Liệu có xảy ra một cuộc Chiến tranh lạnh mới ở Bắc Cực?
Tuesday, August 11, 2015 4:40 PM GMT+7
Hiện tại, các nước phương Tây và Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động chống lại Nga, chuẩn bị dư luận quốc tế cho một cuộc chạy đua vũ trang mới ở vùng Bắc Cực.
Tổng thống Vladimir Putin giao chỉ huy của Hạm đội Biển Bắc Vladimir Korolev tăng cường quốc phòng tại khu vực Bắc Cực. Ảnh: RIA Novosti

Mỹ và NATO đang tăng cường sức mạnh quân sự nhằm chống lại Nga. Hôm qua, Đô đốc Paul Zukunft - Chỉ huy Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết, hành động “quân sự hóa” khu vực Bắc Cực của Nga, nổi trội là việc thành lập hạm đội tàu phá băng đã thôi thúc Mỹ có động thái đáp trả. Tư lệnh lực lượng đồng minh NATO ở Châu Âu Philip Breedlove trong chuyến thăm Helsinki gần đây đã kêu gọi các nước trong khu vực rà soát lại khả năng chiến đấu đề phòng các mối đe dọa đến từ Nga.

Thực tế, Bộ quốc phòng Nga công khai củng cố hệ thống quân sự và cơ sở hạ tầng cho quân đội tại Bắc Cực. Theo một số nguồn tin, khả năng chiến đấu của quân đội Nga tại khu vực này vẫn còn thua xa so với lực lượng quân sự Mỹ và NATO.

Đô đốc Vladimir Korolev - Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc cho biết, nửa đầu năm nay Hạm đội Biển Bắc hoạt động như là một Bộ tư lệnh chiến lược của Nga (OSK). Các tàu ngầm hạt nhân tối tân lớp Borey và Yasen cũng tham gia vào lực lượng chiến đấu làm tăng đáng kể tiềm năng quân sự của Hạm đội này. Lực lượng phòng không và không quân thuộc Hạm đội cũng được thành lập. Quân đội Nga đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng lớn ở phía Bắc khu Bắc Cực (trải dài từ quần đảo Franz Josef Land đến quần đảo New Siberia). Các động thái này của Nga đã đe dọa đến lợi ích chiến lược của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặc biệt là Mỹ tại khu vực này.

Gần đây, Nga đã nộp đơn đề nghị Liên Hợp Quốc tái xét hồ sơ đăng ký mở rộng giới hạn thềm lục địa ở Bắc Cực do sự kết nối dãy núi ngầm Lomonosov và các kiến tạo khác có tính chất lục địa tự nhiên dưới đáy Bắc Băng Dương. Hồ sơ đăng ký lần đầu tiên của Nga vào năm 2001 bị bác bỏ do sự can thiệp của Mỹ. Đáng chú ý, Nga đang tiến hành hiện đại hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự dọc theo tuyến đường hàng hải phương Bắc (NSR) – con đường ngắn nhất vận chuyển hàng hóa từ Châu Âu sang Châu Á hiện nay. Liên quan tới hành động quân sự hóa Bắc Cực của Nga, Đô đốc Paul Zukunft đã nhấn mạnh, Mỹ cần phải  có đội tàu phá băng tân tiến tại khu vực này. Và Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ chịu trách nhiệm chế tạo chúng.

Vài năm trước, Mỹ đã thông qua dự luật chế tạo tàu phá băng hạt nhân, hỗ trợ hoạt động quân sự của quốc gia này tại khu vực Bắc Cực. Trong tài liệu tham khảo của dự luật có nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ của Lực lượng bảo vệ bờ biến Mỹ là hỗ trợ quốc gia bảo vệ lợi ích của mình ở Bắc Cực. Mỹ phải tập trung cả lực lượng hải quân và không quân tại khu vực này với quy mô lớn đủ để phòng ngừa và ứng phó với mọi tình huống bất ngờ và thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của mình.

Hiện tại, Nga đang vượt trội so với Mỹ về số lượng tàu phá băng hoạt động tại Bắc Cực. Nhưng Mỹ và Canada lại hợp tác với nhau thành lập Ủy ban liên hợp thường trực quốc phòng (POSO) sử dụng cả 2 loại tàu thông thường và tàu chiến (gồm cả tàu phá băng) trong khu vực này. Ngoài POSO, Mỹ và Canada còn phối hợp thành lập Bộ tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) chịu trách nhiệm đưa ra các cảnh báo về hàng không.

Tàu phá băng của Hải quân Nga

Trong khuôn khổ hợp tác NORAD, Mỹ và Canada tăng cường hoạt động của hệ thống phòng không nhằm ngăn chặn các hoạt động tuần tra của Lực lượng không quân chiến lược Nga tại Bắc Cực và vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Hai quốc gia này liên tục tiến hành các cuộc tập trận hải quân. Đặc biệt là hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều ở biển Barents. Các tàu ngầm hạt nhân cùng với tàu phá băng là vũ khí chính của Hải quân Mỹ ở Bắc Cực.

Từ năm 2011, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu việc sử dụng tàu ngầm hạt nhân dưới lớp băng dày, cách phóng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái từ tàu ngầm hạt nhân để giám sát khu vực Bắc Cực và thực hiện các nhiệm vụ khác. Kinh phí cho công trình nghiên cứu này (thực hiện từ 2012 đến 2016) lên tới 5 tỷ USD. Con số này tương đương với số chi ngân sách hàng năm của Hải quân Nga cho toàn hạm đội tàu ngầm của mình.

Chuyên gia phân tích của Viện nghiên cứu chiến lược Nga Vyacheslav Kholodkov cho rằng, năm 2009 Na Uy đã công bố một báo cáo về dự án Hiệp ước phòng thủ Bắc Âu để thành lập một liên minh NATO thu nhỏ tại Scandinavia và Bắc Cực. Đây sẽ là một liên minh hợp tác về: quân sự; biên phòng; tình báo; có chung trung tâm phòng thủ mạng, chống lại các cuộc tấn công không gian mạng cũng như các hệ thống điều phối quân sự ở khu vực Bắc Cực.

Bản báo cáo quy định rõ ràng, Hiệp ước phòng thủ Bắc Âu là phản ứng của các nước Bắc Âu đối với hành động khai phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga ở thềm Cực Bắc. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong chuyến thăm Na Uy tháng trước đã nhấn mạnh : “Sự hiện diện của NATO ở khu vực Bắc Cực hiện nay là hết sức cần thiết”. Theo Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga Anatoly Antonov, hoạt động cũng như tiềm năng quân sự của NATO (cả ở khu Cực Bắc) mạnh hơn Nga rất nhiều.

Hiện tại, các nước phương Tây và Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá Nga, chuẩn bị dư luận quốc tế cho một cuộc chạy đua vũ trang mới ở vùng Bắc Cực. Về vấn đề này, đại diện của Nga tại NATO Alexander Grushko cho biết, việc biến Bắc Cực thành khu vực đối đầu về quân sự không đem lại lợi ích cho các quốc gia trong vùng. Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi sự hợp tác mang tính xây dựng và vì hòa bình chung từ các quốc gia trong khu vực này.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Độc lập, một trong những tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất tại Nga.

Đức Dũng

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.