Thời cơ cho Tổng thống Poroshenko
Monday, October 27, 2014 7:20 AM GMT+7
Nay không là lúc để “xét nét” thể thức của cuộc bầu cử này. Theo đó, phân nửa trong số 450 ghế sẽ được bầu theo thể thức đa số “cổ điển”.
Cử tri xem thông tin về các ứng cử viên tại điểm bầu cử ở Kiev sáng 26-10 - Ảnh: Reuters
Cử tri xem thông tin về các ứng cử viên tại điểm bầu cử ở Kiev sáng 26/10 - Ảnh: Reuters

Thể thức đa số “cổ điển” tức là ai chiếm đa số phiếu thì thắng. Phân nửa còn lại mới theo thể thức tỉ lệ, tức là số ghế sẽ được chia cho các đảng căn cứ trên tỉ lệ phiếu nhận được

Vấn đề cũng không ở chỗ Crimea và khu vực Donetsk có tham gia bầu cử hay không để quốc hội được bầu lên sẽ mang danh nghĩa đại diện cho tất cả. Câu trả lời đã có sẵn: 12 khu vực bầu cử ở Crimea và 14 khu vực bầu cử ở khu vực miền đông sẽ không tham gia cuộc bầu cử của chính quyền Kiev, y hệt cuộc bầu cử tổng thống ngày 25/05. Do đó sẽ chỉ có 424 đại biểu được bầu lên, chứ không phải 450 do không có đại biểu của Crimea và miền đông.

Đây sẽ là một cuộc bầu cử của “Ukraine trừ đi Crimea và miền đông”, mang ý nghĩa “chứng thực” trong thực tế rằng Chính phủ Ukraine đã mất đi quyền quản lý nhà nước ở hai khu vực này.

Tất nhiên, không có nghĩa là Tổng thống Petro Poroshenko không hiểu cục diện trên. Trái lại, ông đang muốn tận dụng cuộc bầu cử này để “thanh lọc” quốc hội, với hi vọng từ nay sẽ chỉ toàn các đại biểu trung thành với đất nước Ukraine, không còn những đại biểu bị xem là “ăn bánh mì Ukraine song lại thờ... Nga” như từng thấy trong quốc hội bị giải tán.

Muốn hay không muốn, 125 đại biểu này, vốn thuộc Đảng Các khu vực của tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, cũng đã “châm ngòi” cho sự tan rã hiện nay bằng cách đề ra đạo luật chống biểu tình (ngày 16/01) nhằm dập tắt phe đối lập chống tổng thống, để rồi dẫn đến hàng loạt phản ứng quyết liệt bị đàn áp đẫm máu, khiến ông Yanukovych phải cầu cứu ông Putin mới sang được Nga.

Nhưng quốc hội (sắp được thay) cũng là quốc hội gây tan nát cho Ukraine bởi các đảng “thuần Ukraine”, trong khí thế vừa tống khứ được tổng thống Yanukovych, đã điên rồ ban hành những đạo luật “chết người” như đạo luật hủy quy chế ngôn ngữ chính thức của tiếng Nga cùng một số ngôn ngữ địa phương khác. Đó chính là một cái cớ “từ trên trời rơi xuống” cho phe ly khai.

Do không dính líu như là một trong những “tác nhân” chịu trách nhiệm dẫn đến cuộc nội chiến đã bùng nổ từ tháng 3, và cũng không là “chủ xị” của cuộc chiến “chống khủng bố” sau đó dù trong cương vị tổng thống ông vẫn chỉ đạo, ông Poroshenko - một chính khách nhiều kinh nghiệm cầm quyền chứ không chỉ là “tỉ phú sôcôla” - có một biên độ hoạt động rộng rãi trong đàm phán với ông Putin.

Tổng thống Nga đã thừa hiểu tình hình đó nên đã công nhận thắng lợi đắc cử của ông Poroshenko thật sớm, sớm ngang với Pháp và Mỹ, sau đó gặp gỡ.

Sau khi đã lên cầm quyền, do hiểu rõ những tác hại của các xu hướng cực đoan thái quá bất chấp hậu quả trong quốc hội, nên Tổng thống Poroshenko đã giải tán quốc hội này hôm 25/08 để “xóa bài làm lại” bằng một cuộc bầu cử sớm, thay vì phải đợi đến khi quốc hội này mãn hạn tận năm 2017.

"Bàn tay sắt” Poroshenko hi vọng quốc hội mới toàn tâm toàn ý với những ý định chính trị của ông là vãn hồi hòa bình, vớt vát được chừng nào hay chừng đó.

Đây là điều ông đã và đang làm với đối tác Putin qua cuộc đàm phán tại Minsk hôm 26/08 và cuộc điện đàm chi tiết hôm 03/09 để đi đến một lệnh ngừng bắn lâu dài ở khu vực Donbass. Ông Putin cũng đã gián tiếp vận động cho ông Poroshenko khi gặp ông này mới cách đây 10 ngày ở Milan bên lề thượng đỉnh ASEM.

Việc ông Putin ba lần gặp ông Poroshenko kể từ khi ông này đắc cử vào tháng 5 phản ánh một thực tế: chìa khóa cho hòa bình ở Ukraine nằm trong tay ông Putin và ông Poroshenko. Tất nhiên, những gì mà ông Poroshenko phải nhượng bộ chẳng qua là để “đổ rác” cho những chính khách ồn ào sau cuộc “cách mạng tháng 2” ở Kiev, khi mà Ukraine vẫn đang tương đối yên ổn bỗng dưng rơi vào nội chiến và tan tác vì những quyết định bốc đồng ấu trĩ! 

Không có nhóm chiếm đa số

Hôm qua, khoảng 34 triệu cử tri Ukraine đã đi bỏ phiếu bầu ra quốc hội mới. Theo AFP, cuộc bầu cử sớm này được trông đợi sẽ lập ra một quốc hội mới với những nhân vật cải cách và theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ đương kim Tổng thống Petro Poroshenko thân phương Tây.

Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng đảng của ông Poroshenko dường như khó thắng đa số. Điều này có nghĩa là ông có thể sẽ phải tìm một liên minh bao gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc cấp tiến hơn, những người đầy hoài nghi về ý định đàm phán hòa bình với quân ly khai thân Nga đang kiểm soát khu vực phía đông.

Một quốc hội thân phương Tây mới được nói sẽ làm tăng sức mạnh cho nỗ lực của ông Poroshenko chấm dứt cuộc xung đột với quân ly khai ở miền đông, nhưng có thể sẽ khiến quan hệ với Nga thêm căng thẳng.

Ông Poroshenko nói trên truyền hình đêm 25/10 ông muốn một liên minh chiếm đa số trong quốc hội để hậu thuẫn nghị trình thân phương Tây. “Không có đa số trong quốc hội thì các chương trình của tổng thống chỉ nằm trên giấy” - ông nói.

Về căn bản, các đảng hàng đầu đều đang vận động về sự cần thiết phải đấu tranh chống tham nhũng và chấm dứt xung đột tại miền đông, trong khi phải giữ được miền đông gắn với lãnh thổ Ukraine.

Có tất cả 29 đảng phái tham gia bầu cử lần này. Tuy nhiên, theo Reuters, chỉ có vài đảng được kỳ vọng sẽ vượt qua con số 5% số phiếu bầu để đảm bảo có một ghế trong quốc hội.

Các hòm phiếu sẽ được đóng lúc 20g (1g sáng 27/10 giờ Việt Nam) và kết quả sơ bộ sẽ được công bố ngay lập tức. 

VIỆT PHƯƠNG

 

DANH ĐỨC

Theo TTO

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.