Phúc đáp vô trách nhiệm với khoa học của tác giả TQ
16 Tháng Tám 2011 5:17 SA GMT+7
Nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đang bất bình với bức thư của tác giả một bài báo có chèn bản đồ sai sự thật về Biển Đông. Dưới đây là bài viết của TS Nguyễn Thế Dương (Trung tâm Kỹ thuật Vật liệu xây dựng tự nhiên, Paris, Pháp) phản ánh điều này.

“Chúng tôi chèn đường lưỡi bò  vào bản đồ Trung Quốc là  do yêu cầu của Chính phủ  Trung Quốc” – đó là  phúc đáp của Giáo sư  (GS) Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học  địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc (Institute of Geographic Sciences and Natural Resources research, Chinese Academy of Sciences) tới Tiến sĩ (TS) Bùi Quang Hiển thông qua ban biên tập của tờ báo Biến đổi khí hậu (Climatic Change).

Phúc đáp vô trách nhiệm 

Sau khi phát hiện có hai bài báo sử dụng bản đồ Trung quốc có chèn hình lưỡi bò được đăng trên tạp chí quốc tế Biến đổi khí hậu, TS Bùi Quang Hiển đã viết thư cho ban biên tập (BBT) là GS Michael Oppenheimer (Đại học Princetonn, Mỹ) và GS Gary Yohe (Đại học Wesleyan, Mỹ) để yêu cầu tác giả chỉnh sửa bản đồ này.

Tổng biên tập đã chuyển thư yêu cầu của TS Hiển tới đại diện các tác giả của các bài báo và đã nhận được câu trả lời của đại diện của bài báo thứ nhất là giáo sư Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc.

Vị giáo sư này đã phản hồi như sau: “Chúng tôi sẽ không chỉnh sửa hình vẽ này”. Lý do họ đưa ra là: “Chúng tôi chèn ô vuông nhỏ (có đường lưỡi bò) vào hình vẽ thứ 6 của bài báo là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Làm ơn hãy báo cho TS Bùi Quang Hiển là hãy liên lạc trực tiếp với chính phủ Trung Quốc về vấn đề này”.

TS Hiển đã trao đổi với các đồng nghiệp, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về nội dung thông tin này. TS Trịnh Việt Nam (Paris, Pháp) nhận xét: “Đây là một thư trả lời rất vô trách nhiệm”.

TS Trần Ngọc Tiến Dũng (Québec, Canada) nhận xét: “Có thể xem câu trả lời của tác giả là vô trách nhiệm với sản phẩm khoa học của mình”.

Một GS người Việt đang sinh sống ở nước ngoài nhận xét: “Nếu quả là đúng như thế, Ban biên tập phải xóa bài báo này. Nhà khoa học không thể đem vào bài báo quốc tế ý đồ gian xảo của chính phủ mình. Đó là những nhà khoa học không có tư cách. Đã làm khoa học phải vô tư và độc lập với chính quyền. Bài báo không đúng sự thật, vì vậy vô giá trị!”.

Không đồng tình với cách làm việc của tờ  báo 

TS Hiển, người trực tiếp nhận phúc đáp trên nhận xét: “Chính một giáo sư người Trung Quốc đã nói, chính phủ  Trung quốc đã yêu cầu các nhà khoa học của họ  chèn đường lưỡi bò vào”.

Anh nói,  ngay từ đầu BBT của báo “Biến đổi khí hậu” đã dành quyền có chấp nhận đính chính thông tin sai sự thật cho tác giả bài báo. Tác giả đã không đồng ý chỉnh sửa như đã nói ở trên.

TS Hiển bày tỏ sự không đồng tình với kết luận và  cách làm việc của BBT tờ báo. Anh đã viết thư  một lần nữa lên BBT và mạnh dạn yêu cầu họ phải có trách nhiệm chỉnh sửa hoặc là phải xóa bỏ bài báo khỏi tạp chí Climatic Change, bởi lẽ, với nội dung trả lời của tác giả bài báo, họ mặc nhiên công nhận nội dung phi khoa học của thông tin.

Hành động như thế nào? 

Câu hỏi  đặt ra là, còn bao nhiêu bài báo khoa học nữa đã xuất hiện và có đính kèm bản đồ biển  Đông với chữ U? Liệu chúng ta sẽ tìm được hết và yêu cầu các nhà xuất bản, ban biên tập, các tác giả đính chính hoặc xóa thông tin? Việc này quả thật sẽ đòi hỏi nhiều công sức, bền bỉ, khéo léo và với các diễn biến như trên, thật khó để hình dung được kết quả.

Các phản  đối của TS Dũng, Hiển cũng như của các nhà khoa học khác, dù muộn so với người Trung quốc đã làm, nhưng vẫn kịp thời và rất được trân trọng. Tuy vậy, việc viết thư phản hồi của các anh tới các BBT của các tạp chí là chỉ với tư cách cá nhân đơn lẻ, có lẽ việc yêu cầu họ xóa bỏ nội dung bài báo đã đăng trên tạp chí của họ là quá khó (bởi đấy là các lỗi nhỏ).

Với số  lượng bài báo xuất bản trên các tạp chí khoa học  đứng hàng thứ 2 thế giới sau Mỹ, chắc chắn sẽ còn nhiều các bài báo nữa có in hình chữ U trong bản đồ biển Đông xuất hiện. Việc thông tin và liên lạc với các nhà xuất bản, các ban biên tập của các tạp chí để thông báo và đề nghị chỉnh sửa sự phi khoa học của các bản đồ kiểu này trong các xuất bản sắp tới mới là điều cần thiết hơn cả. Cần phải có những phản ứng mạnh mẽ từ các Hiệp hội khoa học Việt Nam và các nước liên quan cũng như có thể cần thiết có hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ.

TS Nguyễn Thế Dương (Paris, Pháp)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.