Từ giấc mơ Trung Hoa đến giấc mơ Châu Á - Thái Bình Dương
18 Tháng Mười Một 2014 8:07 SA GMT+7
Ngay sau phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hôm 09/11 tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit) trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương), dư luận và giới chuyên môn đã có những bình luận khác nhau.

Bởi theo ông Tập Cận Bình “chúng ta có trách nhiệm tạo dựng và hiện thực hóa một giấc mơ Châu Á - Thái Bình Dương cho người dân sống trong khu vực”, theo đó Bắc Kinh đã đề cập tới tầm nhìn của Trung Quốc về “giấc mơ Châu Á - Thái Bình Dương”. Và điều này khiến mọi người nhớ tới “giấc mơ Trung Hoa” từng được Trung Quốc đề cập gần 2 năm trước, sau khi ông Tập Cận Bình đưa ra thuật ngữ này.

Khi đưa ra khái niệm “giấc mơ Châu Á - Thái Bình Dương” tại APEC CEO Summit, ông Tập Cận Bình cho rằng, để hiện thực hóa giấc mơ này, Châu Á - Thái Bình Dương cần nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau, hội nhập và hợp tác cùng thắng, cùng xây dựng một nền kinh tế mở. Bởi Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, tiềm lực lớn nhất và hợp tác sôi động nhất thế giới, chiếm tới 40% dân số thế giới, 57% GDP và 48% thương mại thế giới.

Ông Tập Cận Bình

Trước đó (08/11), ông Tập Cận Bình tuyên bố: Trung Quốc sẽ chi 40 tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho “con đường tơ lụa mới”. Và số tiền này được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khai thác tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy hợp tác kinh tế mậu dịch giữa các nước trong khu vực APEC. Theo ông Tập Cận Bình, việc xây dựng “con đường tơ lụa mới” có liên quan mật thiết với việc thúc đẩy con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ XXI. Và 2 con đường thương mại trên bộ và trên biển này sẽ là đôi cánh thúc đẩy kinh tế các nước thành viên APEC phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Theo giới truyền thông, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề xướng chủ trương “một khu vực, một con đường” nhằm phát triển kinh tế thương mại của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai.

Giới chuyên gia cho rằng, chiến lược “một khu vực, một con đường” và khu vực tự do thương mại APEC sẽ giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và phát triển nền kinh tế của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tới. Và điều này sẽ giúp Trung Quốc có cơ hội thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”. Về cơ bản, tầm nhìn “Giấc mơ Trung Hoa” phản ánh khát vọng của ông Tập Cận Bình khi nhà lãnh đạo này muốn biến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành một quốc gia hùng mạnh và hiện đại hóa hoàn toàn vào năm 2050.

Giới phân tích cho rằng, “giấc mơ Trung Hoa” đang đứng trước thách thức của sự bất bình đẳng khi 1% người giàu nhất Trung Quốc kiểm soát tới 1/3 của cải quốc gia và 25% người nghèo nhất chỉ nắm giữ 1% của cải. Không ít người nhận định, “giấc mơ Trung Hoa” chính là tham vọng về một Trung Quốc trỗi dậy. Thế giới từng biết tới “đại nhảy vọt”, “4 hiện đại hóa”, “3 đại diện”, “xã hội hài hòa”... và hiện là “giấc mộng Trung Hoa”, cụm từ được ông Tập Cận Bình sử dụng khi trở thành Tổng bí thư cách đây 2 năm (tháng 11/2012) và trong diễn văn đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước (tháng 03/2013).

Ngày 08/04/2013, nội hàm “giấc mơ Trung Hoa” đã được ông Tập Cận Bình nêu khá rõ khi phát biểu khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Vào giữa thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến và hòa hợp; và “giấc mơ Trung Hoa”, cụ thể là sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, sẽ thành hiện thực”. Theo ông Tập Cận Bình, có 3 yếu tố để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”.

Thứ nhất, phải đi con đường riêng của Trung Quốc, con đường được đúc kết từ hơn 30 năm cải cách mở cửa, hơn 60 năm thành lập nước và 170 năm phát triển dân tộc Trung Hoa thời cận đại - đó là con đường Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Thứ hai, phải phát huy tinh thần Trung Quốc - đó là tinh thần dân tộc với chủ nghĩa yêu nước là hạt nhân, là tinh thần thời đại với cải cách sáng tạo làm nòng cốt. Thứ ba, phải tập hợp sức mạnh Trung Quốc - đó là sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc Trung Hoa.

Có người cho rằng, “giấc mơ Trung Hoa” có thể sẽ được phát triển thành học thuyết và đưa vào Điều lệ Đảng, trở thành tư tưởng chỉ đạo cùng với “Lý luận Đặng Tiểu Bình”, “Tư tưởng 3 đại diện Giang Trạch Dân” và “Quan điểm phát triển khoa học Hồ Cẩm Đào”.

Một số nhà phân tích chỉ rõ, “giấc mơ Trung Hoa” được cấu thành bởi 4 yếu tố. Thứ nhất, Trung Quốc hùng mạnh (mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao và khoa học công nghệ). Thứ hai, Trung Quốc văn minh (tự do, bình đẳng, công bằng, giàu về văn hóa và cao về đạo đức). Thứ ba, Trung Quốc hài hòa (hài hòa giữa các vùng miền, giai cấp và các dân tộc). Thứ tư, Trung Quốc sạch đẹp (sạch sẽ, ít ô nhiễm về môi trường).

Để đạt được những mục tiêu kể trên, Trung Quốc đã phấn đấu trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ lệ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới (gần 5.000 tỉ USD). Tuy nhiên, cũng có những trở ngại đối với việc hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa”. Đó là thiếu vắng những cải cách chính trị, một dân số già trước khi Trung Quốc trở nên giàu có tính theo đầu người...

Có người cảnh báo “giấc mơ Trung Hoa” có thể biến thành ác mộng khi coi chiến tranh là thủ đoạn không thể bỏ qua để thực hiện giấc mộng này. “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình là “sự trỗi dậy về địa - chính trị”, nhưng là cơn ác mộng chẳng những của nhân loại, mà cả dân tộc Trung Hoa.

 

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.