Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: ASEAN - Trung Quốc thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
01 Tháng Mười Một 2014 10:23 SA GMT+7
Một lần nữa, vấn đề COC lại được Trung Quốc đưa ra bàn thảo, nhưng dư luận hoài nghi về kết quả thực chất của cuộc thảo luận này. Bởi cho tới nay, Bắc Kinh tiếp tục các hành động gây căng thẳng tại Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các quốc gia hữu quan và dư luận.

Trung Quốc và các quốc gia ASEAN họp cấp cao lần thứ 8 (cấp thứ trưởng) về việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Thái Lan trong 2 ngày 28 và 29/10, đồng thời xúc tiến hợp tác hàng hải và thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Múa tay trong bị

Ngày 24/10, chuyên viên cao cấp của Tòa án Tối cao Philippines, ông Antonio Carpio, một lần nữa khẳng định, những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trong gần 1.000 năm qua (1136-1933) không có quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Theo ông Antonio Carpio, tất cả các tấm bản đồ được trưng bày tại triển lãm ở Đại học Diliman, Philippines, đều do các triều đại phong kiến Trung Quốc lập ra và trong Hiến pháp Trung Quốc tính đến năm 1946 cũng khẳng định, theo đó “đường lưỡi bò” là do Bắc Kinh tạo dựng nhằm thực hiện mưu đồ độc bá Biển Đông.

Ngày 25/10, tờ Inquirer (Philippines) cho biết, tại buổi điều trần về ngân sách năm 2015 cho Bộ Ngoại giao của Ủy ban Tài chính Thượng viện Philippines, Tổng lãnh sự Philippines tại San Francisco (Mỹ) Henry Bensurto Jr tiết lộ, Đại sứ Trung Quốc ở London (Anh) từng mời Chủ tịch Tòa án Trọng tài quốc tế ăn tối sau khi Manila kiện Bắc Kinh về “đường lưỡi bò”, nhưng ông đã công bố thư ngỏ khẳng định: Các bên không được đơn phương tiếp cận Tòa án Trọng tài quốc tế. Cũng tại buổi điều trần kể trên, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết, Tòa án Trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vấn đề này trong đầu năm 2016.

Lại thoả luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Hải quân Mỹ - Nhật tích cực tập luyện thời gian gần đây

Trước đó (22/10), Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhấn mạnh, việc Trung Quốc cải tạo đất đá tại vùng biển tranh chấp, nếu được sử dụng cho mục đích quân sự, có thể thay đổi cục diện trong việc giải quyết tranh chấp tương lai và các hành động này không phù hợp với thỏa thuận DOC. Ông Benigno Aquino cũng cho rằng, kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế là cách duy nhất để giải quyết hòa bình các tranh chấp lâu nay, đồng thời khẳng định, Bắc Kinh đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila.

Tổng thống Benigno Aquino còn xác nhận, Manila sẽ không thảo luận song phương với Bắc Kinh tại hội nghị APEC sẽ diễn ra trong tháng 11. Ngày 23-10, tờ National Interest đăng bài của ông Richard Javad Heydarian, cố vấn chính sách của Quốc hội Philippines cho rằng, việc Philippines dừng cải tạo sân bay trên đảo Thị Tứ, ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để giữ đạo đức trong vụ kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông là sự ngây thơ chiến lược.

Dư luận đang quan tâm tới bài viết trên tờ The Atlantic của tác giả Howard French khi cho rằng, tranh chấp Trung - Nhật có thể quyết định tương lai của Đông Á khi Bắc Kinh theo đuổi vị thế cường quốc thế giới, còn Tokyo muốn kiềm chế. Bởi khi Washington chuyển giao quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho Tokyo quản lý (1971) Trung Quốc không tranh cãi và Bắc Kinh chỉ tuyên bố chủ quyền về vấn đề này sau khi Liên Hiệp Quốc công bố kết quả một cuộc khảo sát địa chất - thềm lục địa giữa Đài Loan và Nhật Bản có thể là một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới. Kể từ năm 2010 đến nay, tranh cãi chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư liên tục gia tăng. Nhật Bản cho rằng, sớm muộn Trung Quốc cũng sẽ chiếm Senkaku/Điếu Ngư bằng vũ lực và Mỹ cũng nhận định, Bắc Kinh muốn đánh chiếm quần đảo này.

Ngày 22/10, Mỹ tổ chức lễ thành lập trung đội phòng vệ tên lửa thứ 14 thuộc lực lượng lục quân tại căn cứ không quân Kyougamisaki để vận hành radar cảnh giới tên lửa X-Band (có khả năng phân biệt và truyền dữ liệu về các loại tên lửa khác nhau bay từ khoảng cách 1.000km) vừa được lắp đặt tại Nhật Bản (sẽ hoạt động đầy đủ vào cuối năm nay). Chuẩn tướng lục quân Mỹ EricSanchez cho biết, Washington sẽ tích cực cống hiến cho an ninh tập thể tại Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng Trung Quốc lập tức cáo buộc Mỹ làm xói mòn ổn định tại Châu Á - Thái Bình Dương khi đặt một radar phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga (dẫn nhận định của chuyên gia quân sự Nga Konstanty Schiffkov), Trung Quốc sẽ huy động tàu giám sát cuộc tập trận đổ bộ ở biển Hoa Đông giữa Mỹ và Nhật Bản dự kiến diễn ra trong 2 ngày 8 và 9-11. Dự kiến khoảng 10.000 lính Mỹ và 30.700 binh sĩ Nhật Bản, cùng 25 tàu chiến và 260 máy bay các loại sẽ tham gia cuộc tập trận mang tên Keen Sword được Washington và Tokyo tổ chức 2 năm/lần nhằm đảm bảo hoạt động của quân đội 2 nước luôn suôn sẻ, cũng như tăng cường khả năng phòng thủ đảo.

Dã tâm không thay đổi

Ngày 24/10, Đài Truyền hình Phượng Hoàng bình luận (với sự tham gia của chuyên gia Nguyễn Thứ Sơn và Từ Quang Dụ) về việc Trung Quốc lấn biển, xây đảo bất hợp pháp (đường băng dành cho máy bay chiến đấu, nơi dự trữ nhiên liệu, bến cảng nước sâu) ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Được biết, bãi đá ngầm lớn nhất đã được Trung Quốc mở rộng tới 18ha. Theo 2 chuyên gia này, những động thái kể trên của Trung Quốc nhằm tăng cường sự kiểm soát bất hợp pháp đối với các đảo, cùng bãi đá ngầm ở Biển Đông và đây là điều “quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược”. Bởi việc này hỗ trợ cho Trung Quốc thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Ngày 23/10, tờ China in Brief cho rằng, việc mở rộng đường băng sân bay và công trình lấn biển xây đảo nhân tạo bất hợp pháp, khiến đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông của Việt Nam) trở thành trung tâm chú ý của giới truyền thông thế giới. Bởi đảo Phú Lâm là một trong số ít đảo có thể xây dựng hạ tầng quân dụng như đường băng (để triển khai máy bay chiến đấu như J-11) và việc này khiến Bắc Kinh có thể mở rộng vai trò, ảnh hưởng đối với Biển Đông, cũng như thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông trong tương lai.

Theo giới quân sự, máy bay chiến đấu J-11 và máy bay ném bom JH-7 của hải quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được triển khai ở đảo Phú Lâm bởi 2 loại máy bay này đều có thể thực hiện nhiệm vụ chống hạm, hơn nữa hành trình khá xa. Khi đó, J-11 có thể bao quát phạm vi “đường lưỡi bò” ở Biển Đông của Trung Quốc. Ngoài ra, đảo Phú Lâm cách căn cứ hải quân ở Tam Á, Hải Nam, tương đối gần, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn được triển khai ở đây sẽ tạo nên mối uy hiếp đối với các nước hữu quan.

Cũng trong ngày 23/10, mạng sina.com dẫn lại thông tin của tờ Kanwa Asian Defense (Canada) cho rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng chế tạo tàu sân bay nội địa thứ hai ở Thượng Hải. Sau khi chế tạo xong, tàu sân bay này và 1 tàu sân bay nội địa khác (chế tạo ở Đại Liên) sẽ tăng khả năng chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, tàu khu trục tên lửa 052D (được coi là lá chắn bảo vệ tàu sân bay) cũng đã hoàn thiện. Hiện tàu chiến Type 052D có ít nhất 7 chiếc, trong đó tàu Côn Minh số hiệu 172 đã đưa vào hoạt động (biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông), những chiếc khác đang chế tạo hoặc lắp ráp.

Lại thoả luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Hệ thống radar X-band của Mỹ

Ngày 22/10, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Bắc Kinh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã trao đổi ngắn với Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ, đồng thời kêu gọi hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Trước đó (21/10), Cố vấn An ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi đã gặp Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia trực thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Kim Kwan-jin và Seoul kêu gọi Tokyo minh bạch trong chính sách quốc phòng, cũng như nỗ lực hàn gắn vết thương quá khứ, trước hết là vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho binh sĩ Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng.

Ngày 20/10, Hãng Kyodo dẫn lời nghị sĩ Quốc hội Mỹ Madeleine Bordallo cho biết, Washington đã đạt thỏa thuận về việc sử dụng các quỹ do Tokyo cấp cho dự án cơ sở hạ tầng trên đảo Guam liên quan đến kế hoạch điều chuyển lính thủy đánh bộ Mỹ từ Okinawa. Theo đó, 9.000-19.000 lính thủy đánh bộ Mỹ đóng ở Okinawa sẽ được điều chuyển khỏi Nhật Bản và khoảng 4.000 trong số đó sẽ tới Guam, số còn lại tới Hawaii và Australia.

Cùng ngày 20/10, tờ Liên hợp buổi sáng (Singapore) đưa tin, Trung Quốc đang đẩy nhanh chuyển đổi hiện đại hóa và hình thành năng lực điều quân tầm xa. Giới quân sự cho rằng, số lượng đầu đạn hạt nhân mang tính hủy diệt của Trung Quốc (khoảng 250 đầu đạn) đã vượt Anh, Ấn Độ và Pakistan, lên vị trí thứ 4 thế giới (sau Nga, Mỹ và Pháp). Theo chuyên gia Dmitry Litovkin, Bắc Kinh đã có khả năng phá vỡ vị thế độc quyền chiến lược lĩnh vực vũ khí hạt nhân của Washington và Moskva. Nhưng theo tờ Học giả ngoại giao, quy mô và sức mạnh kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có hạn.

Ngày 22/10, Hãng AFP cho biết, Trung Quốc đã rải 17 bộ phao dưới nước tại các “khu vực hàng hải then chốt” ở tây Thái Bình Dương, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Học giả Thomas Mahnken thuộc Đại học John Hopkins (Mỹ) cho rằng, Trung Quốc đang nâng cao năng lực tác chiến dưới nước và việc này là một phần trong cuộc chạy đua ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Giới chuyên môn cho rằng, Trung Quốc hiện có 50-60 tàu ngầm và lần đầu tiên hoạt động ở Ấn Độ Dương. Tờ Tuần san kinh tế Nhật Bản cũng cho biết, tàu chiến Trung Quốc đã xuất hiện ở eo biển Hormuz.

Hồng Thất Công

Theo Petrotiems

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.