Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine: Vì sao châu Âu “làm hòa” với Nga?
07 Tháng Hai 2015 11:59 SA GMT+7
Chuyến thăm Nga cùng lúc của nguyên thủ hai cường quốc châu Âu là Đức và Pháp để bàn về vấn đề Ukraina cho thấy Bruxelles đã phải “xuống nước” với Moskva sau hàng loạt các biện pháp cấm vận không hiệu quả.

Vì sao châu Âu “làm hòa” với Nga?

Lãnh đạo ba nước Đức, Pháp và Nga bàn về vấn đề Ukraina tại Moskva ngày 06/02

Ngày 06/02, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới Nga để thảo luận vấn đề Ukraine.

Trước khi đến Moskva, nguyên thủ hai quốc gia châu Âu đã ghé Kiev để tìm sự đồng thuận của chính quyền Ukraine cho kế hoạch hòa bình mới: lệnh ngừng bắn ngay lập tức và trao quyền tự trị rộng hơn cho lực lượng đòi độc lập trên một khu vực lãnh thổ lớn hơn diện tích theo thỏa thuận Minsk ký hồi tháng 09/2014 tại Belarus.

Trước đó, báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 06/02 dẫn lời một quan chức phương Tây giấu tên cho hay Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bác bỏ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc trao cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine lãnh thổ rộng hơn. Theo tờ báo này, sau khi bác đề xuất của Nga, bà Merkel và ông Hollande tới Moskva để đưa ra đề xuất của mình.

Cho đến nay, các nước phương Tây hy vọng, các đợt trừng phạt gây hậu quả lớn đối với kinh tế Nga sẽ khiến chính quyền Moskva phải xét lại chính sách của mình đối với Ukraine. Tuy nhiên, các biện pháp này hiện vẫn không thể làm thay đổi thái độ của ông chủ Điện Kremlin.

Hồi tuần trước một số chuyên gia và lãnh đạo phương Tây cùng nhấn mạnh đến việc Nga cần đóng một vai trò quan trọng trong thế giới đa cực hiện nay. Mỹ cần để ngỏ cho Nga khả năng tìm thấy được vị trí của mình “xét về dài hạn” trong cộng đồng quốc tế, mà “Mokva được kêu gọi đóng một vai trò căn bản” là nhận định của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ngày 30/1, Miroslave Lajcak, Phó Thủ tướng Slovakia, đặc biệt lưu ý về giai đoạn hiện nay, khi căng thẳng phương Tây và Nga gia tăng đến mức một số người cho rằng đang khởi đầu một thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới. Vẫn theo Phó Thủ tướng Slovakia, cần phải đặt câu hỏi về “một kỷ nguyên mới, về vị trí của nước Nga và vị trí của chúng ta trong kỷ nguyên này, và đặc biệt là những cái mà chúng ta phải làm để đi đến đích”.

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới, có thể dẫn đến “xung đột vũ trang”, cũng là cảnh báo của cựu lãnh đạo Liên Xô, Gorbachev, hôm 29/01, khi trả lời hãng thông tấn Interfax. Ông Gorbachev lo ngại: “Tôi sợ rằng họ (Mỹ) đang mạo hiểm như vậy”. Về chủ đề này, Fiona Hill, Giám đốc Trung tâm về Mỹ và châu Âu, thuộc Viện tư vấn độc lập Brookings Institution, cho rằng phương Tây sẽ bị lạc hướng, nếu như chờ đợi các trừng phạt đối với Nga sẽ mang lại kết quả. Trả lời AFP, bà Hill cho rằng phương Tây hiện phải đương đầu với “một tình thế lưỡng nan, vừa phải tìm cách để chấm dứt xung đột tại Ukraine, vừa phải tránh sa lầy vào một quan hệ ngày càng xung đột hơn với nước Nga”, trong bối cảnh Tổng thống Nga Putin “sẽ không lùi bước”, như bà dự đoán.

Tìm một thỏa hiệp, mở ra cho Nga khả năng đóng một vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế cũng là chủ trương của ngoại giao châu Âu. Theo AFP, trong một tài liệu đang trong quá trình soạn thảo bị “lọt ra” ngoài, cách nay khoảng hai tuần, đại diện Ngoại giao châu Âu Federica Mogherini giải thích cần phải gác lại vấn đề Nga sáp nhập bán đảo Crưm sang một bên, để mở đường cho những phương thức đối thoại mới với Moskva. Trong chuyến công du Mỹ cuối tháng 01/2015, lãnh đạo Ngoại giao châu Âu nhấn mạnh: “Nước Nga là láng giềng của chúng ta, chúng ta không thể làm gì để thay đổi thực tế địa lý này. Vấn đề là cần phải xác định đối xử như thế nào với nước Nga trong bối cảnh có một xung đột trong hiện tại, và triển vọng quan hệ với Nga trong 2 năm, 5 năm hay 10 năm nữa”.

Lý giải về việc châu Âu đột ngột thay đổi thái độ với Nga xung quanh vấn đề Ukraine, báo Pháp Le Nouvel Observateur cho rằng Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel không muốn thông qua "kế hoạch quá mạo hiểm" của Mỹ nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.

Số là hồi tuần trước, Mỹ bắn tiếng sẽ cung cấp vũ khi sát thương cho quân đội Ukraine chống lại phe ly khai. Và điều này đã được Ngoại trưởng Mỹ john Kerry tái khẳng định hôm 05/02 khi đến Kiev.

Theo Nouvel Observateur, ông Hollande và bà Merkel đã quyết định thảo luận với chính quyền Ukraine và Nga về kế hoạch giải quyết cuộc xung đột ở Donbass đúng vào thời điểm hiện nay vì họ muốn đi trước Mỹ, nước có ý định gắn phương Tây với kế hoạch hành động của mình, theo đó cung cấp vũ khí cho Kiev.

Tờ báo viết: "Paris và Berlin không muốn chấp nhận kế hoạch mà họ cho là quá rủi ro của Mỹ". Như vậy, Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel muốn đưa ra quan điểm giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao trước khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị "giải pháp vũ lực" tại hội nghị Munich vào ngày 07/02.

Nouvel Observateur cho rằng chính quyền Mỹ có thể đã không được tham khảo ý kiến trước mà chỉ được thông báo về kế hoạch của Pháp và Đức. Theo một số chuyên gia, sở dĩ kế hoạch được giữ kín là vì Pháp và Đức không muốn làm mất lòng Tổng thống Nga – vốn không muốn Mỹ can dự vào hồ sơ này.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.