Đông Nam Á trước “cơn bão” Nhà nước Hồi giáo
Thursday, August 21, 2014 1:34 PM GMT+7
Nhiều vụ bắt giữ trong những tháng qua ở cả Indonesia và Malaysia, bối cảnh ngày càng nhiều công dân ở khu vực bị nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chiêu dụ.

 IS bắt giữ hàng chục binh sĩ Iraq ở tỉnh Salaheddin và sau đó hành quyết số tù binh này - Ảnh: AFP

Một quan chức chống khủng bố ở Malaysia hôm đầu tuần cho biết cảnh sát nước này đã phá vỡ các kế hoạch đánh bom do một nhóm chiến binh Hồi giáo cấp tiến bị ảnh hưởng bởi IS. Suốt từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, Malaysia đã bắt 19 nghi phạm như vậy.

Huấn luyện ở Afghanistan

Những nghi can này lên kế hoạch đánh bom vũ trường, quán rượu và một nhà máy của Hãng bia Đan Mạch Carlsberg.

Phó đơn vị chống khủng bố của cảnh sát Malaysia Ayob Khan Mydin cho biết nhóm này có tư tưởng muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo cứng rắn ở Đông Nam Á, trải rộng khắp Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Singapore. Những nghi can này cũng lên kế hoạch sang Syria để học tập kinh nghiệm từ IS và kêu gọi quyên góp tiền cho chuyến đi trên Facebook dưới cái tên “lao động nhân đạo”.

Qua quá trình thẩm vấn, những nghi can này đã hé lộ thêm về lý tưởng của IS, trong đó có việc giết người vô tội và kể cả những người Hồi giáo không theo nhóm của họ. Những nghi can này còn tính tạo một mạng lưới với các phần tử IS trong khu vực và trên toàn cầu.

Theo Bloomberg, sự tham gia của công dân ở Đông Nam Á vào các cuộc xung đột ở Trung Đông để lộ ra những nguy cơ đối với những nước trong khu vực. Như nhóm khủng bố Jamaah Islamiyah (JI) ở Indonesia, họ có thể đưa các công dân Indonesia, Malaysia, Singapore sang Afghanistan huấn luyện rồi những chiến binh này có thể quay về nước, sử dụng những gì học được để thực thi các chiến dịch khủng bố.

Tuyên thệ sau song sắt

Theo thông tin từ Tổ chức Soufan ở New York (Mỹ) chuyên cung cấp thông tin phân tích chiến lược cho các chính phủ, có khoảng 200 người Indonesia và 30 người Malaysia đã rời khỏi Đông Nam Á để gia nhập IS. Malaysia thì nói có tới 40 công dân nước họ đến với IS.

Theo AFP, trong các vụ bắt giữ ở Malaysia vừa qua, có những trường hợp bị bắt ngay tại sân bay khi đang chuẩn bị sang Syria. Giới quan sát bình luận rằng con số này hiện tại có thể là nhỏ nhưng cũng không quên nhắc lại các vụ đánh bom ở Bali năm 2002 và 2005 do JI thực hiện.

Lãnh đạo tinh thần và tư tưởng cho JI là Abu Bakar Ba’asyir (hiện đang ngồi tù) mới đây đã tuyên thệ trung thành với IS và gia nhập phong trào này. Ba’asyir tuyên thệ cùng 23 phạm nhân khác trong phòng cầu nguyện của nhà tù Pasir Putih ở Trung Java, nơi có an ninh cực kỳ nghiêm ngặt.

Quan chức thuộc Bộ Pháp lý và nhân quyền Handoyo Sudrajat nói mặc dù an ninh nhà tù được tăng cường nhưng điều này đã xảy ra ngoài dự đoán. Ông nói thêm rằng danh sách những người Hồi giáo Indonesia ủng hộ IS hiện đang tăng lên.

Không chỉ Indonesia và Malaysia, Philippines hồi đầu tháng này đã phải báo động vì số công dân nước này sang Iraq và Syria huấn luyện, chiến đấu cùng IS tăng lên. Nhật báo Inquirer dẫn một báo cáo được chia sẻ với Văn phòng tổng thống Philippines và các tổ chức khác như Interpol nói có gần 200 người nước này tham gia IS. Manila cũng cực kỳ quan ngại việc những người này quay về nước và áp dụng những gì học được từ IS.

Lo ngại và ngăn chặn

Trong bối cảnh IS đang cố giành thêm sự ủng hộ ở Indonesia thì người dân nước này cũng tỏ ra lo lắng không kém về phong trào thánh chiến đang tăng dần ảnh hưởng tại đây. Trong thời gian qua, theo The Jakarta Globe, chính quyền Trung Java đã phát hiện một chi nhánh địa phương của IS hoạt động tích cực tại Malang với cái tên Ansharul Khilafah, sử dụng một đền thờ trong vùng làm trụ sở.

Người dân ở Malang lo ngại rằng IS, với hình ảnh bạo lực và không ngại ngần giết một ai, sẽ đem lại bạo lực cho nơi họ đang sinh sống. Một số trang tin tại Trung Java nói nhiều người ở Surakarta đã tuyên thệ trung thành với IS. Ảnh hưởng của nhóm này cũng lan rộng ra nhiều vùng khác ở Trung Java.

Jakarta gần đây tuyên bố chính thức cấm cửa IS và ngăn chặn mọi hành động tuyên truyền, quảng bá về nhóm này, chặn các trang web ủng hộ IS.

Chính phủ Indonesia cũng theo dõi công dân nước này dự định đi du lịch đến những nước ở Trung Đông và Nam Á, nhất là những khu vực đang có xung đột vũ trang, để đảm bảo họ không có sự liên lạc với IS. Theo Bloomberg, Singapore cũng bắt giữ những công dân nước này bị nghi có ý đồ sang Syria chiến đấu cùng các nhóm nổi dậy.

VIỆT PHƯƠNG

 

IS hành quyết nhà báo Mỹ?

Nhóm khủng bố IS hôm 19/08 tung băng ghi hình cảnh hành quyết man rợ nhà báo Mỹ James Foley và cảnh báo sẽ xử tử thêm một nhà báo khác.

Trong đoạn ghi hình, người đàn ông được cho là nhà báo James Foley xuất hiện trong bộ quần áo màu cam, quỳ gối giữa sa mạc, phía sau là kẻ mặc đồ đen, đeo mặt nạ và cầm dao. Foley bị buộc đọc thông điệp với nội dung rằng kẻ giết người thật sự là nước Mỹ. Sau đó nhà báo này bị chặt đầu một cách man rợ.

Người đàn ông đeo mặt nạ nói giọng Anh còn cảnh báo rằng tính mạng Steven Joel Sotloff, một nhà báo Mỹ khác, phụ thuộc vào việc Tổng thống Mỹ Barack Obama có cho ngừng các đợt tấn công quân sự vào nhóm khủng bố này hay không. Nhà báo Sotloff bị bắt cóc vào tháng 8-2013.

Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ hôm qua nói thông qua phân tích, đoạn clip này là xác thực. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng tin rằng video hành quyết Foley là có thật. “Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và bạn bè của người bị hại” - người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Caitlin Hayden cho biết.

Foley là một nhà báo có kinh nghiệm thường cộng tác với các tờ báo và hãng tin lớn của Mỹ như GlobalPost, AFP... Ông đã từng viết về cuộc chiến ở Libya trước khi đến Syria để đưa tin cuộc nổi dậy chống lại chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các nhân chứng cho biết Foley bị bắt cóc tại tỉnh Idlib ở miền bắc Syria hôm 22/11/2012 lúc đang đưa tin cho Hãng GlobalPost.

ĐÔNG PHƯƠNG

 Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.