Thái Bình Dương, vùng biển không thái bình
Friday, October 30, 2015 2:13 PM GMT+7
Thập niên 50, Thái Bình Dương liên tục oằn mình với những lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân và nay đại dương này lại dậy sóng với những yêu sách phi lý của Trung Quốc từ Biển Đông.
a
Một góc Thái Bình Dương nhìn từ Hawaii. Ảnh: National Geographic 

Theo National Geographic, năm 1520, sau khi sống sót qua những ngày biển động, Ferdinand Magellan, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, tiến vào vùng biển rộng lớn và yên tĩnh và ông đã đặt tên cho nó là “Thái Bình Dương”.

Nhưng trong những năm gần đây, Thái Bình Dương đã trở thành đại dương không thái bình khi một Trung Quốc đang trỗi dậy và triển khai sức mạnh hải quân trên khắp Biển Đông. 

Trong cuốn sách “Pacific” của tác giả Simon Winchester mô tả rằng, Thái Bình Dương là nơi của những con chip silicon, trò chơi lướt sóng, những rạn san hô, bom nguyên tử và các xung đột sắp xảy ra giữa các siêu cường.

Thái Bình Dương có diện tích mặt nước khoảng 165,75 triệu km2. Bạn có thể đặt tất cả các đại dương và châu lục khác vào trong đó. Nó có hàng nghìn đảo và nhóm đảo và là nơi hội tụ Đông – Tây theo đúng nghĩa. Đây cũng là con đường mà các dân tộc phương Tây di chuyển đến châu Mỹ và va chạm với các dân tộc phương Đông.

Khu vực này trở thành một điểm nóng, một nơi gặp gỡ giữa những người di cư và tạo nên một vòng tròn rắc rối liên quan đến chủng tộc và tôn giáo. Nhà thơ Robinson Jeffers từng ví von rằng, Thái Bình Dương là “con mắt không ngủ của trái đất”, bởi nếu bạn quan sát trái đất từ bên ngoài không gian sẽ thấy đại dương này có màu xanh biếc.

Nơi thử nghiệm vũ khí hủy diệt hàng loạt

a
Một vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử của Mỹ trên đảo Bikini thuộc quần đảo Marshall, Thái Bình Dương. Ảnh: AP

Vốn mang tên Thái Bình Dương, nhưng thực tế đại dương này chưa bao giờ được bình yên. Trong những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, Mỹ quyết định đẩy mạnh tốc độ phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Họ cần một nơi để thử nghiệm, Thái Bình Dương trở thành lựa chọn hợp lý vì họ có chủ quyền thực dân trên diện tích rộng lớn với những vùng biển gần như trống rỗng.

Họ cần một hòn đảo có ít người và diện tích tương đương với một sân bay, nơi họ có thể thả xuống những vũ khí có sức mạnh khủng khiếp. Đảo Bikini cách khoảng 400 km về phía bắc sân bay trên đảo Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall được lựa chọn làm nơi thử nghiệm vũ khí.

Quân đội Mỹ đã sử dụng những chiêu thuật lừa người dân rời bỏ đảo. Sau đó, Mỹ đã ném xuống hòn đảo này  khoảng 25 vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch lớn nhất của Mỹ là Castle Bravo vào tháng 3/1954.

Những vụ thử nghiệm biến hòn đảo xinh đẹp trở thành vùng đất chết và rất nhiều cư dân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng bởi phóng xạ. Ngày nay “Bikini” là tên của trang phục áo tắm 2 mảnh hấp dẫn dành cho phụ nữ, nhưng ở Thái Bình Dương, nó là cái tên của một “vùng đất chết”.

Không chỉ người Mỹ, Anh mà cả người Pháp cũng lấy vùng biển này làm nơi thử nghiệm vũ khí hủy diệt hàng loạt khiến khu vực này ngập chìm trong phóng xạ. Bên cạnh đó, việc khai thác mỏ dưới đáy biển gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, rất nhiều loại động vật hoang dã đã tuyệt chủng.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những vụ thử hạt nhân trên vùng biển không còn diễn ra với mật độ dày đặc như trước. Người ta bắt đầu kỳ vọng về một Thái Bình Dương yên bình như tên gọi của nó.

Thái Bình Dương lại dậy sóng từ Biển Đông
a
Hoạt động bồi lấp trái phép của Trung Quốc trên đá Chữ Thập (ảnh) và 6 điểm khác đang đe dọa hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Ảnh: Getty Image

Biển Đông, một trong những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất thế giới, nơi có lượng lớn dầu mỏ từ Arab đến Nhật Bản và các nước châu Á khác. Có những ý kiến cho rằng, tự do thương mại sẽ không bao giờ bị ngăn chặn. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bồi lấp hàng chục hòn đảo nhỏ và các rạn san hô trên khắp vùng Biển Đông. Gần đây, Bắc Kinh tiến hành bồi lấp, xây dựng bến cảng, đường băng và tuyên bố chủ quyền đối với những đảo nhân tạo này.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, các đảo nhân tạo, rạn san hô ngập dưới thủy triều không có vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh. Do đó, Mỹ đã điều động tàu chiến, máy bay đi qua vùng 12 hải lý để phủ nhận yêu sách phi lý của Trung Quốc. 

Việc Washington điều động tàu chiến và máy bay vào Biển Đông vấp phải sự phản đối kịch liệt của Bắc Kinh. Trong 2 năm qua, ít nhất 3 lần xảy ra sự số giữa tàu chiến, máy bay của Mỹ và Trung Quốc. Các vụ việc đã được giải quyết một cách hòa bình, nhưng về lý thuyết nếu xảy ra sự cố ngoài ý muốn có thể dẫn đến xung đột.

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hà Lan hôm qua cũng tuyên bố họ có thẩm quyền xét xử tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông theo đơn kiện của Manila. Việc xử lý tranh chấp qua con đường luật pháp quốc tế và con đường ngoại giao nhằm tránh các sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên, những căng thẳng thời gian gần đây khiến khu vực Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.