Lật tẩy các chiêu biện bạch của Trung Quốc
Tuesday, May 19, 2015 7:52 AM GMT+7
(Petrotimes) - Trước đây, sau khi bị láng giềng và cộng đồng quốc tế chỉ trích, lên án về các hành vi, quyết định của mình, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp biển đảo, Trung Quốc thường phản ứng ngay và dùng những ngôn từ gay gắt để đáp trả, kiểu “lãnh thổ (mà Trung Quốc cho là) của Trung Quốc, Trung Quốc muốn làm gì thì làm, nước ngoài không có quyền can thiệp”. Nhưng gần đây, Bắc Kinh đã đổi giọng và “sáng tác” ra những luận điệu biện bạch “khác thường”, đặc biệt thường nhấn mạnh đến cái gọi là “trách nhiệm quốc tế” mà một nước “to” như Trung Quốc đang phải gánh.


Hoạt động cải tạo, bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế

Điển hình là việc biện hộ cho dự án xây dựng, cải tạo, bồi đắp đảo nhân tạo ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang tiến hành trái phép. Kế hoạch này của Bắc Kinh đã nhiều lần “nóng gáy” vì bị láng giềng phản đối, cộng đồng quốc tế chỉ trích và rung chuông cảnh báo về các mưu đồ lập vùng cấm bay, khống chế khu vực cả trên không và trên biển, đe dọa an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.

Tại hội nghị trực tuyến với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã giải thích rằng: Các cơ sở mà Trung Quốc đang xây dựng, cải tạo trái phép ở Biển Đông, “sẽ giúp cải thiện khả năng thực hiện các dịch vụ công cộng tại vùng biển này, như dự báo khí tượng, nghiên cứu hải dương và cứu nạn, làm tròn các nghĩa vụ quốc tế để duy trì an ninh tại hải phận quốc tế”.

Thậm chí, ông Ngô Thắng Lợi còn tỏ ý sẵn sàng “mời” Mỹ và các nước khác sử dụng các “cơ sở dân sự” mà Bắc Kinh đang kiểm soát và xây dựng trái phép để dự báo thời tiết và tìm kiếm cứu nạn “khi điều kiện cho phép”.

Nghe thì có vẻ mục đích của Trung Quốc khi thực thi các dự án gây tranh cãi này rất “trong sáng”, nhưng kỳ thực, trong các tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngoài nhắc đến các mục đích “cao cả” trên, đều không quên “chèn” một cái lý do “bất di bất dịch” nữa: đó là bảo vệ cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ và các quyền hải dương” của nước này.

Đương nhiên, Mỹ cũng không dễ dàng rơi vào “bẫy mật ngọt” của Trung Quốc như vậy. Ngày 1/5/2015, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke không những thẳng thừng bác bỏ đề xuất của Trung Quốc trong việc cùng sử dụng những cơ sở đang xây dựng trên Biển Đông, mà còn yêu cầu Bắc Kinh phải ngừng ngay mọi hoạt động cải tạo đất hiện nay ở khu vực này để hạ nhiệt căng thẳng. Trước đó, Washington đã nhiều lần nhắc nhở Bắc Kinh làm rõ yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, đồng thời chỉ trích các hành vi cứng rắn, “bắt nạt” láng giềng, hòng củng cố các đòi hỏi chủ quyền phi lý và quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Gần đây nhất, Bắc Kinh lại “diễn” tiếp về cái gọi là “trách nhiệm quốc tế”. Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối và bác bỏ việc chính quyền nhân dân thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ra thông báo “Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của Thành phố Hải Khẩu năm 2015”, trong đó cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h00 ngày 16/5/2015 đến 12h00 ngày 1/8/2015 trong phạm vi vùng biển từ 12o vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ), Trung Quốc đã có những biện bạch như sau:

"Nhiều năm qua, cơ quan chủ quản Trung Quốc luôn thực thi mùa nghỉ đánh bắt trên Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông - PV). Đây không những là biện pháp quản lý hành chính chính đáng nhằm bảo vệ tài nguyên biển, đồng thời cũng là biện pháp nhằm làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo hôm 18/5/2015.

Có lẽ, Trung Quốc đã tự ý thức được mình là một “nước lớn” và đã là nước lớn thì phải có trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế. Chỉ có điều, Bắc Kinh đã tùy tiện sử dụng những mỹ từ này để biện hộ cho các hành vi bị chỉ trích là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các cam kết mà bản thân nước này đã ký với ASEAN.

Linh Phương

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
NATO: Luẩn quẩn
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.