Những động thái đáng quan tâm
05 Tháng Mười Hai 2014 7:59 SA GMT+7
Việc chi hàng tỷ USD để mua máy bay, thử tên lửa của Đài Loan đang khiến cho căng thẳng 2 bờ eo biển Đài Loan càng thêm trầm trọng, nhất là trong bối cảnh ông Mã Anh Cửu, người đứng đầu hòn đảo này tuyên bố từ chức Chủ tịch Quốc Dân đảng (03/12) để nhận trách nhiệm về sự thất bại của đảng này trong cuộc bầu cử địa phương hôm 29/11.

Trực thăng UH-60 Black Hawk

Cũng trong ngày 03/12, Đài Loan chính thức tiếp nhận 4 trực thăng UH-60 Black Hawk mua của Mỹ. Được biết, Đài Loan đã đặt mua 60 chiếc UH-60 Black Hawk với giá 3,1 tỷ USD nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trước “người khổng lồ” Trung Quốc. Trước đó (02/12), Đài Loan thông báo về loại tên lửa đất đối không mới (Thiên Cung III) có thể bảo vệ không phận hòn đảo này “lên 20 năm”. Đài Loan đã duyệt ngân sách 2,5 tỷ USD để nghiên cứu, sản xuất Thiên Cung III, nhằm đối phó với bất kỳ đợt tấn công nào từ Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc có hơn 1.500 tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo (DF-11 và DF-15) chĩa vào Đài Loan.

Những động thái kể trên diễn ra sau tuyên bố của ông Lâm Úc Phương, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Đài Loan: việc Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp 5 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thành đảo nhân tạo, trong đó bãi đá Chữ Thập sẽ thành đảo lớn nhất đang uy hiếp trực tiếp tới đảo Ba Bình (Đài Loan đang chiếm giữ trái phép).

Ngày 02/12, tờ China News đưa tin, tàu đổ bộ tấn công lớn nhất Australia (LHD-01 Canberra) đã chính thức được bàn giao cho hải quân nước này tại thành phố Sydney. Tư lệnh hải quân Australia Thad Montreal cho rằng, tàu đổ bộ trực thăng LHD-01 Canberra sẽ nâng cao năng lực tác chiến của hải quân nước này. Sau LHD-01, Australia đang đóng chiến hạm cùng lớp Canberra là LHD-02, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.

Trước đó, hãng Kyodo cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akinori Eto và người đồng cấp Australia David Johnston đã gặp nhau tại Tokyo để thảo luận về quan hệ hợp tác song phương trong tương lai, trong đó có trang thiết bị quốc phòng. Và Australia quan tâm đặc biệt tới các tàu ngầm chạy bằng diesel-điện lớp Soryu của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Theo tờ Asahi Shimbun, cuộc tập trận chung chưa có tiền lệ (với hơn 15.000 binh sĩ của Nhật Bản, Mỹ và Australia) ở Nhật Bản (từ 06 đến 09/11 tại tỉnh Miyagi) cho thấy, Thủ tướng Shinzo Abe muốn đẩy quan hệ với Australia lên mức “gần như liên minh”. Và Tokyo-Canberra đang đàm phán về việc xuất khẩu công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản cho Australia (10 tàu ngầm mới vào thập niên 2030). Ngoài việc tăng cường hợp tác với Australia, Nhật Bản còn gia tăng quan hệ với các nước ASEAN. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Nakayama Yasuhide cho rằng, môi trường an ninh đang ngày càng căng thẳng và không có nước nào một mình đảm bảo hòa bình được, do đó Nhật Bản và các nước ASEAN cần hợp tác với nhau, nhất là trong an ninh biển.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng các nước Đông Nam Á tăng 5% lên 35,9 tỉ USD vào năm 2013 và dự kiến chạm mức 40 tỉ USD vào năm 2016. Tờ New York Times dẫn lời nhà phân tích Jon Grevatt của IHS Jane’s - Hành động của Trung Quốc đã buộc khu vực phải tính toán kỹ lưỡng việc bảo vệ lãnh thổ và các nước Đông Nam Á quyết đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng.

Ngày 01/12, tờ The Moscow Times bình luận, quan hệ quân sự Nga-Trung đã tăng trưởng đáng kể trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine bùng phát đã đẩy 2 thế lực Đông - Tây vào chỗ đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh. Trang mạng Học giả Ngoại giao (Nhật Bản) vừa dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, trong năm 2015, Nga-Trung sẽ diễn tập hải quân ở Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nhằm tạo ra một hệ thống “an ninh chung ở châu Á-Thái Bình Dương”. Ông Sergei Shoigu cho rằng, Moskva và Bắc Kinh đều cảm thấy lo ngại trước việc Mỹ có kế hoạch gia tăng đóng quân ở châu Á-Thái Bình Dương.

Giới chuyên môn nhận định, cuộc diễn tập trên biển sắp tới tuy chưa đủ điều kiện thành lập "NATO phương đông", nhưng với mối quan hệ kinh tế Nga-Trung (đạt khoảng 10.000 tỷ USD) chứng tỏ họ đủ sức đương đầu với chiến lược “xoay trục” của Mỹ. Trong khi đó tờ Financial Times nhận định, Trung-Nga sẽ tăng cường hợp tác quân sự song phương và tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, quan hệ Nga-Trung là yếu tố then chốt giúp duy trì an ninh và ổn định chiến lược trên thế giới. Tân Hoa xã từng dẫn lời Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng cho rằng, thúc đẩy hợp tác quốc phòng Trung-Nga là ưu tiên trong các quan hệ đối ngoại của Bắc Kinh.

Trong khi đó, Mỹ đã hối thúc Nhật Bản và Hàn Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Takeshima/Dokdo bởi đây được coi là "cái gai" làm căng thẳng quan hệ giữa 2 đồng minh của Washington trong khu vực nhiều năm qua. Nhà Trắng cũng khẳng định, không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ kể trên. Ngày 24/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, quân đội nước này đã tập trận để ngăn chặn những kẻ xâm phạm quần đảo Takeshima/Dokdo. Còn theo hãng KBS, Hàn Quốc đã hủy kế hoạch xây dựng Trung tâm hỗ trợ tại quần đảo Dokdo/Takeshima.

Sáng 26/11, hơn 160 ngư dân Hàn Quốc đã biểu tình bên bờ biển Hoàng Hải, kêu gọi Chính phủ bồi thường và hành động này diễn ra sau khi Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won công bố (20/11) thành lập lực lượng đặc nhiệm trên biển để xử lý các tàu cá trái phép khai thác trên biển Hoàng Hải. Theo báo cáo của Viện Chính sách thủy sản Hàn Quốc (FPI), hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của ngư dân Trung Quốc tại vùng biển Hàn Quốc khiến Seoul thiệt hại hơn 1,2 tỉ USD/năm.

Quỳnh Tuấn

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.