Ngành công nghiệp vũ khí châu Âu: ​Lợi nhuận là trên hết
13 Tháng Mười 2014 5:52 SA GMT+7
Các nước Liên minh châu Âu (EU) thường đối mặt với cáo buộc bán vũ khí vô tội vạ vì lợi nhuận, kể cả cho những quốc gia bị cấm vận.
Tàu ngầm Trung Quốc sử dụng động cơ do Đức sản xuất - Ảnh: Washington Times
Tàu ngầm Trung Quốc sử dụng động cơ do Đức sản xuất - Ảnh: Washington Times

Theo trang World Bulletin, đầu tháng 10 các nghị sĩ châu Âu đã chỉ trích dữ dội việc chính quyền Đức đồng ý xuất khẩu rất nhiều loại vũ khí như súng đạn và xe quân sự cho các nước Trung Đông.

Đây không phải là lần đầu tiên các hợp đồng bán vũ khí của châu Âu gây tranh cãi. Khảo sát của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết xuất khẩu vũ khí của EU đạt con số 39,9 tỉ euro (hơn 50 tỉ USD) vào năm 2012, chiếm 34% tổng số hợp đồng chuyển nhượng vũ khí toàn cầu.

Có mặt ở mọi điểm nóng

Thiếu minh bạch

Phong trào chống buôn bán vũ khí (CAAT - Anh) chỉ trích các nước châu Âu, trong đó có Đức, Anh, Pháp và Ý, thường không chịu công bố dữ liệu về các hệ thống vũ khí xuất khẩu ra nước ngoài.

“Chúng ta không thể xác định được loại vũ khí nào đã được châu Âu bán đi. Sự thiếu minh bạch này là rất khó chấp nhận” - chuyên gia Andrew Smith thuộc CAAT nhấn mạnh.

Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh chiếm 80% tổng doanh thu xuất khẩu vũ khí của EU. Trong số 13 tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới theo xếp hạng của SIPRI, BAE Systems của Anh đứng thứ ba sau hai đại gia Mỹ Lockheed Martin và Boeing.

Các hãng khác như EADS (nhiều nước châu Âu hợp tác), Finmeccanica (Ý) và Thales (Pháp) đều là những nhà sản xuất tầm cỡ.

Thời chiến tranh lạnh, các công ty vũ khí châu Âu bị mang tiếng là sẵn sàng bán hàng cho bất cứ đối tượng nào để đảm bảo nguồn thu.

Năm 1998, EU thông qua Bộ quy tắc ứng xử (COC) với tám tiêu chí quản lý xuất khẩu vũ khí, bao gồm việc tôn trọng nhân quyền và bảo vệ hòa bình. Toàn bộ 28 thành viên EU ký Hiệp ước buôn bán vũ khí LHQ 2013 với các điều khoản cấm bán vũ khí có thể được sử dụng trong các cuộc xung đột hoặc hành vi vi phạm nhân quyền.

Thế nhưng vũ khí do châu Âu sản xuất luôn có mặt ở mọi điểm nóng bất ổn trên toàn cầu.

Bạo động chính trị lan rộng ở Ai Cập từ năm 2011 khiến chính quyền tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ. Tuy nhiên SIPRI cho biết xuất khẩu vũ khí của EU sang Ai Cập năm 2012 đạt mức kỷ lục 363,2 triệu euro (492 triệu USD), tăng 20% so với một năm trước.

Năm 2004, EU dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Libya và lập tức các nước châu Âu mở chiến dịch quảng cáo rầm rộ để bán vũ khí cho chính quyền đại tá Muammar Gaddafi. Năm 2010, xuất khẩu vũ khí EU sang Libya đạt mức 484 triệu USD.

Khi cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập nổ ra ở Libya tháng 02/2011, chính quyền Gaddafi và quân nổi dậy dùng vũ khí châu Âu bắt giết lẫn nhau. Ước tính 25.000 người thiệt mạng, 4.000 người mất tích và 50.000 người bị thương trong cuộc nội chiến Libya.

Sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, châu Âu tiếp tục tuồn vũ khí tới Libya. Các giấy phép bán lượng vũ khí trị giá 30 triệu USD mới được thông qua trong thời gian gần đây.

Bất chấp tình trạng căng thẳng giữa Israel và Palestine ở dải Gaza trong tháng 3 và 10/2012, doanh số bán vũ khí châu Âu cho Israel tăng vọt 290% lên 613 triệu euro (774 triệu USD) trong năm này. Rất nhiều người dân Palestine ở dải Gaza đã bị bom đạn sản xuất tại châu Âu cướp đi sinh mạng.

Tháng 09/2014, 24 tổ chức bảo vệ quyền lợi người Palestine đã gửi đơn khiếu nại tới Brussels để kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel sau đợt tấn công đẫm máu vào dải Gaza vừa qua.

Gây tranh cãi dữ dội nhất trong thời gian qua là việc châu Âu tiếp tục bán vũ khí cho Nga dù chỉ trích Matxcơva vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chính phủ Pháp không chịu hủy hợp đồng bán hai tàu sân bay trực thăng Mistral trị giá 1,7 tỉ USD cho Nga, Ý cung cấp 60 xe bọc thép cho Matxcơva trong khi nhà thầu quân sự Đức Rheinmetall xây một căn cứ huấn luyện quân sự trị giá 163 triệu USD ở Nga.

Bất chấp cấm vận

“Vấn đề trước hết là tài chính, sau nữa là uy tín. Làm trong ngành buôn vũ khí, bạn khó có thể hủy hợp đồng” - báo Washington Post dẫn lời chuyên gia Etienne de Durrand, giám đốc Viện Quan hệ quốc tế (Pháp).

Và thậm chí các nước châu Âu còn bị chỉ trích vì bán thiết bị quốc phòng cho Trung Quốc dù vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh vì sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Trong giai đoạn 2003-2005, các nước châu Âu đã thảo luận việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này nhưng vấp phải sự phản đối dữ dội của Mỹ và Nhật. Năm 2005, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi không muốn rơi vào tình huống lực lượng Mỹ phải đối mặt với vũ khí châu Âu”.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu đã tìm ra đường vòng qua lệnh cấm vận này để xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc. Nhiều tập đoàn vũ khí châu Âu không bán hệ thống vũ khí đầy đủ cho Trung Quốc, nhưng cung cấp nhiều loại thiết bị quan trọng cho các hệ thống vũ khí Bắc Kinh triển khai.

Báo cáo của Reuters năm 2013 cho thấy phần lớn tàu chiến Trung Quốc sử dụng động cơ diesel do Đức và Pháp thiết kế. Tàu khu trục Trung Quốc được trang bị hệ thống siêu âm, trực thăng chống ngầm và tên lửa Pháp.

Động cơ máy bay của Anh giúp máy bay ném bom của quân đội Trung Quốc bay trên bầu trời. Máy bay tuần tra của Trung Quốc được trang bị hệ thống rađa cảnh báo sớm do Anh sản xuất.

Hàng loạt trực thăng tấn công và vận tải của Trung Quốc sử dụng thiết kế của Hãng Eurocopter, một công ty con của tập đoàn khổng lồ EADS.

Quan trọng nhất là các tàu ngầm Trung Quốc sử dụng động cơ diesel MTU do Đức sản xuất. Ước tính trong năm 2012 Đức đã xuất khẩu 56 động cơ MTU cho hải quân Trung Quốc. 

Các chuyên gia SIPRI nhận định với việc Bắc Kinh có nhiều hành động gây hấn trên biển Đông và biển Hoa Đông, tàu ngầm Trung Quốc chạy động cơ Đức là mối đe dọa lớn nhất đối với lực lượng Mỹ, Nhật và các nước châu Á.

Chưa hết, lệnh cấm vận của EU không áp dụng đối với các mặt hàng vừa có cả công dụng quân sự và dân sự.

 

HIẾU TRUNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.