Occupy Central dừng bước tại Hongkong
13 Tháng Mười Hai 2014 6:32 SA GMT+7
Phong trào Chiếm trung tâm (Occupy Central) sau khi làm mưa làm gió tại nhiều quốc gia trên thế giới đã phải dừng bước tại Hongkong. Phong trào này xuất phát từ đâu và vì sao lại thất bại tại Hongkong?

Occupy Central tại Hồngkông đã thất bại

Chính quyền Hongkong đang chuẩn bị dẹp bỏ các địa điểm biểu tình cuối cùng tại vùng lãnh thổ này. Ngày 09/12, Trương Đức Cường, Trợ lý Cục trưởng Cảnh sát Hongkong (Trung Quốc), tuyên bố cảnh sát sẽ tiến hành giải tỏa tất cả các con đường ở khu trung tâm và quận Admiralty.

Cơ sở cho hành động quyết đoán lần này của cảnh sát Hongkong là lệnh của Tòa thượng thẩm, cho phép nhà chức trách tháo gỡ các rào cản tại địa điểm biểu tình. Ngoài ra, ngày 10/12, tổng cộng 41 nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Hongkong thuộc phe Kiến chế (ủng hộ chính quyền) đã ra tuyên bố chung ủng hộ cảnh sát giải tỏa đường phố toàn diện. Đa số nghị sĩ Hongkong còn yêu cầu truy cứu trách nhiệm tất cả những người tổ chức, lên kế hoạch, tài trợ và xúi giục tham gia phong trào Occupy Central.

Người biểu tình ở Mongkok, Hongkong

Về phía các thủ lĩnh phong trào Occupy Central, họ nói sẽ không có bất kỳ sự phản kháng bạo lực nào đối với hoạt động giải tỏa của cảnh sát ở khu vực Admiralty vào ngày 11/12, điều mà họ dự kiến sẽ đánh dấu sự kết thúc của phong trào này. Tại khu Admiralty, trước khi phải rời khỏi địa điểm chiếm đóng, người biểu tình đã dựng lên những tấm bảng ghi: “Chúng tôi sẽ trở lại” bằng tiếng Anh và tiếng Quảng Đông. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, người biểu tình có vẻ như cam chịu thất bại sau hơn hai tháng đấu tranh không có được kết quả nào.

Occupy Central ở Hongkong có gì khác lạ?

Bản thân phong trào Occupy Central ở Hongkong gần đây cũng phát sinh mâu thuẫn. Người thì muốn bám trụ đến cùng, người thì muốn chấm dứt hình thức chiếm đường phố và đổi sang hình thức khác. Ngày 02/12, lãnh đạo phong trào Occupy Central đã ra hàng cảnh sát và kêu gọi giải tán cuộc biểu tình. Trong một bài phân tích đăng trên báo Mỹ New York Times, Giáo sư Benny Tai, một trong ba nhà sáng lập phong trào Occupy Central cho rằng “đã qua rồi” giai đoạn phong tỏa đường phố để gây áp lực với chính quyền Hongkong và Bắc Kinh. Theo ông, chiếm giữ đường phố là một chiến thuật nhiều rủi ro và ít có cơ may đạt được kết quả. Lãnh đạo Occupy Central nhận định: Phong trào dân chủ đã đến lúc phải thay đổi phương pháp tranh đấu để thuyết phục công luận thấu hiểu cuộc tranh đấu cho dân chủ là vì lợi ích của chính họ. Từ nhận định này, Benny Tai đề nghị chiến thuật “bất hợp tác” với chính quyền như không đóng thuế, không trả tiền thuê nhà do nhà nước quản lý và ngăn chặn nghị viện biểu quyết. Như vậy, hình thức chiếm trung tâm đã tỏ ra hết hiệu quả và người Hongkong cần tìm ra hình thức đấu tranh mới để bảo vệ cho ý nguyện dân chủ của mình.

Nhìn lại các phong trào phản đối bộc phát từ năm 2011, các nhà phân tích nhận thấy Hongkong thật sự là một hóa thân mới nhất của phong trào Occupy Central. Một phong trào đã làm biến đổi hoàn toàn khái niệm “cách mạng dân chủ”.

Phong trào Occupy Central bắt đầu từ Bắc Phi, chứ không phải tại Mỹ. Rồi từ đó lan dần sang các quốc gia thuộc khu vực biển Địa Trung Hải như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Chỉ đến khi nó làm chấn động trung tâm chủ nghĩa tư bản, Wall Street, phong trào mới được nhân rộng sang các nước khác từ Argentina cho đến Nam Phi…

Điểm đặc trưng của phong trào này là không nhằm chiếm lấy quyền lực như nhiều cuộc cách mạng trong quá khứ. Nếu như đa số các phong trào Occupy Central trên thế giới đều bị phá vỡ, Hongkong lại là một trong những phong trào giữ được hơi lửa lâu nhất, với một cái tên mới là Occupy Central with Love and Peace (OCLP). Tầm mức quan trọng của phong trào đã gây bất ngờ trên toàn thế giới, kể cả những người chủ xướng phong trào OCLP.

Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân kinh tế là những động cơ chính của người biểu tình Hongkong. Nhưng những chương trình cải cách được thực hiện trong những năm 1970-1980, biến Hongkong thành thí điểm cho chính sách tự do mậu dịch mới, đã mang đến cho xứ thuộc địa này một sự trỗi dậy kinh tế thần kỳ. Kể từ khi bị trao trả về cho Trung Quốc năm 1997, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bắt đầu nảy sinh. Hongkong triển khai một mô hình kinh tế tự do mới theo cách riêng lai tạp với kiểu chủ nghĩa chuyên chế thị trường. Làn sóng ồ ạt du khách Trung Quốc đổ vào, biến khu thuộc địa cũ thành một kiểu siêu thị hạng sang.

Sự trỗi dậy của một lớp tư sản làm chết dần chết mòn các tiểu thương địa phương, các khu phố bình dân và làm dội giá thị trường bất động sản. Những trùm bất động sản mới lấn chiếm các vùng nông thôn để mở rộng đô thị nhưng lại không chú trọng đến việc xây nhà xã hội. Trong khi giới trẻ bị buộc phải sống trong cảnh túng quẫn. Cuối cùng là nạn tham nhũng. Tình trạng móc ngoặc giữa quan chức cao cấp chính phủ và các nhà đầu tư diễn ra ở mọi cấp độ. Kết quả là vào năm 2013, trên tổng số 7 triệu cư dân, có đến khoảng 1,63 triệu người (hơn 23% dân số) sống dưới ngưỡng nghèo. Cộng đồng Occupy Central đã được sinh ra từ việc nhận thức được rằng giới doanh nhân Hongkong là một lũ vô hại duy nhất, cần phải bứng bỏ đi. Đó chính xác cũng là loại sâu bọ mà phong trào Occupy Central tại Mỹ từng ý định tố cáo dưới danh nghĩa “99%” và buộc tội số “1%”. Nó không chỉ đơn giản vấn đề phân phối phúc lợi, bất công xã hội, mà vì còn vấn đề quyền lực giai tầng. Bởi vì, “1%” là tỷ lệ những người đã dùng sự giàu có của mình để gây ảnh hưởng chính trị, để rồi ngược trở lại, nó cho phép họ được làm giàu hơn nữa.

Từ đó cho thấy tùy theo từng bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội mà mỗi phong trào tại mỗi quốc gia có những kết quả khác nhau.

S.Phương (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.