Quyết theo kiện Trung Quốc đến cùng
Thursday, July 16, 2015 9:17 AM GMT+7
Theo tờ Phil Star và Rappler của Philippines, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan đã cho phép Manila, theo đó phiên điều trần thứ 2 bắt đầu lúc 10h00 ngày 13-7 (theo giờ địa phương).

Theo phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte cho biết, Manila đã chuẩn bị đầy đủ để trả lời một cách tốt nhất những câu hỏi của PCA trong phiên điều trần thứ 2.

Dự kiến, PCA sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện trong vòng 90 ngày và Manila hy vọng sẽ nhận được phán quyết có lợi cho mình.

Theo tờ Nihon Keizai Shimbun, việc Manila quyết định tạm không ký thỏa thuận thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu bởi Biển Đông “đè nặng đôi vai”.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (giữa) trong buổi điều trần hôm 8-7

Tại phiên điều trần đầu tiên hôm 7 và 8-7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định, cái gọi là “đường lưỡi bò” (căn cứ vào một tấm bản đồ cũ do Trung Quốc sử dụng) không có bất cứ cơ sở nào theo luật pháp quốc tế. Đồng thời cảnh báo “sự vẹn toàn” của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đang  bị đe dọa và cần sử dụng văn kiện pháp lý này để giải quyết tranh chấp biển đảo gay gắt giữa Philippines và Trung Quốc.

Ông Albert del Rosario cho rằng, quan điểm và cách hành xử của Trung Quốc đang ngày càng hiếu chiến và làm đảo lộn tình hình. Và dư luận gọi đó là chiến lược “lát cắt Salami”- Đi từng bước nhỏ, mỗi bước nằm trong giới hạn vừa đủ để không kích hoạt khủng hoảng, nhưng khi ghép các bước nhỏ lại với nhau sẽ thấy rằng, Trung Quốc đang cố tìm cách củng cố kiểm soát Biển Đông trên thực tế.

Ngoại trưởng Philippines cho biết, Manila quyết theo đuổi vụ kiện “đường lưỡi bò” bởi UNCLOS có các điều khoản cho phép một nước nhỏ có thể buộc một nước lớn dừng hành động xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực dựa trên nền tảng công bằng, với sự tin tưởng về một phán quyết mà luật lệ sẽ chiến thắng vũ lực, lý lẽ không thể được quyết định bởi sức mạnh cơ bắp.

Và Manila yêu cầu PCA ra phán quyết khẳng định, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đòi chiếm gần trọn Biển Đông là vô lý và phi pháp. Theo ông Albert del Rosario, “đường lưỡi bò” không có cơ sở theo luật pháp quốc tế và Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi cản trở Philippines thực hiện quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán và làm tổn hại môi trường biển bằng cách phá hủy các rạn san hô ở Biển Đông…

Theo tờ The Philippine Star, Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và cho rằng, PCA không có quyền phán quyết theo UNCLOS, vì vụ việc liên quan đến chủ quyền và phân định biển. Nhưng tại PCA, đại diện của Philippines khẳng định, họ không yêu cầu toà đưa ra phán quyết về phương diện chủ quyền lãnh thổ và phân định biển trong tranh chấp giữa Manila với Bắc Kinh ở Biển Đông, mà chỉ muốn làm rõ những quyền về biển của nước này ở Biển Đông, và đây là vấn đề PCA có quyền phán quyết.

Trưởng đoàn luật sư biện hộ cho Philippines Paul Reichler và giáo sư luật người Anh Philippe Sands đã trình bày những luận cứ cho thấy, PCA có quyền phán quyết đối với vụ kiện theo UNCLOS. Philippines cũng cảnh báo, Trung Quốc không được coi thường UNCLOS.

Người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino, ông Herminio Coloma từng tuyên bố, việc tạm dừng sửa chữa phi đạo ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bởi Manila muốn tuân thủ nguyên tắc “giữ nguyên trạng tại các khu vực liên quan” khi theo đuổi vụ kiện “đường lưỡi bò” tại PCA. Trong khi đó, khi phát biểu với giới truyền thông Philippines, Đại sứ Trung Quốc tại Manila, ông Triệu Giám Hoa phủ nhận việc Bắc Kinh muốn Manila ngừng vụ kiện như một “điều kiện tiên quyết” cho các cuộc đàm phán song phương về vấn đề Biển Đông.

Trước đó (29-6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) từng cáo buộc Philippines truyền bá thông tin sai lệch về tranh chấp Biển Đông, sau khi Manila phát sóng một phim tài liệu gồm ba phần để bảo vệ lập trường của mình về vụ kiện “đường lưỡi bò”.

Ngày 2-7, trang mạng InterAksyon của kênh truyền hình TV5 (Philippines) cho biết, Phó đô đốc Alexander Lopez, Tư lệnh Quân đội Philippines phụ trách khu vực Biển Đông, coi mạng xã hội là kênh tuyên truyền tốt về chủ quyền của Philippines và cho rằng, Manila nên khuyến khích dân chúng lên mạng chia sẻ về vấn đề này.

Theo nhận định của ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, quá trình tranh tụng về thẩm quyền của PCA nhiều khả năng sẽ khiến phán quyết cuối cùng của tòa án bị trì hoãn từ 6 tới 12 tháng, thậm chí đến khi nhiệm kỳ của Tổng thống Phillipines Benigno Aquino kết thúc vào tháng 6 năm sau.

Còn theo Giáo sư Carl Thayer đến từ Trường đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia, PCA sẽ gặp thách thức về mặt pháp lý, nhưng nếu họ can đảm và đưa ra những quyết định khó khăn thì lại là một vấn đề khác.

Ông Carl Thayer cho rằng, vụ kiện mang ý nghĩa là một trắc nghiệm pháp lý đối với lập trường của Trung Quốc bởi kể cả khi PCA ra phán quyết trong vụ kiện, nhưng cũng không có việc cưỡng ép thực thi phán quyết đó

Ngày 9-7, tờ Yomiuri Shimbun đăng bài “Nhật - Mỹ - Ấn sẽ tổ chức huấn luyện liên hợp ở Ấn Độ Dương kiềm chế Trung Quốc”. Được biết, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ cử tàu hộ vệ và máy bay tuần tra tham gia huấn luyện liên hợp lần này.

Cũng trong ngày 9-7, tờ Nihon Keizai Shimbun đăng bài “Nhật Bản sẽ lập các liên đội cơ động khẩn cấp ở Kumanoto và Kagawa” để ứng phó linh hoạt với các tình trạng Tokyo bị tấn công vũ lực.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ mua khoảng 40 xe chiến đấu cơ động có hỏa lực như xe tăng. Và để triển khai khẩn cấp lực lượng ở các đảo nhỏ bị tấn công, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có kế hoạch biên chế lại 7/15 sư đoàn/lữ đoàn thành “sư đoàn cơ động” và “lữ đoàn cơ động”, và “liên đội cơ động khẩn cấp” có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải và máy bay trực thăng.

Dự tính, trong năm tài khóa 2016, Tokyo sẽ lập mới các liên đội cơ động khẩn cấp khoảng 800 quân ở Sư đoàn 8 (thành phố Kumamoto) và Lữ đoàn 14 (thành phố Zentsu, tỉnh Kagawa). Sư đoàn 6 (thành phố Higashine, tỉnh Yamagata) và Lữ đoàn 12 (huyện Kunugi, tỉnh Gunma) cũng sẽ bố trí tương tự.

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.