Trung Quốc đau đầu nghĩ kế ngăn căng thẳng biên giới ở Myanmar
Tuesday, March 24, 2015 7:30 AM GMT+7
Chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với bài toán khó khi vừa phải nghĩ cách ngăn xung đột ở biên giới Myanmar lây lan sang lãnh thổ quốc gia vừa duy trì mối quan hệ ngoại giao với Myanmar.

Theo Tân Hoa xã, hôm 14/03, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết máy bay chiến đấu cơ MiG-29 Myanmar đã thả một quả bom xuống cánh đồng mía ở thành phố Lâm Thương, tỉnh Vân Nam làm nhiều người thiệt mạng và bị thương. Trong khi đó, tờ Thời Báo Hoàn Cầu đưa tin cánh đồng mía này bị đánh bom ít nhất 3 lần. Vụ việc này đã đẩy Bắc Kinh vào thế không thể làm ngơ trước cuộc xung đột mà Trung Quốc từng cố ý tránh né liên quan.

Còn theo tờ Wall Street Journal (WSJ), trước thời điểm xảy ra vụ ném bom, các máy bay của Myanmar đã không ít lần lượn lờ trên không phận giữa biên giới Trung Quốc và Myanmar với mục tiêu đánh bom vào những vị trí do nhóm phiến quân mang tên Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) nắm giữ ở vùng Kokang.

Các máy bay đánh chặn J-7 của Không quân Trung Quốc đỗ ở sân bay Lincang, phía tây nam tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Kể từ tháng Hai đến nay, các cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar với nhóm phiến quân MNDAA đã liên tục bùng phát dữ dội. Hậu quả là hàng chục ngàn người dân vùng Kokang tại Myanmar đã phải bỏ nhà cửa để di tản hoặc vượt biên chạy sang tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.  

Trong vụ ném bom hôm 13/3, chiến đấu cơ MiG-29 của Myanmar đã thả một quả bom xuống cánh đồng mía nơi mà anh Yang Jinrong và các công nhân đang làm việc. Vụ việc đã khiến 5 công dân Trung Quốc thiệt mạng và khiến 8 người khác bị thương bao gồm mẹ và em trai của Yang. Những người bị thương đã được đưa tới một bệnh viện tại thị trấn Lâm Thương sau hơn 5 giờ đồng hồ nằm trên xe ô tô.

"Chúng tôi quá sợ hãi. Mọi người xung quanh vừa la hét vừa chạy trốn", WSJ dẫn lời anh Yang.

WSJ nhận định các cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ Myanmar với lực lượng MNDAA tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc đang làm khó chính quyền Bắc Kinh trong việc đảm bảo lời cam kết bảo vệ an toàn tính mạng cho công dân nước nhà sinh sống trên toàn thế giới và tránh làm gia tăng thêm căng thẳng trong mối qua hệ với Myanmar.

"Xét trên mức độ quốc gia, lợi ích mấu chốt của Trung Quốc là bảo vệ khu vực biên giới và mở rộng quan hệ với Myanmar nhưng Bắc Kinh sẽ không hy sinh một trong hai lợi ích này để đánh đổi lấy cái còn lại", ông Yun Sun, một chuyên gia tại Trung tâm Henry L. Stimson tại Washington chia sẻ.

Do đó, sau khi xảy ra vụ ném bom tại cánh đồng mía, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và đầy giận dữ. Theo đó, Trung Quốc đã cho triển khai các chiến đấu cơ và bộ binh đi tuần tra khu vực biên giới giáp Myanmar cũng như công khai thông báo hoạt động tăng cường an ninh này với phía chính phủ và quân đội Myanmar.

"Chúng tôi cảm thấy vô cùng lo lắng sau khi nghe tin về vụ ném bom. Mỗi khi nghe thấy tiếng máy bay ở trên đầu, chúng tôi không biết đó là máy bay của Trung Quốc hay của Myanmar", một nông dân tên Zhao Xiaohong (48 tuổi) sinh sống tại quận Mengding thuộc tỉnh Vân Nam nói.

Ban đầu, giới chức Myanmar cho rằng chính quân nổi dậy ở vùng Kokang là thủ phạm gây ra vụ ném bom xuống cánh đồng mía trên lãnh thổ Trung Quốc. Bởi họ nhấn mạnh không có dữ liệu nào cho thấy chiến đấu cơ của chính phủ Myanmar đã vượt sang không phận Trung Quốc cũng như đồng thuận tham gia nhóm điều tra chung với Bắc Kinh.

Trong khi đó, Bắc Kinh hiện coi Myanmar như một cửa ngõ chiến lược hướng ra Ấn Độ Dương và là cơ hội hợp tác kinh doanh khai thác khoáng sản, gỗ quý cùng nhiều nguồn tài nguyên khác. Điển hình, các đường ống dẫn dầu và khí đốt của Trung Quốc đang chạy qua khu vực bờ biển của Myanmar tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước không còn nồng ấm kể từ khi quốc gia này từ bỏ chế độ quân phiệt tồn tại từ hàng thập niên qua, để mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới và thu hẹp sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ngoài ra, một vấn đề khác gây khó xử cho chính quyền Bắc Kinh chính là việc Kokang vốn là vùng đất có nhiều người Trung Quốc sinh sống. Họ là những người đã di cư sang Myanmar trong nhiều thế kỷ qua. Còn hiện nay, người dân Kokang vẫn duy trì mối quan hệ mật thiết trên lĩnh vực thương mại và quan hệ họ hàng với người dân Vân Nam. Theo số liệu dự đoán của một số tổ chức cứu trợ, hàng chục ngàn người Kokang chạy sang khu vực biên giới Trung Quốc hiện đang sinh sống trong các trại tập trung do chính quyền Trung Quốc thiết lập.

Cảnh sát Trung Quốc lập chốt kiểm tra an ninh tại thị trấn Junsai, thuộc quận Lincang của Trung Quốc.

Về phần mình, nhiều công dân Myanmar lại nhìn nhận người dân Kokang là người nước ngoài còn Trung Quốc là những kẻ xâm lược đồng thời cáo buộc công dân Trung Quốc hỗ trợ tài chính và ủng hộ hoạt động của các tay súng nổi dậy. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận lời cáo buộc của Myanmar về việc công dân Trung Quốc tới  Kokang và hỗ trợ cho phe nổi dậy trong vùng.

Khắp các trang mạng xã hội đã kêu gọi Bắc Kinh đưa ra giải pháp bảo vệ tính mạng cho người dân khỏi các vụ khủng bố từ nước ngoài. Không ít người còn lên tiếng ủng hộ nền độc lập tại vùng Kokang.

Thực tế, chính quyền Bắc Kinh có rất ít sự lựa chọn. Nếu như Trung Quốc đưa ra phản ứng mạnh mẽ như đóng cửa khu vực biên giới, Bắc Kinh sẽ ngăn được dòng người từ vùng xung đột của Myanmar tràn sang lãnh thổ nước này. Nhưng hành động  này sẽ vấp phải sự phản đối của các thương nhân Vân Nam và những người có mối quan hệ họ hàng với dân cư ở vùng Kokang hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nếu người dân Myanmar di cư buộc phải rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc về nước.

Trong khi đó, nếu như Trung Quốc hối thúc chính phủ Myanmar theo đuổi các cuộc thảo luận hòa bình với phe nổi dậy, hành động này sẽ bị coi là can thiệp vào chuyện nội bộ quốc gia và đẩy mối quan hệ giữa hai nước thêm phần căng thẳng.

Hiện nay, đứng đầu MNDAA là Bành Gia Thanh (84 tuổi), một người gốc Tứ Xuyên ở Trung Quốc. Nhóm phiến quân này hoạt động từ năm 1989 với mục tiêu lập một vùng tự trị dành cho người gốc Hoa ở Kokang. Các nguồn tin tình báo ước tính MNDAA có từ 1.500 - 2.000 tay súng.

MNDAA từng đạt thỏa thuận ngừng bắn với chính quyền Myanmar cho tới năm 2009. Phía Myanmar cho rằng có thể Bành Gia Thanh đã lẩn trốn ở tỉnh Vân Nam và được chính quyền Vân Nam đảm bảo an toàn, để rồi trở về Kokang vào tháng Hai năm nay, khiến giao tranh bùng nổ. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới. 

MINH THU (lược dịch)

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.