Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp
24 Tháng Giêng 2015 5:51 SA GMT+7
Không nghi ngờ gì nữa, giá dầu sẽ trở thành “nhân vật” chính trên “sân khấu” kinh tế - chính trị thế giới trong năm 2015 sau khi liên tục phá đáy gây “sốc” chưa từng thấy trong 5 năm qua, ở những tháng cuối 2014. Nhìn bề mặt, rõ ràng Arập Xêút là nước phất cờ trong cuộc chiến giá dầu hiện tại nhưng kỳ thực, những ai đi sai nhịp, hoặc đã đuối sức mà vẫn cố lắc người theo vũ điệu vàng đen đều có thể bị bật ra khỏi cuộc chơi một cách đau đớn, kể cả “kẻ cầm trịch”.

Giá dầu giảm do đâu?

Giá dầu xưa nay được quyết định bởi cung và nhu cầu thực tế và một phần bởi sự mong đợi hay kỳ vọng. Mà nhu cầu năng lượng thì liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu cũng tăng mạnh vào mùa đông ở Bắc bán cầu và trong suốt mùa hè ở các nước có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Nguồn cung ứng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết (cản trở việc bốc dỡ từ các tàu chở dầu) và rối loạn địa chính trị (chiến tranh, khủng hoảng chính trị).

Nếu nhà sản xuất nghĩ rằng giá dầu đang ở mức cao, họ sẽ đầu tư để khai thác nhiều dầu hơn, kéo theo sự gia tăng về nguồn cung. Tương tự như vậy, giá thấp sẽ dẫn đến suy giảm đầu tư khai thác dầu. Trong khi đó, quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - chiếm khoảng 40% nguồn cung dầu toàn cầu, đóng vai trò là tài xế lái chiếc xe chở năng lượng thế giới, lại định hình kỳ vọng: Nếu họ giảm nguồn cung mạnh, thì giá dầu theo đó sẽ tăng mạnh. Trong OPEC thì Arập Xêút lại là “vua”, với sản lượng khai thác gần 10 triệu thùng/ngày - bằng 1/3 tổng sản lượng khai thác dầu của cả khối.

Trong vũ điệu giá dầu mà Mỹ, Arập Xêút đang nhảy, người tiêu dùng có lợi nhất (Biếm họa của Thetimes-tribune)

Trong thập niên qua, giá dầu luôn ở mức cao do nhu cầu tăng mạnh tại những nước như Trung Quốc và xung đột tại những nước khai thác dầu chủ chốt, nhất là Libya. Cung không đủ cầu nên giá dầu tăng cao là không có gì bàn cãi. Còn hiện tại, vì sao giá dầu lại tuột dốc không phanh?

Nhìn bề mặt thì có bốn yếu tố tác động đến bức tranh toàn cảnh giá dầu hiện tại, bao gồm:

Thứ nhất, nhu cầu dầu toàn cầu hiện ở mức thấp, do các hoạt động kinh tế yếu kém, cùng với việc gia tăng hiệu quả, cũng như xu hướng sử dụng năng lượng chuyển dịch từ dầu mỏ sang các nhiên liệu khác.

Thứ hai, bất ổn ở Iraq và Libya - hai nước khai thác dầu lớn trong OPEC với tổng sản lượng gần 4 triệu thùng/ngày, không nghiêm trọng đến mức có thể ảnh hưởng đến sản lượng của họ như mấy năm trước. Do vậy, thị trường dầu mỏ khá lạc quan trước nguy cơ rủi ro địa chính trị.

Thứ ba, với sự bùng nổ của cách mạng khai thác dầu mỏ và khí đốt từ đá phiến, Mỹ đã vượt qua cả Arập Xêút và Nga trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Không chỉ “đủ ăn, đủ tiêu” mà cường quốc tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới này bắt đầu đã tính chuyện bán dầu thô dư thừa ra bên ngoài, với quyết định vào ngày cuối cùng năm 2014 của Tổng thống Obama - nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu thô đã tồn tại suốt 40 năm ở Mỹ.

Cuối cùng, Arập Xêút - với ảnh hưởng chi phối trong OPEC của mình - đã quyết giữ nguyên hạn ngạch khai thác dầu ở mức 30 triệu thùng/ngày được khối này áp dụng từ tháng 12/2011, bất chấp thực tế cung đã vượt cầu.

Ai thắng cũng đổ máu

Từ 4 yếu tố tác động đến giá dầu kể trên, có thể thấy ngoài những yếu tố khách quan (cung - cầu, rủi ro địa chính trị), Arập Xêút đang là người “cầm trịch” trong vũ điệu giá dầu. Họ có thể cắt giảm sản lượng để cứu giá dầu, bởi giá dầu cao thì họ cũng được hưởng lợi nhưng tại sao họ không làm vậy?

Đã có những nghi ngờ, thậm chí cáo buộc Mỹ, Arập Xêút bắt tay nhau “dìm” giá dầu xuống thấp để “đánh” các nước có kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu mỏ như Nga, Venezuela và Iran, hòng gây áp lực với các nước này trong các vấn đề chính trị quốc tế như khủng hoảng Ukraina, nội chiến Syria, chương trình hạt nhân của Tehran… Kinh tế Nga chưa bao giờ lâm vào cảnh khó khăn như thế này kể từ sau năm 1998. Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu cộng với giá dầu giảm đã trở thành đòn đánh kép lên Moskva.

Riêng trong năm 2014, đồng rúp đã giảm khoảng 30% so với đồng USD. Và theo dự báo của HIS Inc, kinh tế Nga dự báo sẽ giảm 1,7% trong năm tới sau một năm 2014 sóng gió và trì trệ. Trong khi đó, dự báo lạm phát sẽ tăng 8,4% từ 7,6% hiện nay, chủ yếu do đồng rúp mất giá. Iran - đồng minh thân cận của Nga cũng khốn đốn không kém vì giá dầu giảm. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Tehran đã giảm khoảng 30% và để cân bằng ngân sách, nước này cần giá dầu ở mức 153,4USD/thùng, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Một thành viên khác của OPEC là Venezuela đang “sống dở, chết dở” vì giá dầu lao dốc. Ngân sách của Venezuela được xây dựng chủ yếu bằng nguồn thu dầu mỏ và chỉ có thể duy trì cân bằng khi giá dầu ở mức 95-96USD/thùng. Thâm hụt ngân sách do giá dầu giảm càng khiến tình trạng kinh tế, xã hội, chính trị ở Venezuela, vốn đã khó khăn (lạm phát phi mã tới 63%) càng thêm bê bết.

Nhưng cũng lại có những phân tích cho rằng, Arập Xêút là “kẻ chủ mưu” tiến hành một cuộc chiến giá cả để giành tối đa thị phần trên thị trường dầu mỏ thế giới, buộc các nhà sản xuất ở Mỹ và những nơi khác phải cắt giảm sản lượng. Thậm chí, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali Al-Naini từng khẳng định, ngay cả khi giá dầu xuống tới 20USD/thùng thì nước này, cũng như OPEC vẫn quyết giữ vững lập trường.

Thực tế thì việc giá dầu liên tục giảm đã khiến ngân sách Arập Xêút ước tính sẽ bị thâm hụt đến gần 150 tỉ riyal, tương đương khoảng 39 tỉ USD trong năm 2015. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc này cũng không khiến Arập Xêút lo ngại bởi họ có sức mạnh tài chính với 900 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, chi phí hút dầu của họ cũng quá rẻ (10-25/USD/thùng) so với giá thành khai thác dầu bằng công nghệ khoan ngang và nứt vỉa thủy lực ở Mỹ (50-100USD/thùng).

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Scotiabank, Canada, dầu đá phiến của các mỏ ở North Dakota và Pennsylvania, Mỹ sẽ chỉ hòa vốn nếu giá dầu khoảng 65USD/thùng. Nếu giá dầu cứ quanh quẩn ở mốc 50USD như hiện nay một thời gian đủ dài, nó sẽ bóp chết hầu hết các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ và khiến ngành công nghiệp mới này của Mỹ sẽ cần một thời gian không nhỏ để hồi phục.

Nói nôm na là Arập Xêút dù cũng thiệt nhưng vẫn tự tin đủ sức “chơi” cho đến khi những đối thủ của họ không “chịu nổi nhiệt” và buộc phải rút lui, nhường lại thị phần cho họ.

Tuy nhiên, liệu Arập Xêút có thể theo mũi lao đã phóng ra được bao lâu? Có thể Arập Xêút, Kuwait sống nổi với giá dầu dưới 65USD/thùng trong 2, 3 năm tới nhưng chắc chắn, nhiều nước vùng Vịnh, Trung Đông hay Bắc Phi như Iran, Iraq, Libya, hay đồng minh của Arập Xêút là Các tiểu vương quốc Arập thống nhất sẽ không trụ được.

Chia rẽ trong nội bộ OPEC sẽ là điều khó tránh khỏi. Bản thân Arập Xêút chắc chắn cũng không muốn phải dùng nguồn vốn dự trữ để bù vào thâm hụt ngân sách vô thời hạn, cũng như vẫn còn đủ tỉnh táo để không làm tổn thương Mỹ - đồng minh trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng - vốn đang đe dọa đến cả sự tồn vong của chính mình.

Vì thế, Arập Xêút cũng không thể đi quá đà, đi tới cùng cuộc chơi tới mức sinh tử này.

Linh Phương (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.