Báo Philippines nghi tàu ngầm Trung Quốc gây ô nhiễm phóng xạ Biển Đông, báo Bắc Kinh đổ lỗi cho Mỹ
13 Tháng Mười Hai 2020 5:56 CH GMT+7
VietTimes – Báo chí Philippines ám chỉ các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã gây nên ô nhiễm phóng xạ ở Biển Đông gần Philippines; tuy nhiên truyền thông Trung Quốc phản bác, cho rằng thủ phạm là các tàu của quân đội Mỹ.

Theo trang tin Hồng Kông Dongfang ngày 13/12, các nhà nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Nghiên cứu Hạt nhân Philippines mới đây đã phát hiện ra hàm lượng phóng xạ ở vùng biển phía tây nước này đang ở mức cao mà chưa rõ nguyên nhân, gây nên sự chú ý của dư luận. Khi các phương tiện truyền thông của Philippines đưa tin về vụ việc, đã ám chỉ đến nguyên nhân là các hoạt động ngày càng tăng của các tàu ngầm hạt nhân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Biển Tây Philippines (tên người Philippines gọi Biển Đông) gây ra; tuy nhiên, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc đã phản bác, cho rằng đây rõ ràng là hậu quả xấu do các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ gây ra.

Báo Philippines cho rằng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc là thủ phạm gây nên ô nhiễm phóng xạ ở vùng biển thuộc Biển Đông ở phía Tây Philippines (Ảnh: Dongfang).

Báo Philippines cho rằng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc là thủ phạm gây nên ô nhiễm phóng xạ ở vùng biển thuộc Biển Đông ở phía Tây Philippines (Ảnh: Dongfang).

Các chuyên gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Viện nghiên cứu hạt nhân Philippines đã bất ngờ trước nồng độ phóng xạ đo được ở các rạn san hô trên Biển Đông. Những vị trí ghi nhận nồng độ cao nhất nằm gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm. Tờ Philstar của Philippines trích lời ông Carlo Arcilla, Giám đốc Viện nghiên cứu hạt nhân Philippines: "Chúng tôi không rõ nguyên nhân là gì và chuyện gì đã xảy ra tại các khu vực này". Nhóm nghiên cứu của ông Arcilla đã phát hiện ra Iodine-129 tại một số rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Tây Philippines. Điểm đáng chú ý là nồng độ Iodine-129 cao nhất trong những mẫu nước biển được lấy gần các thực thể đang bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép. Chất phóng xạ Iodine-129 mà Viện nghiên cứu hạt nhân của Philippines phát hiện lần này là nguyên tố phóng xạ có chu kỳ bán rã chỉ vài ngày. Theo các trang web khoa học phổ biến có liên quan, nó là sản phẩm của sự phân rã hạt nhân, thường được xuất hiện do các thí nghiệm hạt nhân và phản ứng hạt nhân. Do đó, nếu Philippines thực sự phát hiện nồng độ Iodine-129 vượt quá mức cho phép trong môi trường, nó thực sự là do hoạt động của con người mang lại.

Theo Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc, Biển Philippine là vùng biển mở nằm ở phía Tây nam của đảo Luzon của Philippines và phía tây bắc của đảo Đài Loan được nối với Biển Đông qua eo biển Balintang.

Chắc hẳn không ai đã cho nổ một quả bom hạt nhân ở Biển Philippines gần đây. Vậy, phản ứng đổ nước thải ra biển của ai? Bản thân Philippines cũng có nhà máy điện hạt nhân Bataan nhưng chưa vận hành bao giờ nên không thể là Iodine-129 của địa phương. Trong bản tin của báo Philippines đã ngầm đề xuất rằng “nghĩ đến các hoạt động ngày càng gia tăng của tàu Trung Quốc ở biển Tây Philippines…”, hàm ý cho rằng các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đang gây ô nhiễm.

Báo Philippines nghi tàu ngầm Trung Quốc gây ô nhiễm phóng xạ Biển Đông, báo Bắc Kinh đổ lỗi cho Mỹ ảnh 1

Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc cho rằng các tàu ngầm và tàu sân bay hạt nhân của Mỹ mới là thủ phạm gây ô nhiễm phóng xạ ở Biển Đông (Ảnh:

pinjuyuegou).

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc đại lục đã phản bác thông tin này. Thời báo Hoàn cầu ngày 12/12 viết: “Chúng ta có thể hiểu rằng dưới sự tẩy não và áp chế tạm thời của sức mạnh Mỹ, giới truyền thông Philippines hoàn toàn không dám đề cập đến sự thật: đây rõ ràng là hậu quả xấu xa của những con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ”. Báo này cho rằng, mặc dù Trung Quốc cũng sở hữu các tàu ngầm hạt nhân, nhưng chúng kém xa so với Mỹ về số lượng và cường độ hoạt động. Theo dữ liệu của "Viện nghiên cứu Hạt nhân" Mỹ, Hải quân PLA hiện chỉ có 10 tàu ngầm hạt nhân, một số phải sửa chữa, bảo trì, huấn luyện biển gần, dù tập trung tất cả các tàu đang trực ban tới một vùng biển thì cũng chả có được mấy hạm tàu. lượng xả thải ra cũng “không đáng là bao”. Trong khi đó, Hải quân Mỹ có tới hơn 70 tàu ngầm hạt nhân, cộng với các tàu sân bay lớp Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân với các lò phản ứng hạt nhân công suất lớn hơn và lượng chất thải ra nhiều hơn, "việc ai xả nhiều nước thải hơn khỏi cần nói cũng biết”.

Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc chỉ ra rằng, Iodine-129 có chu kỳ bán rã rất ngắn, do đó, các chất phóng xạ mà Philippines phát hiện thấy chắc chắn phải xảy ra gần đây, tức là trong năm 2020. Trong năm nay, Hải quân Mỹ điên cuồng khiêu khích Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, đồng thời câc nhóm tác chiến tàu sân bay và nhóm tàu tấn công đổ bộ đã hoạt động thường xuyên; khi bước vào mùa hè thu lại càng tấp nập. Ví dụ, Thời báo Hoàn cầu ngày 16/10 đã đưa tin, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã đi vào Biển Đông 4 lần trong năm 2020, tất cả đều đi qua Biển Philippines. Ngày 7/12, quân đội Mỹ đã điều tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island từ Biển Philippines vào Biển Đông.

Theo quy luật hoạt động của quân đội Mỹ, nơi có các tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ hoạt động, đều có các tàu ngầm hạt nhân hộ tống dưới nước. Cộng thêm việc các tàu ngầm hạt nhân thường hoạt động một mình và tiến hành trinh sát bí mật nên sự gia tăng mức độ bức xạ ở Biển Tây Philippines chắc chắn là hậu quả của các cuộc khiêu khích thường xuyên của quân đội Mỹ”.

Thời báo Hoàn cầu kết luận: “Chừng nào Hải quân Mỹ chưa ngừng hoạt động, thì việc làm sạch i-ốt 129 ở Biển Philippines sẽ không được giải quyết”.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.