Tiết lộ kế hoạch khổng lồ của Nga ở Bắc Cực
27 Tháng Mười 2011 9:24 SA GMT+7
Nga dự định xây dựng một thành phố siêu hiện đại ở một đảo băng nằm sâu trong vòng Bắc Cực. Đây là động thái mới nhất của Kremlin nhằm hậu thuẫn cho tuyên bố của Nga với nguồn dự trữ dầu và khí dồi dào dưới địa cực này. Được đặt tên là Umka, theo tên của một con gấu trắng - nhân vật hoạt hình được yêu thích ở Nga, thành phố này ban đầu sẽ chứa 5.000 người dưới một mái vòm khổng lồ, nhằm bảo vệ mọi người khỏi nhiệt độ -30 độC ở bên ngoài vào mùa đông.

"Thành phố này sẽ có tầm quan trọng chiến lược, là tiền đồn của Nga ở phía bắc", kiến trúc sư Valery Rzhevskiy, người trình bày quan điểm thiết kế lên Thủ tướng Putin để phê duyệt nói.

Các nguồn tin cho hay, thành phố này sẽ chứa cả binh sĩ, lực lượng biên phòng và nhân viên mật vụ cũng như các nhà khoa học, thám hiểm khi mà Moscow càng ngày càng nghiêm túc trong việc tuyên bố quyền lợi của mình với nguồn khoáng sản dồi dào ở Bắc Cực.

 

Tất cả những người lưu trú tại thành phố trên sẽ được hưởng một lối sống xa hoa, trong một môi trường có thể điều chỉnh nhiệt độ, gồm cả những thiết bị khiến cư dân của các thành phố khác phải ghen tị.

"Chúng tôi dự định xây ở đó cả phòng thí nghiệm, nhà cửa, công viên, khu vực dưới nước, các khách sạn và cả một nhà thờ. Dĩ nhiên, ở đây sẽ có các trường học, nhà trẻ, khu vực giải trí, một bệnh viện và nơi tập thể thao", Rzhevskiy nói. "Chúng tôi muốn những người sống và làm việc tại đây không nhận thấy rằng họ sống trong một không gian kín với thời tiết hung hãn của Bắc Cực ở bên ngoài".

Dự án đặc biệt trên, có bí danh là "thành phố kỳ diệu" sẽ được xây dựng với ngân sách hơn 5 tỷ USD tại hòn đảo xa xôi Kotelniy, thuộc quần đảo Novosibirsk, cách cực bắc 1,600 km, gần hơn bất kỳ thành phố nào của Nga. Gió mạnh khiến khu vực này trở thành một trong những nơi khó trú ngụ nhất trên hành tinh này, ngay cả vào mùa hè thì nhiệt độ ở đây vẫn dưới 0 độ.

Việc thiết kế thành phố Umka dựa trên bản vẽ của Trạm không gian quốc tế, song đó chỉ là so sánh về độ rộng lớn. Umka ngắn hơn trạm không gian quốc tế khoảng 1,6km và bề rộng thì kém 0,7km.

"Cho tới giờ, đó là dự án duy nhất trên thế giới có thời tiết nhân tạo và các thiết bị hỗ trợ cuộc sống, giống như trạm không gian. Umka không chỉ là một thế giới mới về mặt kiến trúc mà đó còn là nơi con người sinh sống. Chúng tôi đã dùng công nghệ về không gian và phi thuyền khi tạo ra nó". Valery Rzhevskiy, kiến trúc sư công trình này nói.

Điện cho thành phố này sẽ do một trạm điện hạt nhân nổi cung cấp. Việc cung cấp lương thực cũng rất thông minh. Thành phố sẽ tự cung hoàn toàn với việc nuôi cá và gia cầm, các nhà kính, một nhà máy chế biến lúa mì và làm bánh. Sẽ không có một tý rác thải nào vì thành phố sẽ có 2 nhà máy biến mọi thứ thành tro. Ở Umka sẽ có cả công nhân làm việc trong ngành khai mỏ và dầu, vốn chịu trách nhiệm thanh toán chi phí cho việc phát triển thành phố.

"Dự án này được thiết kế để có thể đứng vững trên mọi bề mặt, thậm chí là cả Mặt trăng nếu cần thiết", Rzhevskiy, một trong những kỹ sư hàng đầu của Nga nói.

Kế hoạch về thành phố băng, hiện thời chưa ấn định thời gian để bắt đầu, được công bố khi tất cả các quốc gia có dính tới nước của Bắc Cực đang đua nhau đòi Liên Hợp Quốc về quyền lợi khai thác khoáng sản dưới nước của mình.

Các quốc gia phương Tây đã tỏ ra bực tức khi nhà thám hiểm địa cực người Nga là Artur Chilingarov cắm cờ Nga xuống đáy biển Bắc Cực năm 2007. "Chúng tôi phải chứng minh rằng cực bắc là điểm mở rộng của đất Nga", Artur nói vào thời điểm đó.

Trong năm nay, một tổ chức cố vấn của Canada cảnh báo, chạy đua vũ trang có thể bắt đầu đồng thời bày tỏ lo ngại về mối đe dọa của xung đột.

Mỹ, Nga, Canada và Na Uy đều tăng cường sự hiện diện của hải quân ở vùng biển Bắc Cực trong bối cảnh có cảnh báo một cuộc chiến tranh lạnh có thể diễn ra.

Theo: vietnamnet
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.