của Bắc Kinh ở Biển Ðông. Ngoại trưởng John Kerry cũng phản đối việc nước lớn “ban phát đặc ân” về hàng hải cho các nước bé trên Biển Ðông và biển Hoa Ðông.

Theo tờ Want Daily (Ðài Loan), nhiều khả năng Trung Quốc sẽ biên chế tên lửa đạn đạo JL-2 cho lực lượng hải quân. Và nếu hải quân Trung Quốc được trang bị loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ thứ hai này, Bắc Kinh có thể phóng JL-2 từ Biển Ðông tới Bắc Mỹ trong trường hợp xung đột quân sự quy mô lớn với Mỹ.

Ðược biết, tàu ngầm năng lượng nguyên tử Type 094 của Trung Quốc có mang theo tên lửa JL-2 với tầm hoạt động khoảng 8.000km. Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh sẽ đóng 12 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D, nhưng phải đóng được loại tàu khu trục lớn với tải trọng trên 10.000 tấn. Bên cạnh đó cần chế tạo 10 tàu sân bay nội địa để nâng cao khả năng tác chiến trên biển của hải quân Trung Quốc.

Ngày 11/08, trong bài “Trung Quốc cản trở nỗ lực giảm căng thẳng trên Biển Ðông của Mỹ” đăng trên Bloomberg, nhà báo Kyaw Thu và Sangwon Yoon nhận định, sự cố chấp của Trung Quốc lại một lần nữa được thể hiện tại diễn đàn ARF khi cố tình phớt lờ yêu cầu “đóng băng” mọi hành động khiêu khích trên Biển Ðông của Mỹ, cũng như kế hoạch của Philippines nhằm giảm thiểu căng thẳng trên vùng biển chiến lược này.

Trong khi đó, giáo sư Carl Thayer cảnh báo, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục phớt lờ những kêu gọi giảm căng thẳng bởi kế hoạch của Bắc Kinh là cản trở và trói buộc ASEAN vào các cuộc đàm phán không biết tới bao giờ mới kết thúc. Bởi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng tuyên bố, COC sẽ chỉ được ký khi DOC được thi hành một cách có hiệu quả và hiệu lực! Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Asahi Shimbun, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Ðại học Sydney Bates Gill cho rằng, một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng và cứng rắn dường như ít quan tâm tới việc theo đuổi các mối quan hệ mang tính xây dựng với các nước láng giềng.

Ngày 13/08, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố, Washington công nhận vùng lãnh thổ phương Bắc/quần đảo Nam Kuril thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Đây là lập trường của Mỹ về tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Moskva xung quanh Vùng lãnh thổ phương Bắc/quần đảo Nam Kuril.

Theo giới truyền thông, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng để tăng cường biện pháp đối phó với các tình huống tại “vùng xám”. Và việc thiết lập cơ chế liên lạc hiệu quả giữa lực lượng phòng vệ, cảnh sát quốc gia, lực lượng bảo vệ bờ biển với văn phòng thủ tướng được coi là một trong những vấn đề cốt lõi của đường lối mới nhằm chống lại các hành động phi pháp trên biển, đảo mà Tokyo đang phải đối mặt.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.