Châu Âu hoang mang trước hiểm họa khủng bố
19 Tháng Giêng 2015 8:01 SA GMT+7
Lần đầu tiên trong 35 năm qua, chính quyền Bỉ triển khai binh sĩ vũ trang đến tận răng tại các thành phố lớn để đối phó với nguy cơ khủng bố.
Binh sĩ Bỉ canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Brussels - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, nhà chức trách Bỉ đã điều động 300 binh sĩ canh phòng tại các địa điểm nhạy cảm ở thủ đô Brussels và thành phố Antwerp, bao gồm các tòa nhà chính phủ, trường học Do Thái, đại sứ quán Mỹ và Israel, trụ sở Liên minh châu Âu (EU) và NATO...

“Ðây không phải là quyết định đơn giản nhưng rất cần thiết” - Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Steven Vanderput tuyên bố.

Sau cuộc đọ súng với nhóm cực đoan ở thành phố Verviers, chính quyền Bỉ đã nâng mức cảnh báo khủng bố từ cấp 2 lên 3 (trên 4 cấp). Quân đội sẽ tiếp tục hỗ trợ cảnh sát bảo vệ an ninh đến ngày 22/01.

Nhưng không chỉ có Bỉ, cả châu Âu đang hoang mang, run rẩy trước mối đe dọa khủng bố.

20 nhóm cực đoan ẩn mình

Chôn cất bí mật anh em Kouachi

Theo AFP, hôm qua chính quyền Pháp bí mật chôn cất anh em Kouachi trong hai ngôi mộ không tên.

Said Kouachi được chôn ở thị trấn Reims, nơi hắn từng sống, bất chấp sự phản đối của thị trưởng Arnaut Robinet. Ông lo ngại ngôi mộ sẽ trở thành nơi thu hút những kẻ cuồng tín.

Còn Cherif được chôn ở Gennevilliers gần thủ đô Paris. 

Sau cuộc thảm sát tại tạp chí Charlie Hebdo và vụ tấn công siêu thị ở Paris (Pháp), chính quyền các nước châu Âu tổ chức ồ ạt các chiến dịch an ninh để trấn áp cực đoan.

Sau Pháp là Bỉ và Ðức. Mới đây nhất là Hi Lạp. Hôm qua, cảnh sát Athens đã bắt giữ và thẩm vấn bốn người bị tình nghi có dính líu đến nhóm cực đoan ở Verviers.

Một số nguồn tin cho biết nghi can Abdelhamid Abaaoud, 27 tuổi, cầm đầu nhóm khủng bố Verviers, có tên trong danh sách bị an ninh Hi Lạp tóm cổ. Cảnh sát Athens cho biết sẽ gửi dấu vân tay và mẫu ADN của các nghi can này sang Bỉ.

Truyền thông Bỉ khẳng định Abaaoud từng gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.

Trước đó, Pháp đã triển khai gần 15.000 binh sĩ và cảnh sát để bảo vệ an ninh khắp cả nước.

Theo CNN, một quan chức phương Tây tiết lộ giới tình báo cho rằng có khoảng 20 nhóm cực đoan với 180-200 thành viên đang ẩn mình ở châu Âu và sẵn sàng tấn công ở Pháp, Ðức, Bỉ và Hà Lan. Các cơ quan tình báo EU và Trung Ðông xác định Bỉ và Hà Lan đối mặt với mối đe dọa “cận kề” nhất.

Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ước tính 3.000 công dân châu Âu đã đến Syria và Iraq gia nhập IS cũng như các tổ chức cực đoan khác kể từ năm 2011.

Trong số đó, gần 700 tên đã trở lại châu Âu, bao gồm 250 về Anh, 200 Pháp, 180 Ðức và 70 Bỉ. Ðây đều là những “quả bom nổ chậm” đáng lo ngại đối với châu Âu.

Giới quan sát nhận định việc các nước đồng loạt truy quét cực đoan cho thấy chính quyền châu Âu sẵn sàng phối hợp để ngăn chặn khủng bố.

Sau vụ thảm sát ở Pháp, bộ trưởng nội vụ 11 nước châu Âu đã lặng lẽ nhóm họp tại Paris để thảo luận các biện pháp chống cực đoan, bao gồm chia sẻ thông tin, chống tuyên truyền cực đoan trên mạng, trấn áp dòng buôn bán vũ khí bất hợp pháp...

Thách thức nặng nề

Theo báo cáo của Hãng tư vấn an ninh Protection Group International, thách thức lớn nhất của châu Âu là không có đủ nguồn lực tình báo và quân sự để ngăn chặn cực đoan.

Do đó, các thành phố lớn tại châu lục rất dễ bị tổn thương. Trong khi đó, cuộc tắm máu ba ngày của anh em Kouachi và Amedy Coulibaly tại Pháp cho thấy cực đoan châu Âu ngày càng “trưởng thành”, “kinh nghiệm” hơn, do đó nguy hiểm và đáng sợ hơn.

Protection Group International đánh giá cuộc thảm sát Paris vừa mang bản chất khó dự báo của những vụ tấn công “sói cô độc”, vừa thể hiện khả năng tính toán, lên kế hoạch cẩn thận rất khác các “sói cô độc”, vừa gây thương vong lớn và làm chấn động tương tự các đợt tấn công khủng bố quy mô lớn.

Một điều đáng báo động là ba hung thủ trên sở hữu vũ khí hạng nặng như súng AK-47 và súng phóng lựu dù ở châu Âu không dễ mua vũ khí như tại Mỹ.

Khám nhà các nghi can ở Verviers cũng phát hiện vài khẩu AK-47.

Nhưng cuộc tấn công xảy ra không có nghĩa Pháp hay các nước châu Âu có thể lơi lỏng đề phòng nguy cơ “sói cô độc”.

Châu Âu cũng sẽ phải đối mặt với những mối lo ngại khác, bao gồm làn sóng bạo lực chống đạo Hồi, mà manh nha là những vụ lẻ mẻ ở Pháp và sự trỗi dậy của tổ chức Người châu Âu yêu nước chống Hồi giáo hóa phương Tây (PEGIDA) tại Ðức. Làn sóng bạo lực mang tính báo thù sẽ dẫn tới bạo động quy mô lớn.

An ninh châu Âu sẽ phải rất vất vả trước hàng loạt vấn đề hóc búa này. Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu những cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tiếp tục xảy ra ở châu Âu. Vấn đề chỉ là thời gian.

 

HIẾU TRUNG

Theo TTO

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.