Hà Nội-Matxcơva vang khúc ca hào hùng, tha thiết
27 Tháng Mười 2011 9:03 SA GMT+7
Thế hệ những người Việt Nam đã học tập, lao động ở nước Nga và bao người yêu mến nước Nga sẽ được bồi hồi sống lại một “thời thanh niên sôi sổi” với chương trình cầu truyền hình Hà Nội-Matxcơva mang tên “Bài ca chiến thắng” vào tối 31/10/2011 trên kênh VTV3 và VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình kỷ niệm sự kiện ngày 7/11/1941. Nhớ lại kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, một cuộc duyệt binh đặc biệt đã được tổ chức bất chấp quân phát xít Đức đang ở cửa ngõ Matxcơva. Từ Quảng trường Đỏ, các binh chủng của Hồng quân trong trang phục và vũ khí chiến đấu tiến thẳng ra mặt trận...

 

Chương trình lớn nhất của năm

Trong cuộc họp báo chiều 25/10/2011, nhà báo Lại Văn Sâm, Trưởng ban Thể thao, Giải trí và Thông tin kinh tế, tổng đạo diễn của toàn bộ chương trình cho biết dự kiến Cầu truyền hình sẽ diễn ra trong khoảng 3 giờ, được truyền hình trực tiếp bắt đầu từ 20h ngày 31/10/2011.


Điểm cầu tại Hà Nội sẽ là Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Trong khi đó, tại xứ sở bạch dương, điểm cầu được chọn là Trung tâm biểu diễn nghệ thuật của khách sạn Kosmos, thủ đô Matxcơva. Về nội dung của chương trình, nhà báo Lại Văn Sâm cho hay cầu truyền hình “Bài ca chiến thắng” không phải là một chương trình chính luận tái hiện lịch sử mà được xây dựng theo hướng một chương trình nghệ thuật đặc sắc.


“Tất cả những dữ liệu liên quan tới cuộc chiến tranh này, về đất nước, về những thành phố, về những sự kiện và đặc biệt là về số phận và tình yêu của con người nước Nga trong chiến tranh qua những bài hát Nga, giai điệu Nga sẽ đến cùng khán giả,” nhà báo Lại Văn Sâm khẳng định.

Ngoài các ca khúc chọn lọc và giàu ý nghĩa, Cầu truyền hình Hà Nội-Matxcơva cũng sẽ đưa khán giả gặp gỡ với những nhân chứng lịch sử qua những phóng sự đặc sắc được thực hiện ngay tại nước Nga, khám phá những địa danh gắn liền với cuộc chiến tranh vĩ đại kéo dài 1.418 ngày đêm, những câu chuyện tình yêu đầy cảm động của những người lính Nga và hiểu thêm về chân dung của những người lính Việt Nam tham gia cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của người Nga.

Theo tiết lộ của nhà báo Lại Văn Sâm thì trong cuộc chiến tranh vệ quốc có 11 người Việt Nam tham gia. Nhưng sau đó chỉ xác định được danh tính của 5 người. Ông nói: "Khi thực hiện chương trình này chúng tôi đều cố gắng tìm lại họ hoặc người thân của họ và cuối cùng chỉ gặp được chị Phượng - con gái ông Lý Phú San.”


Đây là một trong những chương trình lớn nhất trong năm của Đài truyền hình Việt Nam. Chương trình có tất cả 16 ca khúc trong đó toàn bộ ca khúc biểu diễn ở đầu cầu Mátxcơva đều do Dàn nhạc Trung ương, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thực hiện theo yêu cầu của phía Đài Truyền hình Việt Nam.


Tại Hà Nội, những bài hát Nga sẽ vang lên ấm áp. NSND Trung Kiên sẽ hát bài ca Nga nổi tiếng “Chim họa mi” với lời nhắn nhủ đầy xúc động được nhà báo Lại Văn Sâm tạm dịch là: “Chim họa mi hãy ngưng hót  để những người lính của chúng tôi ngủ yên.”

Cặp song ca Trọng Tấn, Đăng Dương sẽ thể hiện ca khúc “Giờ này anh ở đâu”, một nữ giảng viên đại học quốc tế được sinh ra ở nước Nga, nói và hát tiếng Nga rất hay sẽ hát ca khúc “Chiếc khăn tay màu xanh.” Và đặc biệt là các cháu thiếu nhi sẽ cùng hát vang bài “Cachiusa.” Những ca khúc này sẽ được dịch phụ đề để khán giả hiểu hơn về nội dung.

Bài hát tiếng Việt duy nhất trong chương trình là “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” (Doãn Nho). Theo tổng đạo điễn Lại Văn Sâm, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” có một sự tương đồng với bài về ba người lính xe tăng của nước Nga. Vốn cũng là một ca khúc được đón nhận nồng nhiệt ở nước bạn. Ca khúc gợi về chiến thắng của trận chiến tăng nổi tiếng thời cuộc chiến tranh thần thánh ở Liên xô (cũ)


Phần giao lưu của chương trình, tại đầu cầu Hà Nội sẽ là dịch giả Thuý Toàn và Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng. Tại đầu cầu Hà Nội, Nhà báo Lại Văn Sâm sẽ đảm nhận vai trò dẫn chuyện. “Vì đây là chương trình dành cho khán giả Việt Nam nên toàn bộ chương trình sẽ được nói bằng tiếng Việt” – Nhà báo Lại Văn Sâm nói.

MC cho sự kiện quan trọng này ở đầu cầu Matxcơva là tiến sĩ Colotop Vladimir, giám đốc khoa Hồ Chí Minh và Đông Phương học, trường Đại Học Saint Peterburg, chủ tịch Hội Hữu nghị Nga Việt. Ông là người rất hiểu văn hoá Việt và nói tiếng Việt rất tốt.

Nhớ “Thời thanh niên sôi nổi”…

Được biết, bài ca “Thời thanh niên sôi nổi” sẽ được hát vang bởi những người có mặt tại đầu cầu Hà Nội cùng “đồng ca” qua cầu truyền hình với những người bạn Nga hát bên đầu cầu Matxcơva.

Cũng theo ông Lại Văn Sâm, hiện nay có rất nhiều người Việt Nam từng lao động, học tập và sinh sống ở nước Nga đang nóng lòng muốn có mặt trong hội trường Cung hữu nghị Việt-Xô nhưng hội trường chỉ có hơn 1000 chỗ nên “mặc dù hiểu cảm xúc và tình yêu nước Nga của các bạn, tôi đành khuyên các bạn xem truyền hình,” ông Sâm nói.


Tổng đạo diễn chương trình, nhà báo Lại Văn Sâm khẳng định hơn hai phần ba số ca khúc được biểu diễn là những bài hát về chiến tranh của Nga lần đầu tiên phục vụ khán giả Việt Nam.

Đó là những ca khúc hào hùng mà thiết tha về thời chiến ở nước Nga. Các khán giả Việt Nam hay được nghe  và đã từng rất yêu thích các ca khúc Nga nổi tiếng như “Đôi bờ” “Chiều Matxcơva,” “Cây thùy dương,” “Cachiusa,”... thì trong chương trình này sẽ có cơ hội đón nhận nhiều bài ca rất hay khác của nước Nga.  

Trong cuộc họp báo, những người có mặt khá bất ngờ và xúc động khi Nhà báo, MC nổi tiếng Lại Văn Sâm đã có những tâm tình trải lòng về tình yêu của anh dành cho nước Nga. “Cả tuổi trẻ của tôi đã ở đó. Tôi đã học tập, lao động và sống ở Nga tất cả là 12 năm. Tôi đã lấy vợ và sinh con ở nước Nga.”


Ông còn kể say sưa về những trận quyết tử để cố thủ của con người Nga anh hùng trước quân Đức. Về cuốn nhật ký của cô bé 9 tuổi viết khi lần lượt từng người thân trong gia đình qua đời, tất cả mười mấy người và sau đó cuốn nhật ký bỏ dở vì ngay cả chủ nhân cũng không còn.

Trong chuyến khảo sát mới đây để thực hiện chương trình này, cùng các đồng nghiệp khác, nhà báo Lại Văn Sâm đã trở lại nước Nga sau 22 năm. Và ông chia sẻ đó là những năm “sống trong sợ hãi” khi nghĩ đến nước Nga là lo lắng những vụ khủng bố, những vụ trấn lột…

Và nhà báo Lại Văn Sâm đã vui mừng khuyến khích hãy đến, hãy trở lại xứ sở bạch dương vì tình hình đã ổn. Vẫn những con người hồn hậu, nước Nga nồng hậu, chân tình không khác bao nhiêu với "những ngày xưa yêu dấu" trong tâm trí của nhiều người Việt từng gắn bó với nước Nga./.

(Vietnam+)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.